• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Thiết bị nghiên cứu

2.2.3.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Thực hiện tại các trường Tiểu học - Bộ câu hỏi, Bệnh án nghiên cứu

- Máy nội soi tai mũi họng với optic 0 độ và 70 độ

2.2.3.2. Nghiên cứu can thiệp: Thực hiện tại Bệnh viện TMH TW - Bộ câu hỏi; Bệnh án nghiên cứu:

- Máy thu âm, máy tính, phần mềm PRAAT phân tích - Buồng cách âm (Buồng đo thính lực)

- Máy nội soi hoạt nghiệm thanh quản

- Sổ tay hướng dẫn vệ sinh giọng nói và luyện giọng (phụ lục 9) 2.2.3.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu can thiệp:

* Ghi âm và phân tích giọng nói:

- Phương pháp ghi âm:

+ GV được nhóm nghiên cứu trực tiếp ghi âm tại bệnh viện TMH Trung ương, phòng cách âm đạt tiêu chuẩn với âm nền mức 35-40dBA. Máy ghi âm chuyên dụng Zoom Handy Recorder H4n có thể chuyển các tín hiệu âm thanh từ thẻ nhớ vào máy vi tính.

+ GV được hướng dẫn đọc nguyên âm /a/, /i/ và /u/ mỗi nguyên âm 3 lần, mỗi lần kéo dài tối thiểu 3 giây, đọc với cao độ và cường độ thoải mái nhất. Tiếp theo đọc các từ chứa thanh điệu: "Ta" "Tà", "Tá", "Tả", "Tã" "Tạ"

"Táp" "Tạp" mỗi từ đọc 3 lần, GV đọc tự nhiên với ngữ điệu và cường độ thoải mái nhất. Khoảng cách giữa miệng và microphone là 30 cm. Các mẫu giọng ghi âm được mã hóa trước khi đi phân tích.

Hình 2.1. Phương tiện ghi âm giọng (Nguồn: Ảnh chup tại BV Tai Mũi Họng Trung ương)

- Phương pháp phân tích các mẫu giọng nói: Tín hiệu chất thanh của giọng nói được chuyển đổi kỹ thuật số và được lưu dưới dạng file [*.wav] và phân tích bằng phần mềm ngữ âm PRAAT.

- Kết quả phân tích âm học: Phân tích các biến số: F0, Jitter, shimmer và HNR để đánh giá mức độ của RLGN.

+ F0: Tần số cơ bản

+ Jitter: Nhiễu loạn về tần số, Jitter tăng khi có RLGN

+ Shimmer: Nhiễu loạn về biên độ, Shimmer tăng khi có RLGN, nhưng ít giá trị hơn Jitter.

+ HNR: Tỷ lệ tiếng thanh trên tiếng ồn, HNR giảm khi có RLGN.

* Thu thập số liệu cảm thụ bằng thang GRBAS:

- Đánh giá cảm thụ qua nghe mẫu giọng nguyên âm /a/ của các đối tượng nghiên cứu. Lý do sử dụng nguyên âm /a/ là vì các phân tích chất thanh được thực hiện trên nguyên âm này. Do đó việc dùng nguyên âm /a/ để đánh giá cảm thụ sẽ giúp cho việc đối chiếu cảm thụ - chất thanh hợp lý hơn. Các mẫu giọng được phát từ máy tính Dell Inspiron 14, thông qua bộ chuyển đổi

digital-to-analogue converter (DAC) và phát qua loa Bose Soundlink. Hệ thống này bảo đảm chất lượng nguyên vẹn các mẫu giọng gốc. Cường độ âm phát ra được giữ ổn định và điều chỉnh sao cho thoải mái nhất đối với người đánh giá.

- Trước khi tiến hành đánh giá cảm thụ thực sự, nhóm đánh giá sẽ có một buổi tập huấn để thống nhất cách đánh giá.

- Người đánh giá cho điểm từng thông số G, R, B, A, S bằng cách khoanh vào 1 điểm số phù hợp (0, 1, 2... đến 10) trên thang điểm cách đều (EAI) các mức độ từ nhẹ đến nặng cho từng thông số, tương đương với mức độ biểu hiện của thông số đó.

* Nội soi hoạt nghiệm thanh quản:

- Thực hiện tại khoa Thính Thanh học - Bệnh viện TMH Trung ương - Soi hoạt nghiệm thanh quản bằng máy Pulsar II (Karl - Storz, Đức).

- Đánh giá kết quả: Theo bảng.

