• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chất lượng nguồn nhân lực thành phố Hải Phòng

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng

4.1.9. Chất lượng nguồn nhân lực thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án lớn, áp dụng công nghệ cao, công nghệ và quản lý tiên tiến đầu tư vào KKT, các KCN; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả. Đồng thời, định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, lựa chọn các dự án của các nhà đầu tư có suất đầu tư cao, vốn lớn, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, có giá trị gia tăng cao, sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Trong các nhiệm vụ trọng tâm đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững của thành phố ngày càng đặt ra những nhiệm vụ và thách thức mới.

Tại Hải Phòng, các dự án đầu tư vào các KCN trong thời gian qua đã sử dụng khoảng 45 nghìn lao động, trong đó đội ngũ quản lý gần 5.500 người, lao động kỹ thuật gần 8.000 người, còn lại hơn 30.000 lao động phổ thông chưa qua đào tạo, tỷ lệ của đối tượng lao động này lên tới trên trên 65% và tỷ lệ lao động nữ của cả ba đối tượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học, công nhân kỹ thuật và lao động chưa qua đào tạo cũng rất cao, chiếm tỷ lệ trên 67,4%. Điều đó phản ánh một thực trạng là trình độ khoa học công nghệ của các dự án đã và đang hoạt động trong các KCN chỉ đạt ở mức độ nhất định.

Hải Phòng không phải là một địa phương có dân số đông, song thời gian qua vẫn đáp ứng được nhu cầu lao động, tuy nhiên hiện nay việc gia tăng dân số cơ học ở mức độ thấp đã dẫn đến hiện tượng thiếu lao động phổ thông cục bộ ở một số quận, huyện nơi có KCN, KKT. Trước thực tế khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay, đòi hỏi Hải Phòng phải có kế hoạch đào tạo mới, đào

tạo lại nguồn nhân lực hiện có của thành phố để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới.

Trước yêu cầu về hội nhập ngày càng sâu rộng và phù hợp với chiến lược thu hút đầu tư được quan tâm trong lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ cao, đặc biệt, sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, cơ cấu kinh tế thế giới sẽ thay đổi theo hướng phát triển các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ kỹ thuật cao hơn. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực, cách thức tuyển chọn và sử dụng nhân lực tại các doanh nghiệp trong KCN, KKT Hải Phòng có những điểm yếu căn bản sau: ( Phạm Minh Lộc, 2015).

Một là, đến nay, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, thành phố Hải Phòng đã có 4 trường đại học của Trung ương và địa phương, 61 cơ sở đào tạo nghề, gồm: 11 trường Cao đẳng nghề, 14 trường Trung cấp nghề, 20 Trung tâm dạy nghề (trong đó có 10 trung tâm dạy nghề công lập thuộc quận, huyện), 2 trường dạy nghề và 17 cơ sở khác có tham gia dạy nghề với nhiều hình thức và trình độ khác nhau (bao gồm các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung tâm Giới thiệu việc làm, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có đăng ký tham gia dạy nghề). Tuy nhiên, số cơ sở dạy nghề chuyên đào tạo những nghề của thành phố còn thiếu lại chưa đồng bộ và dàn trải; ngành nghề và nội dung chương trình đào tạo, tác phong công nghiệp trong lao động, kỹ năng làm việc và nhất là cơ sở vật chất (phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành…) chưa gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Các chương trình khung của Tổng cục Dạy nghề qui định còn bao gồm nhiều kỹ năng trong một trình độ, thiếu chuyên sâu. Trong khi đó, nội dung đầu tiên và căn bản cần trang bị cho người lao động của đào tạo nghề nghiệp là đạo đức, tác phong, tính kỷ luật, kiến thức pháp luật lao động và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu trong lao động sản xuất…

bị bỏ qua.

Công tác đầu tư nghề trọng điểm cho từng trường, từng khu vực còn cảm tính, chưa có đánh giá chi tiết về nhu cầu thực tiễn của từng địa bàn khi định hướng và phân bổ các dự án nghề trọng điểm, dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu và lãng phí nguồn lực ( Phạm Minh Lộc, 2015).

Hai là, phân luồng trong giáo dục ở thành phố triển khai chậm và không quyết liệt, hương nghiệp cho học sinh THCS yếu, dẫn đến mất cân đối nguồn nhân lực, đa số học sinh tốt nghiệp THCS vẫn tiếp tục muốn học lên hệ THPT theo tư duy “học để làm quan” và nhà trường cũng theo tư duy đó, dẫn đến cảnh thừa thầy, thiếu thợ. Đầu vào của các trường nghề đa số là các học sinh có kết quả học tập yếu, kém, tư duy nhận thức mục tiêu học tập rất hạn chế và xu hướng không muốn học nghề ( Phạm Minh Lộc, 2015).

Ba là, công tác đào tạo của các trường đại học, các trường chuyên nghiệp nặng về lý thuyết, yếu kém về ngoại ngữ, không sát với nhu cầu của thị trường lao động. Luật Giáo dục đại học và Luật Dạy nghề đã cắt khúc hoạt động đào tạo, thiếu tính liên thông, sau khi Luật Dạy nghề được thay thế bằng Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015 cũng chưa rõ ràng về phân công nhiệm vụ cơ quan đầu mối triển khai, nên luật chậm đi vào cuộc sống ( Phạm Minh Lộc, 2015).

Bốn là, các doanh nghiệp tự tuyển dụng và đào tạo, bộ phận nhân sự ở một số doanh nghiệp có hiện tượng tiêu cực trong tuyển dụng lao động, dẫn đến nảy sinh nhiều bất ổn cả về an ninh trật tự địa bàn và tạo ra khó khăn cho các cơ sở đào tạo. Xu hướng các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc tuyển lao động vừa tốt nghiệp từ trường phổ thông, từ chối các lao động đã đi làm và có những thói quen làm việc ở nơi khác để thuận tiện đào tạo theo tiêu chí riêng của họ cùng là một hiện tượng thực tiễn ( Phạm Minh Lộc, 2015).

Năm là, sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn thiếu gắn kết, vì vậy còn có những khoảng cách lớn giữa đào tạo và thực tiễn sản xuất, mặc dù đã có nhiều cố gắng từ cơ sở đào tạo như trường nghề của KKT Hải Phòng, tuy nhiên rất khó để học viên các trường có thể tham gia thực tập tại các doanh nghiệp trong quá trình học tập, do các doanh nghiệp lo ảnh hưởng đến năng suất hay mất mát, hỏng hóc trang thiết bị trong quá trình các học viên thực hành thực tập( Phạm Minh Lộc, 2015).

4.2. Đánh giá chung về khả năng thu hút đầu tư FDI tại các khu công nghiệp Hải Phòng

4.2.1. Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng tại các Khu công nghiệp Hải Phòng