• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học về chức năng, thực thể và các bệnh lý tai mũi họng kèm theo

4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

CHƯƠNG 4

đặc điểm khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Nam, đây là cơ sở để

đánh giá một khác biệt trong phát âm nào đó là thuộc về RLGN hay là đặc điểm phát âm của phương ngữ100.

Nghiên cứu lựa chọn đối tượng là GV vì đây là nghề phải sử dụng giọng nói như một công cụ và là nghề có nguy cơ mắc RLGN cao hơn so với các nghề nghiệp khác 6, 56. Nghiên cứu tập trung vào đối tượng là GV nữ vì thực tế tại các trường tiểu học trên cả nước và tại huyện Gia Lâm, đội ngũ GV chủ yếu là nữ giới. Tỷ lệ nữ giới ở các khối trường tiểu học của huyện Gia Lâm là 92,9% (636/687). Thêm vào đó, do đặc điểm sinh lý cơ quan phát âm, các bệnh giọng thanh quản do lạm dụng giọng thường gặp nhiều hơn ở nữ giới 15, 99. Thực tế này đã được các nghiên cứu trên thế giới chứng minh tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn ở nam gấp 2 - 3 lần 10, 11. Chính vì những lý do trên mà

nghiên cứu lựa chọn đối tượng là GV nữ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi từ 30-40 và nhóm 41-55 chiếm tỷ lệ cao nhất trên nhóm GVTH với tổng số chiếm hơn 77%, tiếp đến là nhóm tuổi từ 22-30 chỉ chiếm 22,9%. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Ehrlson de Sousa và cộng sự năm 2019 trên 133 giáo viên tiểu học cho thấy đa số giáo viên là nữ và trong độ tuổi từ 31-40 tuổi, chiếm 41,35% 101. Tỷ lệ giáo viên từ 46-55 tuổi cũng chiếm tỷ lệ tương tự như nghiên cứu của Roy 102 và nghiên cứu của Usha và cộng sự thực hiện ở Ấn Độ 103.

4.1.2. Thực trạng mắc các triệu chứng rối loạn giọng nói

Trong tổng số 476 GVTH được phỏng vấn, có 87,8% mắc RLGN (Bảng 3.6). Tỷ lệ mắc trên 3 triệu chứng của RLGN là 70% (Biểu đồ 3.3), trong đó các triệu chứng hay gặp là mất giọng từng lúc (64%); nói mau mệt (60,1%); hụt hơi khi nói (57,9%) và giọng khàn (55,8%) (Biểu đồ 3.3).

Những số liệu trên chứng tỏ rằng tỷ lệ và tần suất mắc RLGN của GVTH huyện Gia Lâm rất cao, được thể hiện qua số lượng người bị mắc và cả số lượng triệu chứng đã mắc. Các triệu chứng không chỉ biểu hiện qua giọng nói mà còn có rất nhiều biểu hiện khó chịu khác liên quan trong quá trình nói, quá trình dạy học và cơ thể của người bệnh. Rối loạn giọng nói đã

gây ảnh hưởng đến giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp của GV.

Ở nước ta hiện nay chưa nhiều những báo cáo và những điều tra cụ thể

về RLGN ở nữ GVTH, Nghiên cứu của Trần Duy Ninh năm 2010 trên 416 GVTH tại TP Thái Nguyên 27 cho thấy tỷ lệ mắc RLGN của là 76,2% và có 46,88% GV mắc trên 3 triệu chứng. Trên thế giới đã có rất nhiều những nghiên cứu chứng minh rằng GV là đối tương nguy cơ cao bị mắc RLGN.

Nghiên cứu của tác giả Luce năm 2014 trên 157 GVTH (98% là nữ) tại Ý cho thấy 68,7% mắc RLGN và có biểu hiện của các triệu chứng khác nhau của bệnh giọng thanh quản 104. Nghiên cứu của tác giả Smith và cộng sự trên 554 GV và 220 người làm các ngành nghề khác cho thấy GV là đối tượng mắc RLGN nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 32%, trong khi đó chỉ có 1% những người thuộc ngành nghề khác mắc chứng bệnh này 17. Nghiên cứu của Chaitanya cà CS ở Vương quốc Anh trên 210 giáo viên tiểu học, 244 giáo viên trung học, 304 người trưởng thành không phải là giáo viên (nhân viên văn phòng). Kết quả cho thấy có 30% giáo viên, 9% nhân viên văn phòng có RLGN. Phần lớn các giáo viên (có biểu hiện đa triệu chứng) các RLGN đã thực sự ảnh hưởng đến khả năng dạy học và vấn đề liên quan đến giọng nói là nguyên nhân làm cho họ căng thẳng 105. Nghiên cứu của tác giả Silverio và cộng sự qua quá trình phỏng vấn và thăm khám thanh quản cho 42 GV cho thấy có 73% đối tượng có vấn đề về giọng nói, trong đó 57,14% GV có triệu chứng khàn giọng mức độ trung bình, 78,57% cho biết giọng nói có hơi thở và 52,38% phải gắng sức khi nói 106. Nghiên cứu trên 478 giáo viên ở Nga năm 2019 cho thấy có 103 (21,5%) giáo viên có viêm thanh quản mạn tính và 375 giáo viên

(78,5%) là không có viêm thanh quản. Nghiên cứu của Alrahim và cộng sự năm 2018 trên 187 giáo viên ở Saudi Arab cho thấy có 27% giáo viên bị khàn tiếng, giáo viên ở trường công lập có nguy cơ bị khàn tiếng cao hơn giáo viên ở các trường tư thục 13.

Qua các kết quả trên cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ RLGN giữa các khu vực trên thế giới, điều này cho thấy vấn đề liên quan đến RLGN là khá phổ biến và nghiêm trọng. Sự khác nhau về tỷ lệ RLGN có thể được giải thích do co việc sử dụng các bộ câu hỏi khác nhau, phương pháp phỏng vấn hay tiêu chí lựa chọn của từng nghiên cứu.

Tỷ lệ tổn thương thanh quản của nữ GVTH tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, rối loạn giọng căng cơ là nguyên nhân gặp nhiều nhất trong nhóm GV có RLGN với tỷ lệ là 78,7% (Bảng 3.7).

Theo phân loại: RLGN ở GV thuộc căn nguyên hành vi và thường gặp nhất là RLGN do căng cơ, đây là tình trạng căng quá mức của nhóm cơ trong thanh quản, có giọng nói bất thường nhưng không có tổn thương thực thể của thanh quản, bệnh xảy ra trên những người lạm dụng giọng nói hoặc sử dụng giọng nói không đúng cách. Trong nghiên cứu này tỷ lệ giáo viên có RLGN cơ năng chiếm 78,7%, các tổn thương thanh quản khác gặp với tỷ lệ thấp hơn: viêm thanh quản mạn tính gặp 17,46%; hạt xơ dây thanh (1,91%); polyp dây thanh (0,96%) và một số bệnh dây thanh khác (0,96%) (Bảng 3.7).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi với nhóm RLGN có tổn thương tại thanh quản cũng phù hợp với các nghiên cứu của Trần Duy Ninh 27 trên GVTH TP Thái Nguyên: viêm dầy dây thanh (10,82%); hạt xơ dây thanh (2,88%). Phạm Thị Ngọc 26 trên GVTH Huyện Đông Anh TP Hà Nội: Viêm dầy dây thanh (15,77%); hạt xơ dây thanh (4,35%); polyp dây thanh (0,67%).

Riêng tỷ lệ RLGN căng cơ trong nghiên cứu này là 78,7% và cao hơn nhiều so với 2 tác giả Trần Duy Ninh (8,17%) và của Phạm Thị Ngọc (9,60%), sự chênh lệch có thể do tiêu chuẩn chẩn đoán, cách thu thập số liệu của các nghiên cứu có khác nhau, Rối loạn giọng căng cơ là giai đoạn đầu của các tổn thương thứ phát ở thanh quản như: viêm thanh quản mạn tính, viêm dầy dây thanh, hạt xơ dây thanh…

4.1.3. Các bệnh TMH kèm theo với tình trạng RLGN trên nhóm nữ GVTH