• Không có kết quả nào được tìm thấy

BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.7. Bảo hiểm y tế tại Việt Nam

1.7.1. BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam

Trong cộng đồng nói chung và trong số dân cư phải sử dụng đến cứu chữa y tế nói riêng; những người nhiễm HIV/AIDS là nhóm có khoản chi tiêu cho chăm sóc, khám chữa bệnh rất lớn. Theo kết quả khảo sát của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam có mức chi tiêu y tế từ tiền túi của mình cao gấp 6 lần với những người bình thường và hơn 50% trong số họ bị phân biệt đối xử: [91]

- Cuộc khảo sát trên phạm vi toàn quốc với hơn 1.200 người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, hàng năm người nhiễm HIV/AIDS có mức chi tiêu y tế từ tiền túi của họ trung bình khoảng 3 triệu đồng/năm, trong khi con số này ở người dân bình thường là năm trăm nghìn đồng/năm. Chi phí đi lại, khám chữa bệnh ngoại trú và tự mua thuốc điều trị là những khoản chi

tiêu chính trong tổng chi tiêu y tế từ tiền túi của người nhiễm HIV/AIDS, trong đó chi phí đi lại chiếm tỷ lệ lớn nhất. Chỉ có 33% những người nhiễm HIV/AIDS có bảo hiểm y tế (BHYT), trong khi đó tỷ lệ có BHYT của người bình thường là 50%. Trong khi ngân sách cho điều trị ARV phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài trợ quốc tế. Việt Nam cũng như các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã tăng dần đầu tư cho HIV trong những năm gần đây [26], [92].

Bốn nguồn lực cơ bản cho phòng, chống HIV/AIDS mà không có nguồn gốc từ các dự án quốc tế bao gồm: Thuế, BHYT, khoản ngân sách cho y tế sau khi được các nước giầu hoãn nợ, các khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng phát triển quốc tế [93],[94].

Bảo hiểm y tế đối với điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam

Giai đoạn 2018 – 2020 tổng kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS đã

được cam kết là 7.170 tỷ đồng tương đương 358 triệu USD, trong đó ngân sách nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS là 853 tỷ đồng (chiếm 12% tổng kinh phí ), ngân sách địa phương ước đạt 1.081 tỷ đồng (15%), Quỹ BHYT chi trả 179 tỷ đồng (3%), người dân tự chi trả 1.572 tỷ đồng (22%), nguồn viện trợ quốc tế là 3.484 tỷ đồng (49%). Chương trình điều trị ARV đang sử dụng hơn 90% nguồn thuốc từ các chương trình, dự án quốc tế. ngoài ra các dự án còn hỗ trợ thuốc NTCH, các xét nghiệm theo dõi điều trị [89] [91].

- Xét trong số những người nhiễm HIV có bảo hiểm y tế thì 7,2% số này có bảo hiểm y tế bắt buộc, 27,5% có bảo hiểm y tế tự nguyện, chỉ có 2.1% có bảo hiểm y tế từ nguồn khác còn có đến 63,2% là từ bảo hiểm y tế thuộc chương trình hỗ trợ dành cho người nghèo.

Theo một nghiên cứu năm 2013 của trung tâm phát triển cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAIDS) và Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã thực hiện nghiên cứu về chi trả BHYT cho người

nhiễm HIV/AIDS tại Ninh bình và Đồng Tháp cho thấy tỷ lệ bệnh nhân điều trị tại Đồng Tháp có thẻ BHYT lên tới 60% trong khi đó tỷ lệ này chỉ khoảng 50% tại Ninh Bình và khoảng 54% số người tiếp cận điều trị HIV/AIDS là có thẻ BHYT. Tuy nhiên độ bao phủ Bảo hiểm y tế nhóm người nghèo và cận nghèo là hơn 83%, và nhóm không nghèo là 29% [92].

Cục phòng chống HIV/AIDS đã thực hiện khảo sát từ tháng 9-tháng 12 năm 2014 trên các cơ sở điều trị HIV/AIDS trên toàn quốc. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị tại các cơ sở có thẻ BHYT khoảng 40%. Khảo sát này đã cung cấp thông tin đầu vào cho các nghiên cứu về ước tính và dự báo chi trả nguồn lực của BHYT tại Việt Nam [96]

Trong một nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyen Tuan Phong, Ha Nguyen, Nguyen Duy Tung, Douglas Glandon, Nguyen Mai Huong, Theodore M. Hammett tiến hành với nguời nhiễm HIV tại 17 tỉnh thành có BHYT, cho thấy: Diện bao phủ BHYT trong người nhiễm HIV thấp hơn trong cộng đồng dân cư; Người nhiễm được bảo hiểm có chi tiêu y tế thấp hơn, nhưng không đáng kể; Mức độ sử dụng dịch vụ & chi tiêu ở người nhiễm HIV cao hơn rất nhiều so với cộng đồng; Diện bao phủ bảo hiểm còn thấp;

Cần cải thiện hơn nữa chương trình bảo hiểm y tế [97].

Theo Báo cáo thực hiện Luật Bảo hiểm y tế năm 2010 của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thì trong năm 2010, toàn thành phố có 4.147.197 người tham gia BHYT chiếm trên 63% dân số Thủ đô; Trong đó, học sinh, sinh viên tham gia BHYT là 1.255.728, trẻ em dưới 6 tuổi là 691.659, đối tượng cận nghèo là 274.710, tự nguyện trong nhân dân là 172.885 [98]

Để đáp hỗ trợ cho người nhiễm HIV được khám bệnh thông qua thẻ BHYT vào năm 2017 Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành một loạt các Thông tư Nghị định : Thông tư số 37/2014/TT-BYT Ngày 17/11/2014 của Bộ y tế Hướng dẫn đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, với các danh mục bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng giấy chuyển tuyến, trong

đó bao gồm cả các trường hợp HIV/AIDS, thông tư số 15/2015/TT-BYT Ngày 26/6/2015, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV và người sử dụng bảo hiểm y tế liên quan đến HIV/AIDS. Văn bản số 4609/BHXH-CSYT ngày 17/11/2015, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Hướng dẫn thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV và sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS. công văn số 9293/BYT-AIDS ngày 27/11/2015, Bộ Y tế về việc kiện toàn cơ sở điều trị và thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS.