• Không có kết quả nào được tìm thấy

- HS thực hiện được phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).

- HS vận dụng tính được độ dài đường gấp khúc. Rèn kĩ năng tính, giải toán cho HS.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

* HS làm các bài: Bài 1( cột 1, 2,3); bài 2(cột 1,2,3); bài 3(a); bài 4. HSNK làm được bài 1( cột 4,5); bài 2( cột 4,5); bài 3(b). bài 5

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ,vbt 2. Học sinh: VBT, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5)

- Tổ chức trò chơi “Món quà tặng bạn”

GV hướng dẫn cách chơi: Cả lớp vừa hát vừa chuyền tay 1 hộp quà. Bài hát dừng ở bạn nào bạn đó được quyền mở hộp quà

HS1: Đặt tính rồi tính 45 + 55

HS 2: Tính độ dài đường gấp khúc biết số đo các đoạn là 56cm, 28cm

- GV nhận xét, đánh giá.

-HS tham gia chơi.

Kết quả: 100 84cm

- Qua trò chơi các con đã được ôn lại cách đặt tính và tính những số có 2 chữ số. Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về cách cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần) nhé.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)

a.Giới thiệu phép cộng 435 + 127 - Giáo viên ghi bảng phép tính

435 + 127 = ?

-Yêu cầu tự đặt tính và tính ra kết quả?

- Mời một em thực hiện trên bảng.

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét.

- Phép cộng này có gì khác so với các phép cộng đã học?

b. Phép cộng 256 + 162 - Giáo viên ghi bảng phép tính.

256 + 162 = ?

-Yêu cầu tự đặt tính và tính ra kết quả?

- Mời một em thực hiện trên bảng.

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét.

- Vậy ở ví dụ này có gì khác so với phép tính ở ví dụ 1 chúng ta vừa thực hiện?

+ Muốn cộng hai số có đến 3 chữ số ta làm như thế nào?

- Gọi nhiều HS nhắc lại.

3. Hoạt động luyện tập thực hành:

Bài 1: (5)

- Quan sát lên bảng để nắm về cách đặt tính và tính.

- HS tự đặt tính và tính ra giấy nháp.

- Một HS thực hiện : 435 +

127 562 - HS cùng GV nhận xét.

- Học sinh rút ra nhận xét phép cộng này khác với phép cộng đã học là phép có nhớ sang hàng chục .

- Quan sát lên bảng để nắm về cách đặt tính và tính

- HS tự đặt tính và tính ra giấy nháp.

- Một HS thực hiện : 256 +

162 418 - HS cùng GV nhận xét.

- 2 HS nối tiếp nêu.

+ Đặt tính sao cho các chữ số thuộc từng hàng thẳng cột rồi viết dấu cộng kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.

- Nhắc lại QT.

- GV gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt về cách cộng số có ba chữ số.

Bài 2: (5)

- GV gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3: (5)

- GV gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

- GV lưu ý cách đặt tính, cách tính và phép tính cộng số có hai chữ số với số có ba chữ số (phần b)

Bài 4: (5)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Đường gấp khúc ABC gồm mấy

- Một em nêu đề bài 1.

- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở:

146 +

214 360...

- Học sinh nhận xét bài bạn.

- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau - Một em nêu đề bài 2.

- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở:

256 452 166 + + + 182 361 283 438 813 449...

- Học sinh nhận xét bài bạn .

- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.

- Một em nêu đề bài 3.

- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở:

235 256 + + 417 70 652 326...

- 2 HS khác nhận xét bài bạn.

- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.

- Tính độ dài đường gấp khúc ABC - Gồm 2 đoạn

đoạn?

- Mỗi đoạn có độ dài là bao nhiêu?

- GV nhận xét, đánh giá.

- Muốn tính được độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (5p)

- Tìm một số tự nhiên, biết rằng nếu lấy số đó trừ đi số lẻ nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau thì được 389?

+ Muốn cộng hai số có đến 3 chữ số ta làm như thế nào ?

- Nhận xét giờ học

- 126 cm và 137 cm

- HS làm bài vào vở, 1HS làm bài bảng lớp.

Bài giải

Độ dài đường gấp khúc là:

126 + 137 = 263(cm) Đáp số: 263cm -Tính tổng độ dài các đoạn thẳng.

- Số lẻ nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau là 101. Vậy số tự nhiên trừ đi 101 để được 389 là: 389+101= 490

- Đặt tính sao cho các chữ số thuộc từng hàng thẳng cột rồi viết dấu cộng kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái…

- HS lắng nghe.

CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) TIẾT 2: CHƠI THUYỀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.

- Điền đúng vào chỗ trống các vần ao / oao (BT2).

- Học sinh chăm chỉ viết bài, có trách nhiệm tụ giác với công việc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:Bảng phụ viết bài 2, VBT.

2. Học sinh: vở ôli,vbt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(4'):

- GV mở nhạc bài hát Nét chữ,nết người yêu cầu HS hát và vận động phụ họa theo lời bài hát.

- Bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?

Vậy để chúng ta luyện tập viết chữ được đẹp hơn, cô và các con cùng nhau học bài chính tả hôm nay nhé.

- HS hát và vận động phụ họa theo lời bài hát.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

- Giáo viên đọc mẫu bài lần 1 bài thơ - Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm.

+ Những chữ nào trong bài viết hoa?

- Yêu cầu đọc thầm và nêu nội dung của từng khổ thơ?

- Mỗi dòng có mấy chữ?

- Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép? Vì sao?

- Ta nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? - Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.

- Giáo viên nhận xét đánh giá .

* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.

* Đọc cho HS soát lại bài.

* Nhận xét, chữa bài.

3. Hoạt động luyện tập thực hành:(7') Bài 2 :

- Nêu yêu cầu của bài tập .

- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập lên - Yêu cầu HS dưới lớp làm vào vở bài tập.

- Gọi hai học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá . Bài 3b:

- Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài 3b . - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS báo cáo bài.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

4. Hoạt động vận dụng( 6)

-Yêu cầu Hs tìm các tiếng có âm đầu l- n.

- GV nhận xét giờ học, chữ viết của hs.

- Trò chơi dân gian rất bổ ích. Mọi học sinh nam và nữ đều nên tham gia

- Cả lớp theo dõi GV đọc bài.

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.

- 2HS đọc lại bài thơ.

+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ.

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài + Khổ thơ 1: Tả các bạn đang chơi chuyền

+Khổ 2: Chơi chuyền giúp tinh mắt, nhanh nhẹn…

- Mỗi dòng thơ có 3 chữ.

- Các câu đặt trong ngoặc kép là (Chuyền …đôi) vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này .

- Viết từ ô thứ 3 tính từ lề vào

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con:

chuyền chuyền, hòn cuội, sáng ngời, dẻo dai.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.

- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu bài.

- 2 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.

- Lớp thực hiện làm vào vở bài tập:

Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS lắng nghe.

- Một học sinh đọc đề bài . - Cả lớp làm vào VBT.

- HS báo cáo bài: ngang, ,hạn, đàn, … - HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

- HS nối tiếp nêu.

- Dặn hs về nhà luyện viết bài.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 1: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG