• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ chế hoạt động của tế bào gốc trong điều trị suy tim sau NMCT cấp

Chương 1. TỔNG QUAN

1.3. Cơ chế hoạt động của tế bào gốc trong điều trị suy tim sau NMCT cấp

mô gốc hoặc nguyên bào cơ vân, vốn dễ hình thành các cục nghẽn nhỏ gây tắc mạch vành. Biện pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhân có bệnh ĐMV mạn tính.

Tuy nhiên, khi nguồn TBG được tiêm vào những vùng cơ tim mà nguồn tưới máu nghèo nàn cũng làm giảm tỷ lệ sống sót cuả các tế bào này [33].

Đối với bệnh nhân NMCT cấp thì khó khăn hơn về kỹ thuật nhất là khi cần cấy vào vùng ranh giới của ổ nhồi máu cũng như nguy cơ gây thủng tim khi tiêm vào vùng cơ đang tổn thương sau NMCT. Tiêm qua tĩnh mạch vành

Sử dụng một hệ thống ống thông tích hợp siêu âm dẫn đường và kim tiêm để cấy tế bào gốc vào cơ tim qua đường tĩnh mạch vành, để cấy tế bào gốc song song với bề mặt thất và sâu xuống vùng cơ tim tổn thương không còn sống cho những bệnh nhân suy tim-cơ tim giãn do thiếu máu. Biện pháp này khá phức tạp, đòi hỏi có các phương tiện định vị như hệ thống NOGA thăm dò điện sinh lý tim và tiêm trực tiếp từ trong nội mạc ra.

1.3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY

1.3.1. Biệt hoá thành các tế bào cơ tim

Về mặt lý thuyết, sự biệt hoá của tế bào gốc thành tế bào cơ tim, mạch máu có vẻ là cách giải thích hợp lý nhất, tuy nhiên trên thực tế các bằng chứng qua các nghiên cứu cho tới thời điểm hiện tại lại không ủng hộ rằng đây là cơ chế chủ yếu.

Qua theo dõi, 90% tế bào sẽ bị rửa trôi trong vòng 24 giờ đầu, và có tới 90% các tế bào còn bám trụ lại được sẽ bị chết trong tuần đầu. Vì vậy, chỉ có dưới 1% các tế bào gốc được tiêm vào có thể được gắn kết vào vùng cơ tim tổn thương trong thời gian dài sau đó [34], [35].

Cơ chế biệt hoá tế bào gốc trung mô thành tế bào cơ tim còn gây nhiều tranh cãi, có các thử nghiệm lâm sàng ủng hộ giả thiết này [36], [37] cũng như các kết quả từ các nghiên cứu khác bác bỏ [38], [39].

Tương tự, TB cơ tim gốc – là TBG đa năng, có thể biệt hoá thành TB cơ tim, TB nội mô và tế bào cơ trơn mạch máu qua các thử nghiệm in vitro [28]. Tuy nhiên, trên các thử nghiệm trên chuột [40] và lợn là các đối tượng nghiên cứu bị suy tim mãn tính sau NMCT, kết quả cho thấy sự cải thiện chức năng thất trái và số lượng tế bào được biệt hoá là không tương xứng.

Trong hầu hết các nghiên cứu cho tới nay cho thấy tình trạng cải thiện chức năng tim mạch dường như không liên quan đến các số lượng tế bào gốc được biệt hoá thành cơ tim. Chính vì vậy, các cơ chế khác đóng vai trò chủ chốt hơn được trình bày ngay sau đây.

1.3.2. Hiệu ứng cận tiết

Hiệu ứng cận tiết được coi là cơ chế quan trọng nhất tạo ra hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị các bệnh lý tim mạch [41] bằng cách tiết ra các chất tín hiệu như cytokin, chemokine, các yếu tố tăng trưởng, exosome và các tiểu phân tử trong tuần hoàn ra các mô xung quanh. Điều này giúp hoạt hoá quá trình tân tạo bao gồm hoạt hoá các tế bào cơ tim gốc nội sinh, tân tạo mạch máu, ức chế

quá trình tự chết của tế bào theo chương trình, tái cấu trúc chất nền ngoại bào.

Kết quả, chức năng thất trái được cải thiện, cơ tim được sửa chữa [41].

1.3.2.1. Hoạt hoá các tế bào cơ tim gốc nội sinh

Tang và cộng sự trong thử nghiệm lâm sàng với đối tượng nghiên cứu là chuột bị suy tim sau NMCT, đã tìm thấy tế bào cơ tim gốc được hoạt hoá không những ở vùng bị nhồi máu và cả vùng lân cận. Từ đó cho thấy giả thiết hiệu quả cận tiết giúp hoạt hoá các cơ tế bào cơ tim gốc [40]. Chính các tế bào cơ tim gốc này lại tiết ra các yếu tố tăng trưởng làm thu hút các tế bào khác đến cư trú và biệt hoá thành cơ tim, mạch máu [42].

1.3.2.2. Khởi phát quá trình tân sinh mạch

Các tế bào gốc có thể khởi phát quá trình tân sinh mạch bằng cách tiết ra các chemokine - yếu tố bắt nguồn từ tế bào đệm và các yếu tố tăng sinh mạch máu [43]. Các tế bào tiền thân nội mạc di cư đến vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ tiết ra enzyme tổng hợp Nitric oxide cảm ứng tại nội mô và kéo dài thời gian sống của tế bào này [44].

Đây là cơ chế đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp tắc mạn tính động mạch vành, khi mà vùng cơ tim bị thiếu máu nhưng vẫn còn khả năng sống sót. Sự tăng sinh mạch giúp cải thiện tình trạng hệ thống mạch máu nghèo nàn ở những bệnh nhân này [45]. Trên lâm sàng, việc cải thiện tuần hoàn bàng hệ này giúp cải thiện chức năng co bóp của cơ tim.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân mà vùng cơ tim bị tổn thương đã được tái thông, hay được tưới máu bởi các mạch máu lớn, hoặc những bệnh cơ tim không do thiếu máu thì cơ chế này lại không có vai trò rõ ràng nữa [40].

1.3.2.3. Ức chế quá trình tự chết của tế bào theo chương trình (apoptosis) Hàng loạt các nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố cận tiết như yếu tố tăng trưởng insulin-1 được tiết ra bởi các tế bào gốc có thể giúp ức chế quá trình apoptosis [46]. Nghiên cứu của Bonaros và cộng sự cho thấy khi kết hợp

nguyên bào cơ vân và tế bào AC133+ giúp cải thiện chức năng cơ tim thông qua hạn chế apoptosis [47].

1.3.2.4. Ức chế sự phì đại cơ tim

Qua một số các nghiên cứu về suy tim cho thấy có sự giảm phì đại cơ tim ở những bệnh nhân được điều trị TBG [40]. Cơ chế của hiện tượng này cũng chưa thật sự rõ ràng là do cơ chế tác động trực tiếp của các tế bào gốc hay là thứ phát do hoạt động của tim được cải thiện nhờ các cơ chế nêu trên.

1.3.2.5. Tái cấu trúc chất nền ngoại bào

Tế bào gốc có khả năng điều hoà một số thành phần cấu tạo nên chất nền ngoại bào giúp làm hạn chế vùng nhồi máu lan rộng, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc thất trái và giảm sẹo xơ cơ tim.

Các nghiên cứu đã chỉ ra nguyên bào cơ vân có tác dụng bảo tồn cấu trúc của mạng lưới collagen giúp giảm sự xơ hoá ở vùng ngoại vi và lân cận với vùng nhồi máu [48]. Nguồn TBG này cũng có khả năng điều chỉnh MMP-2 và ức chế nồng độ MMP-4 tại mô, tạo ra các tác động thuận lợi trên chuyển hoá của chất nền ngoại bào [49]. Các Matrix Metalloproteinase (MMPs) là một họ các enzyme giữ chức năng quan trọng trong việc phân hủy chất nền ngoại bào, phá vỡ lớp màng cơ bản và được biểu hiện trong các mảng xơ vữa động mạch.

1.4. KẾT QUẢ CÁC THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG SỬ DỤNG LIỆU PHÁP TẾ