• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả thu hút FDI các năm qua

Từ tháng 9/2011 đến hết tháng 10/2014, Hải Phòng đã cấp phép mới cho 124 dự án FDI với số vốn đăng ký 6 tỷ USD, nâng tổng số vốn đầu tư vào thành phố Hải Phòng đến năm 2015 lên 10,5 tỷ USD. Phần lớn các dự án FDI là dự án sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, dự án của các nhà đầu tư lớn có thương hiệu toàn cầu từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... tập trung vào công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thông minh như: Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone (Nhật Bản) 1,2 tỷ USD, LG (Hàn Quốc) 1,5 tỷ USD, GE (Mỹ) 110 triệu USD, Knauf (Đức) 50 triệu USD, Fujixerox (Nhật Bản) 119 triệu USD, Nipro Pharma (Nhật Bản) 250 triệu USD, Kyocera (Nhật Bản) 188 triệu USD…

Hải Phòng đang được hoàn thiện về hạ tầng chiến lược như: Nâng cấp sân bay Cát Bi; xây dựng cảng quốc tế Lạch Huyện; đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng; đường cao tốc ven biển; đường sắt... Thời gian tới, Hải Phòng không ngừng cải tiến, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp thực hiện tốt ba khâu đột phá: Xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, thu hút FDI vào KCN tại Hải Phòng tăng đột biến, cụ thể: Các KCN thu hút được 19 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký

đầu tư 2,405 tỷ USD, đồng thời có 20 lượt dự án FDI điều chỉnh tăng vốn, với số vốn tăng thêm 292 triệu USD. Tổng vốn FDI thu hút đầu tư mới và điều chỉnh dự án đạt 2,697 tỷ USD, bằng 618,6% so với kết quả cùng kỳ năm 2015, vượt 50%

so với kế hoạch dự kiến cả năm 2016 (dự kiến cả năm thu hút 1,8 tỷ USD).

Trong các KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố, KCN Nomura là một trong những KCN được thành lập đầu tiên của cả nước với kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại tại Việt Nam cũng như trong khu vực. KCN Nomura - Hải Phòng còn tạo sự khác biệt bởi các doanh nghiệp đầu tư vào KCN đều có thương hiệu nổi tiếng tại Nhật Bản, Mỹ và trên thế giới với số vốn đầu tư lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh trong những ngành công nghệ cao, công nghệ sạch và sử dụng nhiều lao động địa phương. Đến nay, KCN Nomura - Hải Phòng đã thu hút được 60 nhà đầu tư vào KCN, nâng tổng số vốn đầu tư vượt 1 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 20 nghìn lao động Việt Nam, giá trị sản xuất của các công ty, xí nghiệp trong KCN đã lên tới 500 triệu USD/năm, đạt 10%GDP, 30% kim ngạch mậu dịch của thành phố Hải Phòng.

Ngoài ra, KCN Tràng Duệ- KCN mới được triển khai hoạt động trong những năm gần đây tại Hải Phòng, được mệnh danh là “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư của Hải Phòng, với tổng vốn đầu tư hai năm 2015 và 2016 là hơn 2,1 tỷ USD (chiếm 85% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng) với 44 dự án đầu tư nước ngoài, suất đầu tư trung bình đạt 21,5 triệu USD/ha. Trong giai đoạn 1 với diện tích 187 ha hiện đã lấp đầy các dự án đầu tư; giai đoạn 2 với diện tích 214ha đã lấp đầy 70%

diện tích. Nổi bật là các dự án lớn với số lượng vốn lên đến tỷ USD như dự án của LG Display với tổng vốn đăng kí 1,5 tỷ USD và dự án của LG Innotek trị giá 550 triệu USD. Từ hiệu ứng của tập đoàn LG Electronics (LGE), chỉ trong vòng 1 năm, KCN Tràng Duệ đã thu hút thêm hơn 20 doanh nghiệp vệ tinh của LGE, tạo thành một chuỗi sản xuất khép kín và đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 50%.

KCN Đình Vũ cũng là một trong những điển hình về mức độ sẵn sàng thu hút đầu tư của thành phố. Hiện giai đoạn 1 của KCN cơ bản được lấp đầy, thu hút hàng trăm dự án lớn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, nổi bật là dự án của Bridgestone trị giá 1,5 tỷ USD và gần đây là dự án sản xuất kính năng lượng mặt trời Flat, với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD.

Riêng tại Hải Phòng, lũy kế đến 31/12/2017, các KCN, khu kinh tế đã thu hút được 251dự án FDI với tổng vốn đầu tư 11,382tỷ USD và 118 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 94.757 tỷ đồng

Đến thời điểm này, sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã gặt hái mùa vàng với hàng nghìn dự án vốn FDI từ năm châu, bốn biển, hằng năm thu hút vài chục tỷ USD vốn đầu tư, hàng trăm KCN và khu kinh tế đã mọc lên khắp cả nước… (Trần Thị Phương Mai, 2017).

4.3.2. Về doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu của khu vực FDI trong KCN ngày càng tăng như năm 2000 là 366,38 triệu USD, năm 2005 là 850,2 triệu USD, năm 2010 là 2.653,82 triệu USD, năm 2014 là 3487 triệu USD;

trong đó, các doanh nghiệp trong KCN, khu kinh tế đạt tổng doanh thu năm 2010 là 970 triệu USD, năm 2013 là 1450 triệu USD, năm 2014 là 1800 triệu USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hạ tầng và thứ cấp khối FDI trong các KCN đạt kết quả tốt, cụ thể:

doanh thu của các doanh nghiệp hạ tầng ước đạt 43 triệu USD, vốn thực hiện đạt 24 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước ước đạt 5 triệu USD (tương đương 110,51 tỷ đồng). Doanh thu của các doanh nghiệp thứ cấp ước đạt 3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 500 triệu USD (Trần Thị Phương Mai, 2017).

Biểu đồ 5: Doanh thu FDI trong các KCN, KKT và của cả Hải Phòng

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hải Phòng 4.3.3. Về giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu

Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN bằng 31-32% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố và có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 30%/năm. Kết quả hoạt động xuất khẩu trong 9 tháng năm 2016 của các doanh nghiệp FDI trong các KCN tăng cao so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường xuất khẩu 9 tháng năm 2016 của các doanh nghiệp trong các KCN chủ yếu là Nhật Bản, chiếm hơn 51% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp theo là thị trường Mỹ chiếm khoảng 17%; thị trường Hàn Quốc chiếm 17%; Asean chiếm 6%; Euro chiếm 5%

và một số thị trường khác (Trần Thị Phương Mai, 2017).

4.3.4. Về lao động

Tính đến tháng năm 2016, ước tính số lao động người Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN Hải Phòng là 64.800 người, tăng 32,7% so với cùng kỳ; lao động nước ngoài ước tính là 1.260 người, tăng 98,7% so với cùng kỳ năm 2015 (Trần Thị Phương Mai, 2017).

4.3.5. Về công nghệ

Trong KCN tại Hải Phòng không có dự án có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Có một dự án là Công ty Rorze Robotech trong KCN Nomura được hưởng ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao. Các dự án của các tập đoàn lớn như Yazaki, Tohoku Pioneer, Toyoda Gosei, GE, Bridgestone, Nipro Pharma, Kyocera, Fuji Xerox… sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất, tỷ lệ cơ khí hóa, tự động hóa cao, cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ông Lê Trung Kiên, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cho biết, Hải Phòng đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân dành cho khu kinh tế ven biển (miễn 4 năm, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế thu nhập cá nhân) để đẩy mạnh thu hút đầu tư.

(Trần Thị Phương Mai , 2017).

4.4. Định hướng và giải pháp