• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV được điều trị

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng thẻ bảo hiểm y tế, nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu

3.2.1. Thực trạng thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV được điều trị

Trong số 3379 bệnh nhân có 99% thấy thẻ BHYT là cần thiết tuy nhiên số bệnh nhân hiểu về BHYT và có thẻ BHYT thì rất thấp.

Bảng 3.2: Tỷ lệ bệnh nhân biết, có thẻ BHYT, biết và được khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT( n=3379)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Bệnh nhân biết PK triển khai khám BHYT 504 14,9

BN có thẻ BHYT 461 13,6

BN khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT 452 13,3

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Biết PK có khám có triển khai khám BHYT 657 19,6

Có thẻ BHYT 461 13,6

Trong số 461 người có BHYT đi khám bệnh

Khám bệnh 1 lần 93 20,1

Khám bệnh 2 lần 190 41,2

Khám bệnh 3 lần 132 28,7

Khám bệnh 4 lần 25 5,4

Khám bệnh >4 lần 12 2,6

Không khám bệnh lần nào 9 1,9

Số BN biết phòng khám có triển khai khám BHYT 657 người ( 14,9%), số BN có thẻ BHYT 461 người ( 13,6% ), số BN khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT 452 người . Chủ yếu đi khám 2 lần 41,2%, khám 3 lần 28,7%, .có 1,9% không khám bệnh bằng thẻ BHYT mặc dù có thẻ BHYT.

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các nguồn thẻ BHYT của bệnh nhân (n=461)

Thẻ BHYT mà phần lớn người nhiễm HIV/AIDS đang sử dụng là thuộc bảo hiểm được cấp miễn phí (37,5%): như bảo hiểm từ dự án hỗ trợ, bảo hiểm cho người nghèo…; ngoài ra còn có 34,3% người có thẻ BHYT tế là tự mua;

một số các đối tượng khác 0,7%, BHYT bắt buộc 27,6%.

Bệnh nhân với bảo hiểm y tế còn nhiều ý kiến tiêu cực như “bảo hiểm là bỏ khoản tiền thật nhận dịch vụ giả”_ nam BN 47 tuổi ở phòng khám ngoại trú X, “tôi có tham gia thẻ bảo hiểm y tế tại nhà nước bắt buộc mua”_nam BN 35 tuổi tại phòng khám ngoại trú Y; hay như việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế còn chưa hiệu quả “…tôi có thẻ bảo hiểm y tế của hộ nghèo ở quê cấp phát cho nhưng tôi chưa sử dụng thẻ bảo hiểm y tế bao giờ…”, “…bệnh không nguy hiểm thì khám dịch vụ…”_ nữ BN 30 tuổi tại phòng khám ngoại trú X.

Bảng 3.3: Khám và điều trị bệnh của bệnh nhân có thẻ BHYT (n=461)

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ%

Khám và điều trị các bệnh thông thường 424 92,1 các bệnh nhiễm trùng cơ hội có liên quan đến HIV/AIDS 439 95,2

Làm các xét nghiệm lâm sàng 242 52,6

Làm xét nghiệm phục vụ điều trị ARV 6 1,3

Không xử dụng thẻ BHYT 9 1,9

34.3%

34.3%

0.7%

37.5%

Trong số những BN có thẻ BHYT, thì tỷ lệ sử dụng khám bằng thẻ chủ yếu là các loại hình như: khám và điều trị các bệnh thông thường 92,1%, các bệnh nhiễm trùng cơ hội có liên quan đến HIV/AIDS 98,7%, làm các xét nghiệm lâm sàng 98,5%… có 9 bệnh nhân có thẻ BHYT nhưng chưa xử dụng lần nào.

Khi hỏi tại sao BHYT rất cần thiết cho người nhiễm HIV/AIDS nhưng lại không mua ngoài việc bệnh nhân còn có suy nghĩ tiêu cực về BHYT còn do Hiện nay chúng em vẫn được hỗ trợ thuốc điều trị ARV, đến khí nào hết hỗ trợ sẽ hay” hoặc “ thẻ BHYT là rất cần và có nó cũng giúp nhiều khi khám bệnh nhưng khám kiều gì và tiền mua nó ở đâu ra” BN nữ tuổi Phòng khám Y.

Khi hỏi tại sao không xử dụng thẻ BHYT thì “em sợ đi khám bệnh người ta đòi hỏi đầy đủ các giấy tờ, nhỡ đâu họ biết bệnh của em thì sao…”_nam bệnh nhân 36 tuổi tại phòng khám ngoại trú Y. “ Đi khám bằng thẻ BHYT chỉ được vài viên thuốc mất thời gian phiền hà lắm cứ chạy ra hiệu thuốc mau mấy viên về uống là xong” Bn nam 23 tuổi phòng khám X.

Khi hỏi về vai trò của BHYT thì “Em nghĩ BHYT rất quan trọng với chúng em nhưng hiện nay khi đi khám bằng thẻ BHYT thì chỉ được khám bệnh các bệnh bình thường còn các thuốc cần thiết cho hỗ trợ điều trị ngay cả các xét nghiệm chúng em phải làm để giúp điều trị cũng không được chán lắm, nhà nước phải có cách chứ sau này không được hỗ trợ thuốc điều trị thì chết chúng em” Bn nữ 34 tuổi phòng khám X. “ Điều trị ARV và một số xét nghiệm hiện nay đang được hỗ trợ hoàn toàn từ dự án Quỹ Toàn Cầu nên các cơ sở khám và điều trị ARV là của dự án hỗ trợ, tới đây khi nguồn tài trợ không còn thì việc chi trả của BHYT là hiệu quả nhất để người bệnh tiếp tục được điều trị và giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh” lãnh đạo Cục PC HIV/AIDS.

Khi hỏi về những thuận lợi khó khăn khi mua thẻ BHYT đa số bệnh nhân đều nói quy trình quá rắc rối “ khi đi mua thẻ phải mang hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, nhưng chúng tôi là KT2 mà cũng sợ người ta biết mình

là bị HIV, nói chung rất lằng nhằng” BN nữ 34 tuổi. “Đa số bệnh nhân đều sợ đi mua thẻ BHYT nên nếu hỗ trợ thì dự án phải làm việc với BHXH để mua cho bệnh nhân được BHYT tại PKĐK của Tây Hồ luôn mặc dù có những BN không ở Tây Hồ” Cán bộ phụ trách phần hỗ chăm sóc Y tế .

3.2.2. Nhu cầu, thực trạng và khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế cho