• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đánh giá kết quả điều trị ung thư buồng trứng ở trẻ em.

MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT

1. Khảo sát một số đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng và giai đoạn bệnh.

2. Khảo sát một số đặc điểm về giải phẫu bệnh.

3. Đánh giá kết quả điều trị qua tỉ lệ đáp ứng và xác suất sống còn 5 năm

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhi từ 15 tuổi trở xuống được chẩn đoán là bướu buồng trứng có giải phẫu bệnh, điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh từ 01/01/2001 đến 31/12/2005.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Lymphôm buồng trứng.

- Sarcôm ở buồng trứng.

- Các ung thư buồng trứng thứ phát.

- Được điều trị trước ngày 01/01/2001 nay nhập viện vì tái phát, di căn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Mô hình nghiên cứu

Hồi cứu mô tả 2.2.2. Thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Sử dụng dữ liệu trong hồ sơ bệnh án, thu thập theo phiếu ghi nhận.

111 Định nghĩa các biến số

- Thời gian phát hiện bệnh: Là thời gian từ khi có triệu chứng bệnh đầu tiên đến khi nhập viện.

- Sống còn không bệnh: là khoảng thời gian từ khi có đáp ứng hoàn toàn với điều trị cho đến khi có bệnh tái phát hoặc đến thời điểm cuối cùng liên hệ được với bệnh nhân mà không có tái phát hay đến hạn cuối nghiện cứu là ngày 31/05/2007.

- Sống còn toàn bộ: là khoảng thời gian từ lúc được chẩn đoán xác định đến ngày cuối cùng liên hệ được với bệnh nhân hay đến hạn cuối nghiện cứu là ngày 31/05/2007.

- Độc tính do hóa trị: đánh giá sau mỗi chu kỳ hóa trị. Mức độ dựa theo phân loại của WHO như sau:

Bảng 2.4: Mức độ độc tính hóa trị [63]

Độc tính Grad1 Grad 2 Grad 3 Grad 4

SGOT/SGPT (gan) <2,5 2,5-5 5-20 >20

Creatinin (thận) GHT-1,5 1,5-3 3-6 >6

Hemoglobin (g/dl) GHD-10 8-<10 6,5-<8 <6,5 Bạch cầu (×1000) GHD-3 ≥2-<3 ≥1-<2 <1

Bạch cầu hạt (×1000) ≥1,5-<2 ≥1-<1,5 0,5-<1 <0,5

Tiểu cầu (×1000) GHD-75 50-75 10-50 <10

GHT: giới hạn trên. GHD: giới hạn dưới.

Đánh giá đáp ứng: cho những bướu còn sót lại sau mổ bằng các phương tiện: siêu âm, dấu hiệu sinh học bướu.

- Đáp ứng hoàn toàn: đước định nghĩa là mất hoàn toàn tất cả các tổn thương có thể đo được ít nhất 4 tuần.

- Đáp ứng một phần: giảm ? 50% tất cả kích thước những tổn thương có thể đo được ít nhất 4 tuần.

- Không đáp ứng: đáp ứng trung gian hoặc thời gian đáp ứng không đủ.

- Bệnh tiến triển: Bướu tăng kích thước trên 25%, hoặc xuất hiện sang thương mới, hoặc di căn xa.

Quá trình điều trị: Bệnh nhân vào Khoa Nội III sau khi được mổ tại Khoa Ngoại hay bệnh viện khác, được làm các xét nghiệm sinh học bướu và hình ảnh để đánh giá giai đoạn. Sau đó được hóa trị với phác đồ BEP như sau:

Ciplatin 100 mg/m2 dùng vào ngày 1 Beomycine 15 mg/m2 dùng vào ngày 2 Etoposide 120mg/m2 dùng vào ngày 1,2 và 3.

Sau 4 chu kỳ đánh giá lại, nếu đáp ứng hoàn toàn thì theo dõi; nếu đáp ứng một phần thì xét chỉ định xem lại. Sau phẫu thuật nếu chỉ là mô xơ không cần hóa trị thêm. Nếu còn bướu thì hóa trị thêm hoặc đổi phác đồ.

112 2.2.3. Xử lý số dữ liệu

Các số liệu được nhập và sử lý bằng phần mềm thơng kê (SPSS). Phân tích thời gian sống cịn bằng phương pháp Kaplan-Meier. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sống cịn bằng phép kiểm Log Rank.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHĨM NGHIÊN CỨU

Chúng tơi ghi nhận cĩ 51 trường hợp ung thư buồng trứng trong 2504 trường hợp bệnh nhi được nhập vào Bệnh viện Ung Bướu từ năm 2001 đến 2005, chiếm 2% ung thư ở trẻ em. Cĩ các đặc điểm sau:

3.1.1. Tuổi mắc bệnh

5 9

37

0 10 20 30 40

dưới 5 tuổi

từ 6 đến 10 tuổi

từ 11-15 tuổi

Biểu đồ 1: Phân bố tuổi trong nhĩm nghiên cứu

Trong đĩ chúng tơi ghi nhận: tuổi mắc bệnh nhỏ nhất: 2 tuổi, tuổi lớn nhất: 15 tuổi, trung bình: 11 tuổi và trung vị: 12 tuổi.

3.1.2. Thời gian khởi bệnh:

Thời gian trung bình: 4,02 tuần và trung vị: 4 tuần 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng

3.1.3.1. Triệu chứng khởi bệnh: Là triệu chứng đầu tiên liên quan đến bệnh.

Bảng 1: Triệu chứng khởi bệnh

Triệu chứng Số ca Tỉ lệ (%)

Đau bụng 27 52,9

Bụng lớn 11 21,6

Bướu ổ bụng 11 21,6

Rong huyết âm đạo 1 1,95

Tiểu khĩ 1 1,95

Tổng số 51 100

113 3.1.3.2. Dấu sinh học bướu

Hầu hết các trường hợp điều được thử dấu sinh học bướu sau mổ: β hCG Bảng 2: Số bệnh nhân thử β hCG sau mổ

β hCG Số ca Tỉ lệ (%)

Không thử 3 5,9

Có thử Bình thường 44 86,3 Tăng cao 4 7,8

Tổng số 51 100

Trong số 4 trường hợp tăng β hCG có giải phẫu bệnh là: hai trường hợp carcinôm phôi và hai trường hợp là carcinôm đệm nuôi.