• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ tổng quan

giá rất cao. Do đó, công ty quyết định chọn KCN Bàu Bàng để triển khai dự án, bởi KCN này có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đáp ứng được những yêu cầu của công ty. Cùng với quan điểm này, ông Park Dong Moon - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành Tập đoàn Kolon Industries (Hàn Quốc) cũng đánh giá, qua 2 năm tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam, Tập đoàn Kolon Industries đã khảo sát các KCN trên toàn quốc. Cuối cùng, KCN Bàu Bàng của tỉnh Bình Dương là nơi đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của Tập đoàn để phát triển dự án (Hội thảo khoa học quốc gia, 2018).

Điểm thứ hai từ kinh nghiệm của Bình Dương là chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và nhà đầu tư

Thời gian qua, với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, lãnh đạo địa phương luôn triển khai các chính sách và giải pháp không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Có lãnh đạo doanh nghiệp còn phát biểu rằng hằng đêm đều suy nghĩ, trăn trở để sáng hôm sau có chính sách gì mới cải thiện môi trường đầu tư cho doanh nghiệp. Quả thực, về thể chế, pháp luật và chính sách chung, Bình Dương cũng thực hiện như hầu hết tỉnh, thành khác nhưng Bình Dương có cách làm sáng tạo và tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp nên luôn là “ngôi sao sáng” suốt 2 thập kỷ trong mắt giới đầu tư FDI. Đánh giá về môi trường đầu tư của Bình Dương, ông Kadowaki Keiichi - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh (JBAH) cho rằng, Bình Dương là một trong những tỉnh, thành có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất tại Việt Nam hiện nay, cùng với đó nguồn nhân lực dồi dào và có đội ngũ lãnh đạo năng động, cầu thị, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài ra, việc đặt nhà máy sản xuất tại Bình Dương cũng phục vụ rất tốt nhu cầu mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội tăng trưởng mới do tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Hội thảo khoa học quốc gia, 2018).

Thứ nhất, thu hút FDI phải bảo đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Để làm được điều này, một mặt, tiếp tục khẳng định rõ vị trí, vai trò của khu vực FDI là bộ phận cấu thành nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, quan điểm, nhận thức và hành động đều phải nhất quán, đồng bộ trong toàn xã hội để phát huy hết những lợi thế của FDI mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mặt khác, mục tiêu, định hướng và giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI phải được chủ động điều chỉnh kịp thời để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày sâu rộng (Nguyên Đức, 2018).

Thứ hai, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI phải gắn với phát triển bền vững. Phải khai thác tối đa những lợi thế từ FDI nhưng phải bảo đảm cơ cấu ngành, lĩnh vực, địa bàn phù hợp, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội, bảo đảm môi trường, củng cố vững chắc an ninh, quốc phòng của đất nước (Nguyên Đức, 2018).

Thứ ba, thu hút FDI nhưng phải có chính sách chủ động phát triển doanh nghiệp trong nước lớn mạnh để có thể liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, cùng phát triển (Nguyên Đức, 2018).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các doanh nghiệp trong nước phải nhận thức rõ rằng, FDI cũng tạo ra sức ép buộc doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để thích ứng với yêu cầu hội nhập và liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài. Để làm được điều này, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, đòi hỏi các bộ, ngành trung ương và địa phương cần phải triển khai quyết liệt và có hiệu quả các nội dung Nghị quyết Trung ương lần thứ 5, Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước phát triển (Nguyên Đức, 2018).

Thứ tư, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI gắn chặt với việc phải bảo đảm sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực quốc gia theo nguyên tắc tiếp cận và phân bổ các nguồn lực quốc gia phải công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các

thành phần kinh tế và trên cơ sở hiệu quả sử dụng các nguồn lực quốc gia (Nguyên Đức, 2018).

Thứ năm, chú trong việc tăng cường khâu thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống; gắn chặt trách nhiệm thực thi công vụ ở tất cả các ngành, các cấp; đồng thời nâng cao năng lực khâu kiểm tra, giám sát (cả đối với cơ quan nhà nước, cũng như doanh nghiệp FDI); chống đầu tư chui, chuyển giá, vi phạm pháp luật về môi trường… (Nguyên Đức, 2018).

Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đỗ Nhất Hoàng thì:

Bài học rút ra là cần thu hút đầu tư có chọn lọc, thu hút những dự án công nghệ cao, công nghệ hiện đại, ít tiêu hao năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, không ô nhiễm môi trường.

Tiếp đó là cần nâng cao năng lực thực thi của bộ máy nhà nước, làm sao từ luật pháp đến thực thi chính sách phải đi vào cuộc sống một cách thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp cận được với thị trường, triển khai các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng (Thúy Hiền, 2018).

2.1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư FDI đối với thành phố Hải Phòng

Qua cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tư FDI ở một số địa phương, đặc biệt là kinh nghiệm từ một số quốc gia, cùng với đó là các bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam trong việc thu hút FDI, tôi xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư FDI cho thành phố Hải Phòng cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành phố Hải Phòng cần thu hút đầu tư có chọn lọc, thu hút những dự án công nghệ cao, công nghệ hiện đại, ít tiêu hao năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, không ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, tạo môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thuận lợi, ổn định và tăng cường vai trò của công tác chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI, thường xuyên bám sát các dự án đầu tư, thanh tra, kiểm tra và đồng hành cùng các nhà đầu tư để có thể hướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ

vướng mắc giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận được với thị trường, triển khai các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư về môi trường đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch của thành phố, cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng, tình hình thị trường, giới thiệu một điểm đến lâu dài, ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thông tin, thu hút vốn FDI; chú trọng loại hình đầu tư công nghệ cao, quan tâm nhiều đến các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính để triển khai nhanh các dự án.

Thứ tư, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện tốt công tác quy hoạch giải phóng mặt bằng đầu tư, xây dựng và đồng thời nâng cao các ngành công nghiệp phụ trợ, phát huy những lợi thế sẵn có của thành phố.

Thứ năm, cải cách chính sách thu hút FDI, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thu hút FDI, thành phố cần có các chính sách ưu đãi, khuyến khích, xúc tiến đầu tư phù hợp để nâng cao hiệu quả trong việc thu hút FDI, làm sao cho thấy được thành phố Hải Phòng là điểm đến, lựa chọn phù hợp để đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu công việc của các nhà đầu tư nước ngoài.

PHẦN III. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu