• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công cụ nghiên cứu lâm sàng

Trong tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU (Trang 55-61)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3. Công cụ nghiên cứu lâm sàng

Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm theo ICD - 10

* Các triệu chứng chính:(đặc trưng)

 Khí sắc trầm

 Mất quan tâm, thích thú và mọi ham muốn.

 Tăng mệt mỏi, giảm hoạt động chỉ sau một cố gắng nhỏ.

* Các triệu chứng phổ biến khác.

 Giảm độ tập trung, sự chú ý.

 Giảm tính tự trọng và lòng tự tin.

 Những ý tưởng tự buộc tội và không xứng đáng.

 Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan.

 Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát

 Rối loạn giấc ngủ

 Ăn ít ngon miệng.

* Các triệu chứng sinh học của trầm cảm (somatic syndrome)

1. Mất quan tâm thích thú trong các hoạt động mà khi bình thường vẫn làm bệnh nhân hứng thú

2. Thiếu các phản ứng cảm xúc đối với những sự kiện hoặc những hành động mà bình thường vẫn gây ra những phản ứng cảm xúc.

3. Tỉnh giấc vào lúc sáng sớm hơn 2 giờ hoặc sớm hơn giờ thức dậy thường ngày.

4. Trầm cảm nặng lên vào buổi sáng.

5. Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hay kích động (được nhận thấy hay do người khác kể lại).

6. Giảm nhiều cảm giác ngon miệng.

7. Sụt cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể trong tháng trước).

8. Giảm đáng kể hưng phấn tình dục

* Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán giai đoạn trầm cảm khi các triệu chứng trên phải tồn tại ít nhất 2 tuần, nhưng cũng có thể ngắn hơn nếu có triệu chứng trầm cảm nặng bất thường, khởi phát nhanh. Trong tiền sử không có một giai đoạn hưng cảm hay hưng cảm nhẹ trong bất kỳ thời điểm nào của bệnh, bao gồm:

Giai đoạn trầm cảm nhẹ: F32.0

 Có ít nhất 2 triệu chứng chủ yếu của trầm cảm.

 Có ít nhất 2 triệu chứng phổ biến khác.

 Không có triệu chứng nào ở mức độ nặng.

 Thời gian rối loạn trầm cảm tối thiểu kéo dài 2 tuần

 Có hay không có các triệu chứng cơ thể của trầm cảm.

 Khó tiếp tục công việc thường ngày và hoạt động xã hội nhưng vẫn có thể thích ứng được một phần.

Giai đoạn trầm cảm vừa: F32.1

 Có ít nhất 2 triệu chứng của trầm cảm.

 Có ít nhất 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến khác

 Có thể có một số triệu chứng ở mức độ nặng.

 Thời gian rối loạn trầm cảm tối thiểu kéo dài 2 tuần.

 Có hay không có các triệu chứng cơ thể của trầm cảm.

 Khó khăn để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình.

Giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần: F 32.2

 Có 3 triệu chứng chủ yếu của trầm cảm.

 Có nhiều hơn 4 triệu chứng khác.

 Phần lớn triệu chứng ở mức độ nặng.

 Thời gian rối loạn trầm cảm tối thiểu kéo dài 2 tuần.

 Có hay không có các triệu chứng cơ thể của trầm cảm.

 Ít khả năng tiếp tục công việc thường ngày và hoạt động xã hội.

Giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần: F32.3

 Thoả mãn các tiêu chuẩn của trầm cảm nặng không có loạn thần.

 Có hoang tưởng ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm. Hoang tưởng ảo giác phù hợp với rối loạn khí sắc

Các giai đoạn trầm cảm khác: F 32.8

Các giai đoạn trầm cảm không biệt định: F 32.9

*Rối loạn cảm xúc lưỡng cực,

* RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa F 31.3 bao gồm:

Phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0) hoặc (F32.1).

Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hung cảm nhẹ, hưng cảm, hoăc hỗn hợp trong giai đoạn quá khứ.

- Không có triệu chứng cơ thể (F 31.30) - Có các triệu chứng cơ thể (f 31.31)

* Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần (F31.4), tiêu chuẩn chẩn đoán là:

+ Hiện tại phải có đầy đủ các chuẩn của 1 giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần (F32.2).

+ Phải có ít giai đoạn hưng cảm hoặc cảm nhẹ hoặc hỗn hợp trong thời gian trước đây.

* Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F31.5), tiêu chuẩn chẩn đoán là:

+ Hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của 1 giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần (F32.3).

+ Phải có ít nhất 1 giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp trong thời gian trước đây.

+ Phải có hoang tưởng và ảo giác có thể phù hợp hoặc không phù hợp với khí sắc.

* Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp (F31.6), tiêu chuẩn chẩn đoán là:

+ Bệnh nhân có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm. hung cảm nhẹ hoặc hỗn hợp trong quá khứ biểu lộ hoặc pha trộn hoặc thay đổi nhanh chóng các triệu chứng hưng cảm, hưng cảm nhẹ và trầm cảm.

+ Chỉ có thể chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực hỗn hợp nếu cả 2 nhóm triệu chứng đều nổi bật trong phần lớn giai đoạn hiệ tại của bệnh và nếu giai đoạn này kéo dài ít nhất 2 tuần.

Rối loạn trầm cảm tái diễn.

+ Rối loạn trầm cảm tái diễn - hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ (F33.0), có hay không có triệu chứng cơ thể và tiêu chuẩn chẩn đoán là.

Phải có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn, F33.0. Có một giai đoạn trầm cảm đã được biệt định như giai đoạn trầm cảm nhẹ F32.0.

Có ít nhất 2 giai đoạn kéo dài tối thiểu 2 tuần lễ và phải cách nhau vài tháng không có rối loạn khí sắc đáng kể.

Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn trầm cảm vừa (F33.1), tiêu chuẩn chẩn đoán là:

Phải có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn, F33.1. Có một giai đoạn trầm cảm đã được biệt định như giai đoạn trầm cảm vừa F32.1

Có ít nhất 2 giai đoạn kéo dài tối thiểu 2 tuần lễ và phải cách nhau vài tháng không có rối loạn khí sắc đáng kể.

Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiên tại giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần (F33.2), tiêu chuẩn chẩn đoánlà:

+ Phải có đủ tiêu chuẩn cho 1 rối loạn trầm cảm tái diễn (F33.2) và giai đoạn hiện tại phải có đủ tiêu chuẩn cho 1 giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo các triệu chứng loạn thần (F32.2).

+ Ít nhất phải có 2 giai đoạn phải kéo dài tối thiểu là 2 tuần và phải cách nhau nhiều tháng không có rối loạn khí sắc đáng kể nào.

Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiên tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F33.3), tiêu chuẩn chẩn đoán là:

+ Phải có đủ tiêu chuẩn cho 1 rối loạn trầm cảm tái diễn (F33.3) và giai đoạn hiện tại phải có đủ tiêu chuẩn cho 1 giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo các triệu chứng loạn thần (F32.3).

+ Ít nhất phải có 2 giai đoạn phải kéo dài tối thiểu là 2 tuần và phải cách nhau nhiều tháng không có rối loạn khí sắc đáng kể nào.

+ Các triệu chứng loạn thần có thể phù hợp hoặc không phù hợp với khí sắc chẩn đoán biệt định ở F33.30 (có các triệu chứng loạn thần phù hợp với khí sắc) và F33.31 (có triệu chứng loạn thần không phù hợp với khí sắc).

 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn thuyên giảm. F33.4

 Rối loạn trầm cảm tái diễn khác. F33.8

 Rối loạn trầm cảm tái diễn, không biệt định F 33.9.

 F06.32 rối loạn trầm cảm thực tổn với nguyên nhân trực tiếp là bệnh não hoặc rối loạn cơ thể khác

 Các thể trầm cảm khác….

Trắc nghiệm tâm lý Beck (thực hiện theo thang Beck rút gọn)

- Mục đích: đánh giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân nghiên cứu, kiểm chứng với khám đánh giá lâm sàng.

- Phương pháp tiến hành:

Khảo sát trắc nghiệm tâm lý theo test Beck trong 2 lần ở tất cả bệnh nhân nghiên cứu:

 Lần 1: Khoảng từ ngày thứ 1-5 sau khi bệnh nhân vào viện.

 Lần 2: Trước khi bệnh nhân ra viện.

Kết quả test được đánh giá so sánh, kiểm chứng với kết quả thăm khám thực tế lâm sàng (có phụ lục kèm theo).

Thang đánh giá trầm cảm người già (phụ lục)

- Thang đánh giá trầm cảm người già (GDS) được Brink, Yesavage, Lum, Heersema, Adley and Rose đưa ra sử dụng vào đầu những năm 1980.

Là một công cụ đơn giản đáp ứng nhu cầu phát hiện nhanh trầm cảm ở người cao tuổi [149].

Thang đánh giá lo âu Zung (có phụ lục kèm theo)

Thang này do W.K Zung đề xuất năm 1980, được dùng để đánh giá trạng thái lo âu.Nội dung gồm 20 câu hỏi về triệu chứng dành cho người bệnh tự đánh giá, mỗi câu có 4 mức điểm từ 1 đến 4 được xếp theo thời gian xuất hiện triệu chứng. Điểm số tối đa là 20 x 4 = 80 [150].

2.2.4. Công cụ khảo sát các yếu tố tâm lý gia đình và xã hội ở bệnh nhân

Trong tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU (Trang 55-61)