• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm chung của các thăm dò hình ảnh trong đánh giá hình thái

Chương 3. KẾT QUẢ

3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

3.1.3. Đặc điểm chung của các thăm dò hình ảnh trong đánh giá hình thái

3.1.3.1. Siêu âm tim

Bảng 3.3. Đặc điểm chung về đánh giá hình thái và chức năng thất trái trên siêu âm tim

Đặc điểm

Nhóm tế bào gốc (n=67) (x̄ ± SD)

Nhóm chứng (n=67) (x̄ ± SD)

p

Dd (mm) 50,87 ± 8,6 48,67 ± 6,48 0,10

Ds (mm) 35,04 ± 8,71 33,45 ± 6,93 0,24

Vd (ml) 122,99 ± 41,53 114,08 ± 36,50 0,19

Vs (ml) 59,15 ± 34,90 49,94 ± 25,17 0,08

%D 28,17 ± 8,39 30,87 ± 6,73 0,05

E/A 1,28 ± 0,49 1,41 ± 0,44 0,12

EF Simpson (%) 40,27 ± 6,41 41,70 ± 6,85 0,21 VLTTTr (mm) 9,15 ± 1,95 9,19 ± 2,062 0,92 VLTTTh (mm) 11,78 ± 2,42 12,27 ± 2,30 0,26 TSTTTTr (mm) 8,86 ± 1,49 9,03 ± 1,64 0,56 TSTTTTh (mm) 13,55 ± 2,45 13,98 ± 2,43 0,34

CSVĐV 1,30 ± 0,32 1,22 ± 0,15 0,10

Hở van hai lá nhẹ - vừa 12 (17,91%) 13 (19,40%) 0,82 Hở van ĐMC nhẹ - vừa 10 (14,92%) 11 (16,42%) 0,81 Tràn dịch màng tim 5 (7,46%) 7 (10,45%) 0,56

Nhận xét: các chỉ số đo đạc trên siêu âm tim giữa 2 nhóm gần tương đồng với p > 0,05.

3.1.3.2. Chụp buồng thất trái

Bảng 3.4. Đặc điểm chung về đánh giá hình thái và chức năng thất trái trên chụp buồng thất trái

Đặc điểm

Nhóm tế bào gốc (n=67) (x̄ ± SD)

Nhóm chứng (n=67) (x̄ ± SD)

p

LVEDV (ml) 123,78 ± 36,61 117,13 ± 30,85 0,26

LVESV (ml) 64,82 ± 33,89 63,63 ± 22,77 0,81

EF Simpson (%) 39,70 ± 7,16 41,33 ± 5,84 0,15 Nhận xét: các chỉ số đo đạc trên chụp buồng thất trái không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu.

3.1.3.3. Chụp cộng hưởng từ tim

Bảng 3.5. Đặc điểm chung về đánh giá hình thái và chức năng thất trái trên chụp cộng hưởng từ tim

Đặc điểm

Nhóm tế bào gốc (n=56) (x̄ ± SD)

Nhóm chứng (n=54) (x̄ ± SD)

p

LVEDD (mm) 52,73 ± 11,13 51,43 ± 6,20 0,45

LVESD (mm) 35,95 ± 8,37 34,74 ± 6,22 0,39

LVEDV (ml) 135,93 ± 57,58 118,37 ± 31,50 0,051

LVESV (ml) 73,61 ± 51,19 59,81 ± 40,21 0,06

EF Simpson (%) 40,21 ± 11,60 42,37 ± 5,84 0,22 Chỉ số điểm ngấm thuốc muộn 1,79 ± 0,61 1,84 ± 0,42 0,58 Chỉ số vận động vùng 1,53 ± 0,49 1,56 ± 0,33 0,65

Nhận xét: các thông số đo đạc trên MRI tim không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu với p>0,05.

3.1.3.4. So sánh trung bình EF giữa các phương pháp thăm dò hình ảnh Bảng 3.6. So sánh trung bình EF giữa các phương pháp thăm dò hình ảnh

Nhóm nghiên cứu

Trung bình EF trong

các phương pháp thăm dò hình ảnh (%) p

Nhóm tế bào gốc

Siêu âm tim 40,27 ± 6,41

MRI tim

40,21 ± 11,60 0,97 Chụp buồng tim

39,70 ± 7,16

MRI tim

40,21 ± 11,60 0,77

Nhóm chứng

Siêu âm tim 41,70 ± 6,85

MRI tim

42,37 ± 5,84 0,56 Chụp buồng tim

41,33 ± 5,84

MRI tim

42,37 ± 5,84 0,33 Nhận xét: Khi so sánh trung bình EF của siêu âm tim và chụp buồng thất trái với kết quả đánh giá trên MRI tim – được coi là tiêu chuẩn vàng thì cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

3.1.4. Kết quả thu gom dịch tuỷ xương

Mỗi đối tượng nghiên cứu được chọc hút 250 ml dịch tủy xương từ mào chậu, chống đông bằng Heparin (2500 đ.v Heparin pha trong 50 ml dung dịch nước muối sinh lý).

