• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bàn luận về các yếu tố liên quan đến sự cải thiện phân suất tống

Chương 4. BÀN LUẬN

4.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân sau

4.3.1. Bàn luận về các yếu tố liên quan đến sự cải thiện phân suất tống

bị các RL nhịp trên thất; nhóm chứng là 6 BN. Nhịp nhanh thất không bền bỉ gặp 3 trường hợp ở nhóm chứng, nhưng không gặp ở nhóm tế bào gốc.

Nguy cơ hình thành các khối u và ung thư là một trong những e ngại khi triển khai điều trị tế bào gốc. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, có 2 bệnh nhân trong nhóm tế bào gốc được phát hiện mắc ung thư sau đó, có 1 bệnh nhân ở nhóm chứng và sức khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Trên thế giới, các nghiên cứu về tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim không thấy có sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh ác tính này.

Cụ thể, một phân tích gộp của Shunging Zhang và cộng sự [120] trên 660 bệnh nhân từ 7 thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có sự khác biệt về xác suất mắc ung thư ở nhóm tế bào gốc hơn so với nhóm chứng với mức OR = 0,76 (95% CI: 0,17-3,44; p=0,12).

4.3. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU

một nghiên cứu gộp của 16 nghiên cứu, tác giả Delewi [85] và cộng sự đã cho thấy những bệnh nhân có EF ban đầu ≤ 40% có sự cải thiện EF rõ rệt hơn, tăng khoảng 5% so với nhóm có EF ban đầu > 40%. Giải thích cơ chế này là do ở những bệnh nhân có vùng nhồi máu cơ tim rộng và chức năng thất trái giảm nhiều lại có hiệu ứng cận tiết mạnh mẽ hơn ở nhóm có chức năng tim tốt hơn.

Hiệu ứng cận tiết được coi là cơ chế quan trọng nhất tạo ra hiệu quả của tế bào gốc [41]. Cơ tim vùng tổn thương sẽ tiết ra các chất tín hiệu như cytokin, chemokine, các yếu tố tăng trưởng (growth factors), exosome và các tiểu phân tử trong tuần hoàn (microparticles) ra các mô xung quanh. Điều này giúp hoạt hoá quá trình tân tạo bao gồm hoạt hoá các tế bào cơ tim gốc nội sinh, tân tạo mạch máu, ức chế quá trình tự chết của tế bào theo chương trình (apoptosis), tái cấu trúc chất nền ngoại bào (extracellular matrix). Kết quả, chức năng thất trái được cải thiện, cơ tim được sửa chữa [41] tốt hơn ở nhóm bệnh nhân không có hiệu ứng cận tiết mạnh mẽ .

Các nghiên cứu đã cho thấy chất lượng và số lượng của tế bào gốc tự thân sẽ giảm dần theo tuổi thọ của bệnh nhân. Tuổi ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tế bào gốc, càng có tuổi càng làm giảm khả năng hoá ứng động và tái tạo cơ quan đích. Delewi và cộng sự trong một phân tích tổng quan hệ thống từ kết quả của 16 nghiên cứu [85], cho thấy ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (<55 tuổi) thì sự cải thiện chức năng thất trái (sau khi được cấy ghép tế bào gốc tự thân) tăng đáng kể hơn so với nhóm bệnh nhân lớn tuổi.

Trước đây, người ta cho rằng các tế bào cơ tim là những tế bào trưởng thành, không còn khả năng phân chia hay biệt hóa, khi đã bị hoại tử thì chỉ còn lại mô xơ sẹo không còn chức năng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chứng minh có tồn tại những tế bào cơ tim gốc tồn tại ngay tại cơ tim,

trong một vài hoàn cảnh nhất định có thể tiếp tục phân chia, biệt hóa và trở thành các tế bào cơ tim trưởng thành nhưng với tỷ lệ thay thế cơ tim rất thấp khoảng 1%/năm khi ở độ tuổi 25 và giảm đi hơn nửa là 0,45%/năm khi chúng ta già đi (sau 75 tuổi) [16].

Để khắc phục vấn đề chất lượng và số lượng tế bào gốc giảm dần theo tuổi, một số đề xuất được đưa ra: 1) tăng lượng dịch tuỷ xương được thu gom giúp làm tăng số lượng tế bào gốc thành phẩm; 2) nuôi cấy tế bào gốc trong ống nghiệm với các yếu tố tăng trưởng; 3) truyền vào mạch vành số lượng tế bào gốc nhiều hơn; 4) kéo dài thời gian bơm bóng bít kín lòng mạch vành để tăng thời gian tiếp xúc giữa tế bào gốc và cơ tim hoại tử. Ngoài ra, các nhà khoa học của ngành y học tái tạo cũng đã nghiên cứu những “yếu tố giúp trẻ hoá tế bào” như Pim-1 kinase, NOTCH, telomerase và myocardin [121] giúp cải thiện chất lượng tế bào gốc thu được ở những bệnh nhân cao tuổi.

Những bệnh nhân có đa yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá có thể làm giảm hiệu quả của liệu pháp tế bào gốc do làm ảnh hưởng đến khả năng biểu hiện của tế bào gốc được đưa vào cũng như phản ứng của tế bào cơ tim nội tại với tế bào gốc ngoại lai.

Thời điểm tiêm tế bào gốc tối ưu được đề xuất là sau giai đoạn NMCT cấp từ 7-14 ngày. Sau 4-7 ngày, khi phản ứng viêm mạnh mẽ đã tạm ổn định, khiến tế bào gốc được đưa vào có khả năng làm tổ tốt hơn, các hiệu ứng cận tiết được hiệu quả hơn. Còn nếu sau 14 ngày, khi mà sẹo cơ tim đã hình thành thì lúc này hiệu quả tế bào gốc sẽ không còn rõ rệt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu về thời gian tối ưu để tiêm tế bào ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp chưa mang lại kết quả như mong đợi. Cụ thể, các nghiên cứu TIME, lateTIME [55] và gần đây là REGENERATE-AMI [56] đã không thể chứng minh lợi

ích của việc tiêm tế bào gốc sớm (3-7 ngày) và/hoặc muộn (2-3 tuần) trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp.

4.3.2. Bàn luận về các yếu tố liên quan đến biến cố tái nhập viện do suy