• Không có kết quả nào được tìm thấy

Biểu đồ 3: Hình ảnh soi cổ tử cung

WM 2 0.3 Không 449 72.3

Tổng cộng 621 100 Nhận xét

58 172 trường hợp (27.7%) cần được điều trị bổ sung sau khoét chóp. 30 trường hợp khoét chóp lại lần 2 vì tổn thương sát bờ phẫu thuật trên bệnh nhân trẻ tuổi chưa đủ con. Có 22.4% bệnh nhân được cắt tử cung hoàn toàn vì CIN III sát bờ, lớn tuổi, hoặc vì các bệnh lý phụ khoa khác đi kèm như u xơ tử cung,u nang buồng trứng….0.3% các trường hợp được phẫu thuật Wertheim Meig với chẩn đoán ung thư cổ từ cung giai đoạn IA1.

Bảng 14: Có thai lại sau khoét chóp

Số lượng Tỷ lệ %

Sanh thường 5 0.8

Sanh mổ 3 0.5

Phá thai 8 1.3

Nhận xét

16 trường hợp có thai lại sau khoét chóp ở thời điểm 1 năm trở lên sau khoét chóp (Tỷ lệ 2.5%) Có 5 trường hợp sanh thường.

Bảng 15: Tái phát sau khoét chóp

Thời gian tái phát Số lượng Tỷ lệ %

< 6 tháng 0 0

6 tháng 0 0

12 tháng 4 0.6

18 tháng 13 2.1

24 tháng 0 0

30 tháng 0 0

36 tháng 0 0

Nhận xét

Tỷ lệ tái phát trong thời gian 6-36 tháng theo dõi là 2.7% (17 trường hợp), sau khoét chóp 12-24 tháng

Bảng 16: Phân loại tân sinh trong biểu mô cổ tử cung tái phát sau khoét chóp

Phân loại Số lượng Tỷ lệ %

CIN I 2 13.3

CIN II 5 29.4

CIN III 10 57.3

59

Tổng cộng 17 100

Nhận xét

2 trường hợp là CIN I(13.3%),5 trường hợp là CIN II (29.4%),còn lại 10 trường họp tái phát CIN III (57.3%).6 trường hợp được khoét chóp lần 2,11 trường hợp còn lại được cắt tử cung Bảng 17: Liên quan giữa bờ phẫu thuật với tái phát sau khoét chóp

Bờ phẫu thuật Có tái phát Không tái phát Tổng cộng

0 2 108 110

1-4 15 201 216

>4 0 123 123

Tổng cộng 17 432 449

Nhận xét

Có mối tương quan giữa bờ phẫu thuật vớt tái phát tân sinh biểu mô cổ tử cung,được kiểm chứng có ý nghĩa thống kê (Chi2 = 16.72, P=0.003)

Bảng17: Liên quan giữa nhiễm HPV với tái phát sau khoét chóp

HPV Có tái phát Không tái phát Tổng cộng

Nguy cơ cao 8 178 186

Nguy cơ thấp 0 5 5

Không nhiễm 0 82 82

Không thử 9 348 339

Tổng công 17 604 621

Nhận xét

Nhóm bệnh nhân nhiễm HPV nguy cơ cao có tỷ lệ tái phái sau khoét chóp cao hơn so với nhóm không nhiễm hoặc nhiễm HPV nguy cơ thấp ( Chi2 = 26.97, P=0.001)

V.BÀN LUẬN

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ II và III là các tổn thương có thể diến tiến thành ung thư cổ tử cung.Bệnh lý có thể gặp ở hầu hết các nhóm tuổi,nhưng tập trung nhiều nhất trong nhóm 30-45 tuổi. Đây là thời điểm người phụ nữ đang gánh vác nhiều trọng trách trong công tác xã hội, cũng như chăm sóc gia đình.Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, có 26.7% bệnh nhân là công nhân viên, 32.3% tham gia các công việc kinh tế tại gia đình, số còn lại là nội trợ.Việc lựa chọn phương pháp điều trị có hiệu quả cao , đồng thời ít ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống sau này là thật sự cần thiết. Mặc dù phần lớn bệnh nhân đủ con(74.9%), nhưng số người chưa đủ con cũng chiếm tỷ lệ cao(25.1%), trong đó có 5.8% chưa sanh lần nào.Vì vậy, cần có phương pháp điều trị bảo tồn để duy trì khả năng sinh sản .

60 Trong thời gian từ 1/1/2006 đến 31/12/2008, chúng tôi sử dụng vòng cắt đốt điện để khoét chóp cổ tử cung điều trị cho 621 trường hợp tân sinh trong biểu mô cổ tử cung. Thủ thuật cho hiệu quả cao, với tỷ lệ tái phát thấp(2.7%). Thủ thuật ít tai biến ( 0.2% nhiễm trùng, 2.9% chảy máu sau thủ thuật). Các tai biến xảy ra với mức độ nhẹ,chỉ cần điều trị ngoại trú. Biến chứng lâu dài thường gặp nhất là hẹp lỗ cổ tử cung, có liên quan với kích thước LOOP sử dụng khi khoét chop. Biến chứng này không ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân,và đã có 16 bệnh nhân mang thai lại sau khoét chóp. trong đó có 5 bệnh nhân có thể sanh thường.

Trong 621 trường hợp được chẩn đoán tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ II-III, có 2 trường hợp có kết quả GPBL sau khoét chóp là ung thư vi xâm lấn. Điều này cho thấy khoét chóp cổ tử cung còn có vai trò trong chẩn đoán, giúp ngăn chặn việc bỏ qua các ung thư xâm lấn nhờ vào việc lấy được một mẫu mô lớn hơn giúp cho việc chẩn đoán vi thể được chính xác.

Tái phát thường xảy ra trong khoảng 12-18 tháng sau khoét chóp. Có mối liên quan giữa bờ phẫu thuật và tình trạng nhiễm các nhóm HPV nguy cơ cao với khả năng tái phát.Chúng tôi thiết nghĩ thử HPV trên bệnh nhân tân sinh biểu mô cổ tử cung là cần thiết, nhằm có thêm yếu tố tiên lượng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và theo dõi sau khoét chóp.

Nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của phết tế bào và soi cổ tử cung trong việc tầm soát và phát hiện tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung. Các tổn thương CIN II-III thường tập trung cao trong nhóm bệnh nhân có kết quả PAPs thuộc nhóm LSIL và HSIL,và hầu hết đều có hình ảnh bất thường trên soi cổ tử cung,thường gặp nhất là vết trắng sau acid acetic.

VI.KẾT LUẬN

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng cắt đốt điện là phương pháp có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán và điều trị tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ II-III. Phương pháp dễ thực hiện,ít tai biến,chi phí điều trị thấp,và giúp duy trì khả năng sinh sản đối với những phụ nữ trẻ chưa đủ con.

Việc đào tạo đội ngũ thầy thuốc có trình độ thực hành tốt,bảo đảm khoét chóp xa bờ phẫu thuật sẽ giảm được tái phát. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp tầm soát rộng rãi trong cộng đồng như thực hiện phết tế bào cổ tử cung,thị sát cổ tử cung bằng phương pháp bôi acid acetic ,kết hợp với soi cổ tử cung và giải phẫu bệnh sẽ góp phần phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Công tác đầu tư và đào tạo,cũng như

công tác truyền thông cần mở rộng đến nhiều cơ sở y tế ở các tỉnh thành, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị, giảm thiểu chi phí đi lại và điều trị bệnh,cũng như góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện chuyên khoa(Trong nghiên cứu của chúng tôi, 65.1% các bệnh nhân khoét chóp đến từ các tỉnh).Điều này đem lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe cộng đồng.

VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO

VII.1. Tài liệu tiếng Việt

1.Nguyễn Bích Hải ( 2001). Khảo sát phương pháp khoét chóp bằng vòng điện trong

chẩn đoán và điều trị CIN tại bệnh viện Từ Dũ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên

khoa cấp I ,trang 4-16.

61

2.Phan Thị Nga (2007). Hiệu quả khoét chóp bằng vòng điện các tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ II-III. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, trang 39-52.

3.Phạm Việt Thanh (2001) . Hiệu quả điều trị tân sinh trong biểu mô cổ tử cung bằng vòng cắt đốt. luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II ,trang 4-32

4.Trang Trung Trực (2006). Nghiên cứu độ chính xác phết tế bào cổ tử cung và soi cổ tử cung. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II,trang 4-20

5.Runge H.M., Ross A.(2001). Tế bào học, soi cổ tử cung, chẩn đoán và xử trí các tổn thương tiền xâm lấn âm hộ, âm đạo và cổ tử cung ( Module 2), trang 1-74

VII.2. Tài liệu nước ngoài

5.Capt Dagoberto I Gonzalet,Christopher M. Zahn, Matthew G. Retzloff, et al (2001).

Recurrence of dysplasia after loop electrosurgical excision proceduces wwith long-term follow up. Am J Obstet Gynecol ; 184(3): 315-320

6. Flannelly G.,D Anderson., Kitchener HC., Campbell M,.Fisher P., Walker F.,

Templeton AA. Management of women with mild and moderate cervical dysplasia.