Kết quả không có bệnh nhân nào xảy ra tai biến liên quan đến gây tê tủy sống. Diến biến tại nơi lấy tủy xương: tất cả các bệnh nhân đều diễn biến thuận lợi, không có trường hợp nào bị tổn thương thần kinh hay mạch máu, nhiễm khuẩn, đau kéo dài tại nơi lấy dịch tủy xương.

Bảng 3.7. Các chỉ số tế bào của dịch tủy xương thu gom được

Chỉ số Đơn vị ± SD

n=67 Thể tích dịch tủy xương trước tách ml 300 ± 10 Số lượng Tế bào nhân trong dịch tủy xương G/L 14,94 ± 5,02

Tỷ lệ Tế bào đơn nhân % 37,81 ± 8,12

Tỷ lệ Bạch cầu trung tính % 63,19 ± 8,84

Số lượng Hồng cầu T/L 3,21 ± 0,49

Hemoglobin g/L 101,26 ± 14,01

Số lượng Tiểu cầu G/L 81,72 ± 43,08

Nhận xét: Chúng tôi lấy một thể tích dịch tuỷ xương chung cho tất cả 67 bệnh nhân là 250 ml với số lượng tế bào có nhân là 14,94 ± 5,02 G/L, bạch cầu đơn nhân (MNC) chiếm 37,81 ± 8,12%, số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố lần lượt là 3,21 ± 0,49 T/L, 101,26 ± 14,01 g/L.

Bảng 3.8. Tỷ lệ và số lượng tuyệt đối tế bào CD34 (+) trong dịch tủy xương thu gom được

Chỉ số Đơn vị ± SD

n=67

Tỷ lệ TB CD34(+) % 0,56 ± 0,23

Nồng độ TB CD34(+)/1ml dịch tủy xương x106 0,07 ± 0,05 Số lượng tế bào CD34(+) trong dịch tủy xương x106 20,04 ± 14,02

Nhận xét: Tỷ lệ tế bào CD 34 (+) trong 250 ml dịch tủy xương trước tách tế bào gốc ở 67 bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim là 0,56 ± 0,23 %, với tổng số tế bào CD 34 (+) là 20,04 ± 14,02 x 106

X

X

Bảng 3.9. Các chỉ số tế bào của khối tế bào gốc sản phẩm

Chỉ số Đơn vị ± SD

n=67

Thể tích khối tế bào gốc ml 10

Số lượng tế bào nhân trong khối tế bào

gốc sản phẩm G/L 65,12 ± 38,22

Tỷ lệ Tế bào đơn nhân % 69,65 ± 18,72

Tỷ lệ Bạch cầu trung tính % 30,35 ± 18,34

Số lượng Hồng cầu T/L 0,15 ± 0,09

Hemoglobin g/L 6,12 ± 4,25

Số lượng Tiểu cầu G/L 822,45 ± 414,33

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi thể tích khối tế bào gốc sản phẩm tách bằng máy tự động là 10 ml với số lượng tế bào có nhân là 65,12 ± 38,22 G/L. Trong khối tế bào gốc thành phần tế bào đơn nhân (MNC) chiếm đa số với 69,65 ± 18,72%. Số lượng hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu lần lượt là 0,15 ± 0,09 T/L, 6,12 ± 4,25 g/L và 822,45 ± 414,33 G/L.

Bảng 3.10. Tỷ lệ và số lượng tuyệt đối tế bào CD34 (+) trong khối tế bào gốc sản phẩm

Chỉ số Đơn vị ± SD

n=67

Tỷ lệ TB CD34(+) % 1,61 ± 0,94

Nồng độ TB CD34(+)/1ml khối TBG x106 0,98 ± 0,69 Số lượng tế bào CD34(+) trong khối TBG x106 9,84 ± 7,67

Tỷ lệ tế bào sống % 96,65 ± 4,86

X

X

Nhận xét: Tỷ lệ tế bào CD 34(+) trong khối tế bào là 1,61 ± 0,94 %.

Nồng độ trung bình CD34(+)/1ml khối tế bào gốc là 0,98 ± 0,69 x 106 với tổng số tế bào CD 34(+) của khối tế bào gốc là 89,84 ± 7,67 x 106. Tỷ lệ tế bào sống cao ≥ 50 %.

Bảng 3.11. Hiệu quả loại bỏ các tế bào Bạch cầu trung tính, hồng cầu, huyết sắc tố và tiểu cầucủa phương pháp tách chiết khối tế bào gốc bằng

máy tách tế bào tự động

Chỉ số Đơn vị ± SD

n=67 Tỷ lệ loại Bạch cầu trung tính % 91,72 ± 8,11

Tỷ lệ loại Hồng cầu % 99,79 ± 3,16

Tỷ lệ loại huyết sắc tố % 99,54 ± 1,45

Tỷ lệ loại tiểu cầu % 65,28 ± 25,77

Nhận xét: Khi tách bằng máy tách tế bào tự động tỷ lệ loại bỏ tế bào Bạch cầu trung tính là 91,72 ± 8,11%, tỷ lệ loại bỏ hồng cầu và huyết sắc tố > 99 %, tỷ lệ loại bỏ tiểu cầu là 65,28 ± 25,77%.

Bảng 3.12. Tỷ lệ giữ lại tế bào tế bào đơn nhân, tế bào CD 34 (+)

Chỉ số Đơn vị ± SD

n=67

Tỷ lệ giữ tế bào đơn nhân % 25,72 ± 13,41

Tỷ lệ giữ CD 34 (+) % 49,10 ± 23,49

Tăng CD 34 (+) trong 1ml Lần 14,06 ± 8,04

X

X

Nhận xét: Tỷ lệ giữ lại tế bào đơn nhân khi tách tế bào gốc từ dịch tủy xương là 25,72 ± 13,41%. Tỷ lệ giữ lại tế bào CD 34 (+) là 49,10 ± 23,49%, số lượng tế bào CD 34 + tăng trong 1ml là 14,06 ± 8,04 lần.

3.1.5. Đặc điểm chung về kết quả chụp và can thiệp động mạch vành, tính an toàn của kỹ thuật tiêm tế bào gốc vào động mạch vành Bảng 3.13. Đặc điểm chung về kết quả chụp và can thiệp động mạch vành,

tính an toàn của kỹ thuật tiêm tế bào gốc vào động mạch vành

Đặc điểm Nhóm tế bào gốc (n=67)

Nhóm chứng

(n=67) p Chụp và can thiệp ĐMV

Động mạch vành thủ phạm là LAD Số nhánh tổn thương phối hợp (hẹp từ 50% đến 70% ĐK lòng mạch)

Thân chung ĐMV trái Động mạch mũ

Động mạch vành phải

Số lượng stent trong can thiệp LAD Stent phủ thuốc

Chiều dài stent (mm) Đường kính stent (mm)

TIMI trước can thiệp nhánh LAD 0 hoặc 1

2 3

TIMI sau can thiệp nhánh LAD 0 hoặc 1

2 3

67 (100%)

0 (0%) 3 (4,48%) 3 (4,48%)

1 (1-3) 62 (92,50%) 33,66 ± 7,37 3,15 ± 0,41

38 (56,72%) 20 (29,85%) 9 (13,43%)

0 (0%) 2 (2,99%) 65 (97,01%)

67 (100%)

0 (0%) 2 (2,99%) 4 (5,97%) 1 (1-3) 64 (95,52%) 36,74 ± 12,15

3,26 ± 0,41

40 (59,70%) 21 (31,34%) 6 (8,96%)

0 (0%) 3 (4,48%) 64 (95,52%)

1

- 0,68 0,72

- 0,82 0,78 0,03

0,73 0,85 0,68

- 0,68 0,68

Nhận xét: Khi so sánh đặc điểm về chụp và can thiệp động mạch vành, các thông số gần như tương đồng giữa 2 nhóm, ngoại trừ đường kính stent ở nhóm chứng lớn hơn so với nhóm tế bào gốc (p=0,03).

Bảng 3.14. Đặc điểm của kỹ thuật tiêm tế bào gốc vào động mạch vành

Thông số nghiên cứu Kết quả

Thời gian từ lúc can thiệp ĐMV đến khi tiêm TBG vào ĐMV (ngày)

6,39 ± 3,06

TIMI nhánh LAD trước tiêm TBG 0 hoặc 1

2 3

TIMI nhánh LAD sau tiêm TBG 0 hoặc 1

2 3

0 (0%) 1 (1,49%) 66 (98,01%)

0 (0%) 2 (2,99%) 65 (97,01%)

Lượng cản quang sử dụng (ml) 24,71 ± 10,39

Thời gian tiến hành kỹ thuật (phút) 45,19 ± 12,58

Bảng 3.15. Các biến cố xảy ra ngay trong khi tiến hành kỹ thuật tiêm tế bào gốc tuỷ xương tự thân vào động mạch vành

Thông số Số lượng biến cố

Co thắt động mạch vành 1

Hiện tượng không có dòng chảy ĐMV (no reflow) 1 Rối loạn nhịp tim:

Nhịp nhanh thất thoảng qua Rung thất

Nhịp chậm xoang Bloc nhĩ thất cấp 3

2 1 1 0

Hematoma vùng chọc mạch 1

Biểu hiện dị ứng 2

Sốc phản vệ 0

Nhận xét: Trong quá trình tiến hành kỹ thuật tiêm tế bào gốc tự thân vào động mạch vành ghi nhận 6 trường hợp bệnh nhân xuất hiện các biến cố.

Ngoại trừ một trường hợp bị hiện tượng không có dòng chảy ĐMV và xuất hiện rung thất cần phải sốc điện, các biến cố khác được đánh giá là mức độ nhẹ. Tất cả các trường hợp này đều không xuất hiện biến cố nào khác cho đến khi ra viện.

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH