• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHẨN ĐOÁN TRẦM CẢM (Ở NGƯỜI CAO TUỔI)

Trong tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU (Trang 32-35)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. CHẨN ĐOÁN TRẦM CẢM (Ở NGƯỜI CAO TUỔI)

Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm điển hình ở NCT cũng tuân theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ X (ICD-10), hay bảng Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM-IV). Trong dạng điển hình trầm cảm nặng được biểu hiện bằng các triệu chứng gần như các triệu chứng trầm cảm ở trưởng thành, các triệu chứng có thể mang tính chất cấp diễn hoặc kéo dài và nặng nề [14][15].

a.Theo tiêu chuẩn DSM-IV[15].

Giai đoạn trầm cảm biểu hiện ít nhất 2 tuần:

- Là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi so với trước đây.

- Trong ít nhất 2 tuần các triệu chứng luôn luôn tồn tại trong phần lớn thời gian, trong hầu hết các ngày.

- Trong 9 triệu chứng sau, ít nhất có 5 triệu chứng và bắt buộc phải có triệu chứng (1) hoặc (2):

1- Khí sắc trầm hoặc cau có.

2- Giảm ham muốn (sự quan tâm) hoặc hứng thú trong hầu hết các hoạt động.

3- Giảm hoặc tăng cân một cách bất thường hoặc giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.

4- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

5-Tăng hoặc giảm tâm thần vận động.

6- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.

7- Tự ti hoặc mặc cảm tội lỗi.

8- Khó tập trung chú ý, khó đưa ra quyết định.

9- Suy nghĩ về cái chết, ý tưởng tự sát hoặc tự sát.

Trầm cảm điển hình có thể chia ra mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

* Phân loại:

296.2X Rối loạn trầm cảm điển hình, giai đoạn đơn độc.

296.3X Rối loạn trầm cảm điển hình, tái diễn.

296.5X Rối loạn cảm xúc lưỡng cực I, giai đoạn trầm cảm.

296.6X Rối loạn cảm xúc lưỡng cực I, giai đoạn hỗn hợp.

296.89 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực II.

301.13 Rối loạn khí sắc chu kỳ.

b. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (ICD-10)[14]

Việc chẩn đoán dựa trên sự xuất hiện của:

Ba triệu chứng đặc trưng của trầm cảm:

 Khí sắc trầm

 Mất mọi quan tâm thích thú

 Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm vận động.

Bảy triệu chứngphổ biến khác:

 Giảm sút tập trung chú ý

 Giảm lòng tự trọng và lòng tự tin

 Có ý tưởng bị tội và không xứng đáng, vô dụng

 Không tin tưởng vào tương lai

 Có ý tưởng và hành vi tự huỷ hoặc tự sát

 Rối loạn giấc ngủ

 Ăn không ngon miệng hoặc từ chối ăn, giảm trọng lượng cơ thể (5%

trở lên) trong vòng 4 tuần.

Thời gian tổi thiểu của cả giai đoạn trầm cảm phải kéo dài cần thiết ít nhất 2 tuần. Tiêu chuẩn về thời gian để phân biệt với các phản ứng cảm xúc buồn rầu xuất hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt hoặc sau một Stress.

*Phân loại của TCYTTG (ICD-10):trong đó:

F06: Rối loại cảm xúc thực tổn (F06.32)

F31: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm (Từ F31.3-F31.6).

F32: Giai đoạn trầm cảm (Từ F32.1-F32.9).

F33: Rối loạn trầm cảm tái diễn (Từ F33.0-F33.9).

Cũng giống như tiêu chuẩn DSM-IV, giai đoạn trầm cảm được chia thành 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng.

1.3.2. Phân loại theo ICD-10 1.3.2.1. Trầm cảm nhẹ

Bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm nhẹ thường gặp trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hay ở các phòng khám nội khoa, hoặc chưa được quan tâm bởi lẽ các triệu chứng có tính đặc thù tâm thần chưa thật sự rõ ràng, trong khi đó các triệu chứng cơ thể lại nổi bật. Do vậy có tỷ lệ lớn các bệnh nhân trầm cảm nhẹ không được phát hiện và hỗ trợ điều trị trong giai đoạn này mà ngược lại được điều trị với các chẩn đoán bệnh nội khoa.

Người cao tuổi trầm cảm có thể tiếp tục các công việc hàng ngày và duy trì các hoạt động xã hội, vẫn công tác và cố gắng thâm nhập cũng như thể hiện bản lĩnh của mình. Phần lớn người cao tuổi trầm cảm nhẹ có kết quả công việc giảm sút, tuy nhiên một số trường hợp ban đầu người cao tuổi lại cảm thấy công tác có hiệu quả nhưng sau đó kết quả lao động lại giảm sút.

Một số ít các trường hợp đã ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt và có thể ngừng các sinh hoạt, hoạt động thường ngày.

Chẩn đoán TC nhẹ khi có tối thiểu 2 trong số các triệu chứng chủ yếu và 2 trong số các triệu chứng phổ biến.

1.3.3.2.Trầm cảm vừa

Ở mức độ trầm cảm này các triệu chứng có tính đặc thù tâm thần rõ ràng hơn, người bệnh và gia đình dễ dàng nhận biết và thường đến khám ở các cơ sở tâm thần.

NCT bị trầm cảm thường đã bị ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động thường ngày do các triệu chứng gây ra. Khi người cao tuổi có những triệu

chứng này thì khó khăn trong việc duy trì các sinh hoạt, học tập cũng như các mối quan hệ xã hội, kết quả lao động giảm sút hẳn hay phải ngừng lao động.

Trong nhiều trường hợp các triệu chứng cơ thể nổi bật, buộc phải trải qua nhiều kiểm tra y tế.

Chẩn đoán TC vừa khi có tối thiểu 2 trong số các triệu chứng chủ yếu và 3 trong số các triệu chứng phổ biến.

1.3.4.3.Trầm cảm nặng.

Trong giai đoạn trầm cảm nặng, người bệnh thường biểu lộ buồn chán nặng hoặc kích động, trừ khi biểu hiện chậm chạp rõ nét. Mất tự tin hoặc cảm thấy vô dụng hoặc tội lỗi dường như chiếm ưu thế. Tự sát là hành vi nguy hiểm rõ ràng trong những trường hợp đặc biệt trầm trọng.

Có thể trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần, các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm.

Chẩn đoán TC nặng khi có 3 triệu chứng chủ yếu và tối thiểu là 4 trong số các triệu chứng phổ biến. Ngoài ra dựa vào sự có hay không các triệu chứng loạn thần mà người chia TC nặng thành 2 loại:

Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần

1.4. CÁC CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP TRONG RỐI LOẠN TRẦM

Trong tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU (Trang 32-35)