• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.5. Các bước tiến hành

2.2.4.2. Nghiên cứu can thiệp

- Nhóm chỉ số liên quan đến RLGN chức năng và thực thể: Qua đánh giá cảm thụ, NSHNTQ, ghi âm và phân tích giọng nói.

- Nhóm chỉ số liên quan tới LPR và bệnh lý TMH kèm theo: Qua chỉ số

RSI và RFS, nội soi TMH.

- Nhóm chỉ số về hiệu quả điều trị: phối hợp điều trị nội khoa, vệ sinh giọng nói và luyện giọng tại các thời điểm T0,T1,T2.

+ Cải thiện RLGN

+ Cải thiện bệnh TMH và LPR

+ Qua đánh giá cảm thụ, NSHNTQ, ghi âm và phân tích giọng nói.

- Nhóm chỉ số liên quan tới tuân thủ và duy trì các phác đồ và phương pháp tập luyện.

+ Nội soi thanh quản: Đánh giá về giải phẫu và hoạt động của thanh quản khi phát âm, các tổn thương thực thể tại dây thanh, điểm RFS.

+ Đánh giá tình trạng trào ngược họng thanh quản: qua 2 bảng chỉ số

RSI và RFS.

Bảng điểm RSI: Bệnh nhân trả lời bằng cách đánh dấu vào câu trả lời thích hợp: Trong vòng 1 tháng gần đây, các triệu chứng sau ảnh hưởng tới bạn như thế nào? (Hướng dẫn gợi ý khai thác RSI, Phụ lục 3B)

Các triệu chứng cơ năng

Mức độ nặng

(0 = Không bị; 1= Rất nhẹ;

2= Nhẹ; 3 = Vừa; 4 = Nặng;

5= Rất nặng)

0 1 2 3 4 5

1. Khàn tiếng hoặc có vấn đề về giọng nói 2. Đằng hắng

3. Nhiều dịch nhầy họng hoặc chảy mũi sau 4. Nuốt thức ăn, dịch, thuốc khó

5. Ho sau khi ăn hoặc sau khi nằm 6. Cảm giác khó thở

7. Ho khó chịu

8. Cảm giác có dị vật trong họng 9. Nóng rát, đau ngực, ợ hơi, ợ chua

Tổng điểm RSI (45 điểm)

RSI > 13 được cho là bất thường và gợi ý LPR (độ tin cậy 95%) 78.

Bảng điểm RFS: Đánh giá qua nội soi hạ họng thanh quản Hình ảnh trên nội soi Điểm số

Rãnh dây thanh giả 0: không ; 2: có

Xóa buồng thanh thất 2: một phần; 4: toàn bộ

Sung huyết 2: chỉ sụn phễu; 4: lan tỏa

Nề dây thanh 1: nhẹ; 2: vừa; 3: nặng; 4: dạng polyp Phù nề thanh quản tỏa lan 1: nhẹ; 2: vừa; 3: nặng; 4: tắc nghẽn Phì đại mép sau 1: nhẹ; 2: vừa; 3: nặng; 4: tắc nghẽn

Tổ chức hạt 0: không; 2: có

Dịch nhầy nhiều trong thanh quản 0: không; 2: có Tổng điểm RFS (26 điểm)

Tổng điểm >7 được chẩn đoán là LPR (độ tin cậy 95%).

+ Chọn đối tượng vào nghiên cứu can thiệp: Tất cả các GV sau khám sàng lọc được chẩn đoán có RLGN sẽ được đưa vào nhóm nghiên cứu can thiệp.

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán RLGN: dựa vào phiếu khám sàng lọc thông qua 3 thông số gồm: Có từ trên 1 triệu chứng cơ năng của RLGN qua phiếu khảo sát trong 1 tháng gần đây, qua đánh giá cảm thụ giọng nói và kết quả nội soi thanh quản.

2.2.5.2. Mục tiêu 2: Tất cả các GV sau khám sàng lọc được chẩn đoán có RLGN sẽ được đưa vào nhóm nghiên cứu can thiệp, tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào phiếu khám sàng lọc thông qua 3 thông số: Có từ trên 3 triệu chứng cơ năng qua phiếu khảo sát các thông tin về RLGN trong 1 tháng gần đây, qua đánh giá cảm thụ giọng nói và kết quả nội soi thanh quản.

- Quy trình đối với nhóm nghiên cứu can thiệp ở lần đầu (T0):

 Bước 1: GV được giải thích về quy trình can thiệp và đồng ý tham gia nghiên cứu.

 Bước 2: Các GV có RLGN đồng ý tham gia nghiên cứu của từng trường sẽ được mời đến BV TMH TW để tham gia nghiên cứu can thiệp theo lịch cụ thể.

 Bước 3: Khám bệnh, hướng dẫn điều trị, áp dụng các biện pháp can thiệp:

 Các nội dung cụ thể trong một lần khám như sau:

+ GV trả lời các câu hỏi theo mẫu trong bệnh án nghiên cứu

+ Hỏi bệnh, khám lâm sàng để đánh giá cảm thụ giọng nói, sử dụng thang điểm GRBAS.

+ Nội soi hoạt nghiệm thanh quản, ghi vào bệnh án nghiên cứu, các bệnh nhân có chỉ định điều trị nội khoa: Cho đơn thuốc, hướng dẫn chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng đến giọng nói.

+ Ghi âm giọng nói trong buồng cách âm, mã hóa để phân tích âm.

+ Hướng dẫn GV: Vệ sinh giọng nói và các bài luyện giọng, có kiểm tra và đánh giá việc tiếp thu bài tập tại lần khám này. phát sổ tay hướng dẫn luyện giọng và vệ sinh giọng nói cho từng giáo viên.

+ Hướng dẫn cho GV các bài tập giọng ở lần can thiệp đầu tiên là các chuyên gia của khoa Thính Thanh học, các lần tiếp theo do NCS hướng dẫn.

+ Hướng dẫn giải quyết các thắc mắc, khó khăn trong lúc luyện tập qua điện thoại của NCS.

+ Hẹn khám lại sau 6-8 tuần.

Nghiên cứu được thực hiện theo nhóm và liên tục, kể cả trong thời gian năm học. Ưu tiên can thiệp lần 1 vào dịp nghỉ hè để GV có thời gian làm quen

với bài tập và thực hành theo hướng dẫn. Các GV đến BV vào các ngày thứ 7 và chủ nhật để có không gian và thời gian phù hợp.

- Quy trình đối với nhóm nghiên cứu can thiệp ở lần thứ 2 (T1):

+ Tất cả các GV đã được khám và hướng dẫn điều trị lần 1.

+ Các bước tiến hành tương tự lần 1.

+ Loại khỏi nghiên cứu các GV không tập theo hướng dẫn, không điều trị nội khoa hoặc khám lại sau thời gian quá xa so với lần khám thứ nhất (trên 10 tuần).

+ Số lượng GV tham gia các lần khám sau thường giảm vì GV bị loại khỏi nghiên cứu, GV thấy đỡ nhiều hoặc khỏi nên không khám lại.

+ Hẹn khám lại sau 3-4 tháng để đánh giá hiệu quả can thiệp.

- Quy trình đối với nhóm nghiên cứu can thiệp ở lần thứ 3 (T2):

+ Tất cả các GV đã được khám và hướng dẫn điều trị lần 2.

+ Đánh giá các thông số và tiến hành như lần 1 và 2.

+ Thời gian đánh giá từ 3-4 tháng sau lần khám thứ 2 + Đánh giá sự tuân thủ, kết quả can thiệp.

+ Số lượng GV tham gia lần khám thứ 3 thường giảm hơn lần 2 vì GV thấy kết quả tốt hơn hoặc GV nắm rõ và áp dụng các bài tập theo đúng hướng dẫn nên nghĩ không cần tiếp tục khám.

Sơ đồ nghiên cứu

Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu GV 20 trường

Phỏng vấn định lượng, nghe

đánh giá chất giọng Khám lâm sàng và nội soi thanh quản

Có RLGN

Giai đoạn T0:

- Bước 1: GV được giải thích về quy trình can thiệp và đồng ý tham gia NC - Bước 2: GV đến Bệnh viện TMH Trung ương tham gia nghiên cứu can

thiệp theo lịch hẹn.

- Bước 3: GV được khám bệnh, hướng dẫn điều trị, áp dụng các biện pháp can thiệp (nội soi hoạt nghiệm, ghi âm, hướng dẫn VSGN, luyện giọng...) - Hẹn khám lại sau 6-8 tuần.

Giai đoạn T1:

- Tất cả các GV được khám và hướng dẫn điều trị như giai đoạn T0 - Hẹn khám lại sau 3-4 tháng

Giai đoạn T2:

- Tất cả các GV được khám và hướng dẫn điều trị như giai đoạn T1.

- Đánh giá cuối kỳ.