Hình 2.2. Hệ thống soi hoạt nghiệm thanh quản (Nguồn: Ảnh chụp tại BV Tai Mũi Họng Trung ương)

Bảng 2.1: Kết quả nội soi hoạt nghiệm thanh quản

Nội dung Trái Phải

1. Tổn thương niêm

mạc dây thanh

 Nề  Nề

 Xung huyết  Xung huyết

 Nhày đặc  Nhày đặc

 Hạt xơ  Hạt xơ

 Polyp  Polyp

Không tổn thương niêm mạc Không tổn thương niêm mạc 2. Sóng

niêm mạc

 Không

 Có

 Không

 Có 3. Biên độ

sóng

 Bình thường

 Giảm

 Tăng

 Bình thường

 Giảm

 Tăng 4. Độ cân

xứng sóng

 Không cân

 Cân

 Không cân

 Cân 5. Bình diện

khép

 Bằng nhau

 Chênh lệch

 Bằng nhau

 Chênh lệch 6. Tính chu

kỳ

 F0= Hz

 Đều

 Không đều

 Gián đoạn

 F0= Hz

 Đều

 Không đều

 Gián đoạn 7. Thanh

môn pha đóng

 Kín

 Không kín

 Kín

 Không kín

Khe hở hình: ……… Khe hở hình: ………

8. Co thắt

 Không

 Có

 Không

 Có Co thắt trước sau độ I II III IV

Co thắt bên độ I II III IV

Co thắt trước sau độ I II III IV Co thắt bên độ I II III IV Chẩn đoán sau nội soi hoạt nghiệm thanh quản: ………....

2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 2.2.4.1. Nghiên cứu mô tả

- Nhóm chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng trong nhóm nghiên cứu:

Dân tộc, tôn giáo, tuổi đời, tuổi nghề, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn.

- Nhóm chỉ số về đặc điểm nghề nghiệp: Số ngày tham gia dạy học trung bình trong một tuần, số tiết dạy học bình quân trong một ngày, thời gian đứng lớp, số học sinh trung bình trong một lớp.

- Nhóm các chỉ số mô tả thực trạng RLGN trong nghiên cứu:

+ Tỷ lệ mắc RLGN: Đối tượng có từ 1 đến nhiều thay đổi trong chất giọng hoặc những khó chịu trong quá trình phát âm qua đánh giá cảm thụ.

+ Số triệu chứng RLGN/GV: Tỷ lệ đối tượng mắc từ 1 - 3 triệu chứng RLGN và tỷ lệ đối tượng mắc >3 triệu chứng RLGN trên tổng số đối tượng nghiên cứu.

+ Tỷ lệ mắc RLGN của GV có những thay đổi về giải phẫu ở thanh quản qua nội soi thanh quản.

+ Tỷ lệ mắc bênh trào ngược họng thanh quản và các bệnh lý tai mũi họng kèm theo.

- Nhóm các chỉ số liên quan đến KAP của đối tượng về vệ sinh giọng nói:

+ Kiến thức (Knowledge - K) về vệ sinh giọng nói của GV với RLGN:

Mối liên quan giữa các mức độ hiểu biết khác nhau (tốt, trung bình, yếu) với RLGN.

+ Thái độ (Attitude - A) về vệ sinh giọng nói của GV với RLGN: Liên quan giữa các mức thái độ khác nhau (tốt, trung bình, yếu) với RLGN.

+ Thực hành (Practice - P) về vệ sinh giọng nói của GV với RLGN:

Liên quan giữa các mức độ thực hành (tốt, trung bình, yếu) với RLGN.

+ Đánh giá tổng hợp kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) vệ sinh giọng nói của GV theo các mức (tốt, trung bình và yếu) với RLGN.

2.2.4.2. Nghiên cứu can thiệp

- Nhóm chỉ số liên quan đến RLGN chức năng và thực thể: Qua đánh giá cảm thụ, NSHNTQ, ghi âm và phân tích giọng nói.

- Nhóm chỉ số liên quan tới LPR và bệnh lý TMH kèm theo: Qua chỉ số

RSI và RFS, nội soi TMH.

- Nhóm chỉ số về hiệu quả điều trị: phối hợp điều trị nội khoa, vệ sinh giọng nói và luyện giọng tại các thời điểm T0,T1,T2.

+ Cải thiện RLGN

+ Cải thiện bệnh TMH và LPR

+ Qua đánh giá cảm thụ, NSHNTQ, ghi âm và phân tích giọng nói.

- Nhóm chỉ số liên quan tới tuân thủ và duy trì các phác đồ và phương pháp tập luyện.