• Không có kết quả nào được tìm thấy

RẰM THÁNG GIÊNG

II. Đọc – hiểu văn bản:

1.Đọc- chú thích a. Đọc

b. Chú thích: SGK 2.Kết cấu – bố cục

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt - PTBĐ: Miêu tả + biểu cảm - Bố cục: 2 phần

một số từ không dịch sát nghĩa

-> Ý tứ câu thơ bị thiếu hoặc sai, lạc, trong qu trình phn tích chng ta cần đối chiếu với nguyên tác.

GV yêu cầu HS đọc hai câu thơ đầu

?Hai câu đầu miêu tả cảnh gì? trăng đêm rằm tháng giêng?

?Ánh trăng được m.tả trong một không gian, thời gian như thế nào?

- Không gian bát ngát tràn ngập ánh trăng

- Thời gian đêm xuân, đêm rằm tháng giêng là đêm tết nguyên tiêu hết sức thiêng liêng trong tâm thức của người VN, đêm rằm khởi đầu cho 1 năm lại là đêm khởi đầu cho 4 mùa XHTĐ

?Ánh trăng đã soi sáng một cảnh tượng như thế nào ở câu thơ thứ hai

- sông nước bầu trời đêm xuân hòa trộn vào nhau

?So sánh giữa phiên âm và bản dịch em có nhận xét gì? (cái được và cái chưa được?)

+ Câu 1: - Dịch thơ: thêm từ lồng lộng -> gợi được không gian đặc biệt như mở ra khung cảnh trời cao, rộng trong trẻo nổi bật trên bầu trời là ánh trăng tràn đầy, toả sáng – Song lại bỏ đi chữ nguyên tiêu làm mờ đi, thiếu đi chỗ hay của nguyên tác. Đây không phải là rằm xuân chung chung mà là rằm tháng giêng hết sức thiêng liêng.

- Không dịch được: kim dạ, chính viên -> mất đi vẻ đẹp trăng rằm

+ Câu 2: vẽ không gian rộng, xa không giới hạn, con sông, mặt nước xuân tiếp giáp trời xuân -> sức xuân tràn ngập

+ Dịch mất chữ xuân trong xuân thuỷ, mất chữ tiếp thay bằng chữ lẫn . Bản dịch đã bỏ đi một chữ Xuân

?Qua cách tạo hình đó giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của đêm trăng rằm tháng giêng?

- Mở ra không gian cao rộng, mông mênh, tràn đầy ánh sáng và sức sống trong đêm nguyên tiêu.

+ Bầu trời, mặt nước, dòng sông như không có giới hạn.

+ Là dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời xuân tươi đẹp, trong sáng của mùa xuân, tháng đầu tiên của năm- đang tràn ngập cả đất trời.

- Cách miêu tả: chỉ chú ý đến toàn cảnh, không miêu tả cụ thể, chi li màu sắc, đường nét.

3.Phân tích:

a.Hai câu thơ đầu:

- Không gian cao, rộng, bát ngát tràn đầy ánh trăng, tràn ngập sức sống của mùa xuân.

?Em cảm nhận được cảm xúc nào của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ấy?

- nồng nàn, thiết tha với vẻ đẹp thiên nhiên

*HS đọc hai câu cuối

?Hai câu cuối miêu tả cảnh gì?

- Con người đang làm việc giữa đêm trăng

?Em hiểu như thế nào về chi tiết “bàn việc quân”?

- Bàn công việc kháng chiến chống Pháp lúc này rất khẩn trương-> là bàn về việc sinh tử của đất nước-> Gv nói thêm về tình hính đất nước lúc bấy giờ

?Bác và các đồng chí bàn việc quân trong một không gian ntn?

- Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng

?Vì sao Bác phải bàn việc quân trong không gian như vậy? Không gian đó gợi một hoàn cảnh kháng chiến ntn?

- Cần đảm bảo bí mật

- Khó khăn, nguy hiểm, khẩn trương.

=> hé mở cho người đọc cảm nhận đc cái không khí thời đại, không khí hội họp, luận bàn việc quân, việc nước rất bí mật, khẩn trương của Trung ương Đảng trong những năm tháng gay go đó.

?T/cảm nào của Bác được th/hiện trong chi tiết

“bàn việc quân”?

- lo toan công việc k/c.

- tình yêu cách mạng, yêu nước của Bác

?Câu thơ cuối “khuya về…” gợi trước mắt em một cảnh tượng ntn?

- con thuyền chở trăng và người kháng chiến đang lướt nhanh-> Không gian tràn ngập ánh trăng.

=> không gian lung linh huyền ảo, tràn ngập ánh trăng => thanh bình-> lãng mạn

GV: Câu kết sáng ngời và tràn trề, lai láng ánh trăng; lòng người ung dung, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

?Từ đó em thấy được mối quan hệ nào giữa người với cảnh vật?

- gắn bó hòa hợp

?Qua sự gắn bó hòa hợp ấy giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn của Bác?

- tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên luôn rộng mở hòa quyện trong tâm hồn Bác

?Qua bài thơ giúp em cảm nhận được nét đẹp

2. Hai câu cuối:

- Thể hiện tấm lòng lo toan công việc CM và tấm lòng yêu nước của Bác.

- Tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên luôn rộng mở hòa quyện trong tâm hồn Bác

=> Tâm hồn và phong thái của Bác: Lạc quan, ung dung, tự tại.

nào trong tâm hồn và phong thái của Bác?

HS đọc ghi nhớ.

*Điều chỉnh, bổ sung:

*Hoạt động 3: Tổng kết

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập - Phương pháp: khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian: 5 phút

GV hướng dẫn hs tổng kết

?Nét nghệ thuật nổi bật của hai bài thơ?

- Bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.

?Qua những nét nghệ thuật đó đó làm nổi bật nội dung gì của bài thơ?

HS đọc ghi nhớ.

*Điều chỉnh, bổ sung:

4. Tổng kết.

a. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt lời ít ý nhiều - Sức gợi hình gợi cảm của ngôn từ - Kết hợp miêu tả với biểu cảm b. Nội dung

- Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

c.Ghi nhớ: (Sgk/tr143)

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập - Phương pháp: Nêu vấn đề

- Thời gian: 3 phút

GV hướng dẫn hs làm bài tập THẢO LUẬN NHÓM

- Hình thức: Nhóm nhỏ

- Nội dung: Hai bài thơ: “Cảnh khuya; Rằm tháng giêng” đều mtả cảnh trăng ở chiến khu VB.

Em hãy n/xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng ntn?

- Thời gian: 3p

HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu HS thảo luận, báo cáo, nhận xét

GV nhận xt, chốt ý qua bảng chiếu

III. Luyện tập