• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHỦ ĐỀ13: KÍNH HIỂN VI

Trong tài liệu Chuyên đề cảm ứng từ (Trang 38-43)

38

39 - Tiêu cự của thị kính f2=20mm

- Độ dài quang học của kính  180mm

Mắt của quan sát viên đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính

1. Hỏi vật AB phải đặt ở đâu để ảnh cuối cùng ở vô cực. Tính độ bội giác trong trường hợp này?

2. Tính phạm vi ngắm chừng của kính

4. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1=0,6cm; Thị kính có tiêu cự f2=3,4cm. Hai kính cách nhau 16cm

1. Một học sinh A có mắt không có tật(Khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cực) dùng kính hiển vi này để quan sát một vết mỡ mỏng ở vô cực. Tinhd khoảng cách giữa vật và kính và độ bội giác của ảnh

2.Một học sinh B cũng có mắt không có tật, trước khi quan sát đã lật ngược tầm kính cho vết mỡ suống phía dướim B cũng ngắm chừng ở vô cực. Hỏi B phải dịch chuyển ống kính đi bao nhiêu? Theo chiều nào? Biết tấm kính dày 1,5mm và chiết suất của thuỷ tinh n=1,5

5. Vật kính của một máy ảnh có cấu tạo gồm một thấu kính hội tụ, tiêu cự f1=7cm, đặt trước và đồng trục với một thấu kính phân kỳ, tiêu cự f2=-10cm. Hai kính cách nhau 2cm. Máy được hướng để chụp ảnh của một vật ở rất xa.

1. Tính khoảng cách từ thấu kính phân kỳ đến phim

2. Biết góc trông vật từ chỗ người đứng chụp ảnh là 30. Tính chiều cao của ảnh trên phim

3. Nếu thay vật kính nói trên bằng một thấu kính hội tụ và muốn ảnh thu được có cùng kích thước như trên thì thấu kính phải có tiêu cự bằng bao nhiêu? Và phim phải đặt cách thấu kính một khoảng bằng bao nhiêu 6. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự 5mm, thi kính có tiêu cự 4cm. Vật được đặt . Vật được đặt trước tiêu điện vật kính, cách tiêu diện 0,1mm. Người quan sát, mắt không có tật khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm, điều chỉnh ống kính để mắt quan sát không phải điều tiết

a. Tìm độ bội giác của ảnh và độ dài quang học của kính hiển vi

b. Năng suất phân li của mắt là 2’(1’=3.10-4rad). Tính khoảng cách ngắn nhất giữa giữa hai điểm trên vật mà mắt người còn có thể phân biệt được hai ảnh của chúng qua kính hiển vi

40 c. Để độ bội giác có độ lớn bằng độ phóng đại k của ảnh người quan sát phải điều chỉnh độ dài ống kính bằng bao nhiêu.

7. Một người mắt tốt, có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính tiêu cự f1=0,54cm và thị kính tiêu cự 2cm. Vật được đặt cáchvật kính d1=0,56cm và mắt của người quan sát được đặt sát mắt ngay sau thị kính.

a. Hãy xác định độ dài quang học của kính, độ phóng đại k của ảnh và độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận

b. Xác định khoảng cách giữa vật và vật kính, và độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực

8. 1. Một kính hiển vi dùng để chụp ảnh gồm vật kính tiêu cự f1=0,5cm, thị kính tiêu cự f2=2,25cm và một kính ảnh P đặt sau thị kính, cách thị kính bằng 36cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng 18cm.

Người ta dùng kính hiển vi đó để chụp ảnh một vâth có độ lớn AB=10m. Hãy xác định vị trí của vật độ phóng đại và độ lớn của ảnh.

2. Một kính hiển vi có vật kính có tiêu cự f1=1cm, thị kính tiêu cự f2=3cm, đặt cách nhau 19cm. Kính được ngắm chừng ở vô cực. Hãy xác định vị trí của vật và độ bội giác của kính.

9. Một người mắt bình thường, có khoảng nhìn thấy rõ ngắn nhất bằng 25cm, quan sát một vật nhỏ bằng một kính hiển vi có vật kính tiêu cự f1=7,25mm và thị kính có tiêu cự f2=2cm cách nhau 187,25mm. Hỏi độ bội giác của kính biến thiên trong khoảng nào?

10. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1=0,5cm, thị kính có tiêu cự f2=2,5cm; Khoảng cách giữa chúng là 18cm.

a. Một người quan sát dùng kính hiển vi đó để quan sát một vật nhỏ dài 2m, và điều chỉnh kính để nhìn rõ ảnh của vật mà mắt không phải điều tiết. Biết giới hạn nhìn rõ của người này là từ 25cm đến vô cùng, hãy tính khoảng cách từ vật đến vật kính, độ bội giác của kính và góc trông ảnh.

b. Một người thứ hai, có giới hạn nhìn rõ từ 20cm đến 1m, quan sát tiếp theo người thứ nhất. Hỏi để nhìn rõ ảnh của vật mà không cần điều tiết, người đó phải di chuyển vật bao nhiêu theo chiều nào. Tìm độ bội giác của kính và góc trông ảnh khi đó. Hãy tính độ phóng đại dài của ảnh trong trường hợp này và so sánh với độ bội giác

11. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có các tiêu cự lần lượt là f1=1cm; f2=4cm. Hai kính cách nhau 17cm

a. Tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực(Cho D=25cm)

b. Tính độ bội giác của kính và độ phóng đại của ảnh khi ngắm chừng ở điểm cực cận.

41 12. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có các tiêu cự lần lượt là f1=1cm và f2=4cm.

Độ dài quang học của kính là  15cm

Người quan sát có điểm cực cận cách mắt 20cm và điểm cực viễn ở vô cùng Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước mắt.

13. Mặt kính hiển vi có các đặc điểm sau:

- Đường kính vật kính 5mm

- Khoảng cách từ vật kính- thị kính: 20cm - Tiêu cự thị kính: 4cm

a. Muốn cho toàn bộ chùm tia sáng ra khỏi kính đều lọt qua con ngươi thì con ngươi phải đặt ở đâu và có bán kính góc mở bao nhiêu.

b. Cho tiêu cự vật kính là 4mm. Tính độ bội giác.

14. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 4mm và 25mm. Các quang tâm cách nhau 160mm.

a. Định vị trí cảu vật để ảnh sau cùng ở vô cực

b. Phải dời toàn bộ kính theo chiều nào bao nhiêu để có thể tạo được ảnh của vật lên màn đặt cách thị kính 25cm?

Tính độ lớn của ảnh biết rằng độ lớn của vật là 25cm.

15. Một kính hiển vi được cấu tạo bởi hai thấu kính L1 và L2 lần lượt có tiêu cự 3mm và tụ số 25dp a. Thấu kính nào là vật kính?

b. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 14cm dùng kính để quan sát vật AB có có độ cao 1/100mm Mắt đặt tại F2’ và quan sát ảnh sau cùng điều tiết tối đa. Chiều dài của kính lúc đó là 20cm. Hãy tính:

-Khoảng cách từ ảnh trung gian đến thị kính -Khoảng cách từ AB đến vật kính

- Độ bội giác của kính

42 16. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi coi như hai thấu kính mỏng đồng trục cách nhau l=15,5cm.

Một người quan sát một vật nhỏ đặt trước vật kính một khoảng d1=0,52cm. Độ bội giác khi đó G=250 a. Người quan sát đã điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực và có khoảng thấy rõ ngắn nhất là D=25cm. Tính tiêu cự vật kính và thị kính

b. Để ảnh cuối cùng ở tại Cc phải dịch chuyển vật bao nhiêu theo chiều nào? Độ bội giác khi đó là bao nhiêu.

Vẽ ảnh

17. Kính hiển vi có vật kính O1 tiêu cự f1=0,8cm và thi kính O2 tiêu cự f2=2cm. Khoảng cách giữa hai kính là l=16cm

a. Kính được ngám chừng ở vô cực. Tính khoảng cách từ vật đến vật kính và độ bội giác. Biết người quan sát có mắt bình thường với khoảng nhìn rõ ngắn nhất D=25cm

b. Giữ nguyên vị trí vật và vật kính ta dịch thị kính một khoảng nhỏ để thu được ảnh của vật trên màn đặt cách thị kính (ở sau) 30cm

Tính độ dịch chuyển của thị kính, xác định chiều dịch chuyển. Tính độ phóng đại của ảnh.

18. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi học sinh có tiêu cự lần lượt là f1=2,4cm và f2=4cm:

l=O1O2=16cm.

a. Học sinh 1 mắt không có tật điều chỉnh để quan sát ảnh của vật mà không phải điều tiết. Tính khoảng cách từ vật đến kính và độ bội giác của kính. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của học sinh 1 là 24cm.

b. Học sinh 2 có điểm cực viễn Cv cách mắt 36cm, quan sát tiếp theo học sinh 1 và vẫn muốn không điều tiết mắt. Học sinh 2 phải rời vật bao nhiêu theo chiều nào.

c. Sau cùng thầy giáo chiếu ánh sáng của vật lên trên màn ảnh. Ảnh có độ phóng đại |k|=40. Phải đặt vật cách vật kính bao nhiêu và màn cách thị kính bao nhiêu.

19. vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1=1cm; thị kính có tiêu cự f2=4cm. Độ dài quang học, là 16cm.

Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm

a. Phải đặt vật trong khoảng nào trước vật kính để người quan sát có thể nhìn thấy ảnh của vật qua kính?

b. Tính độ bội giác của ảnh trong các trường hợp ngắm chừng ở vô cực và ở điểm cực cận.

c. Năng suất phân li của mắt người quan sát là 2’. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên mặt mà người quan sát còn phân biệt được ảnh qua kính khi ngắm chừng ở vô cực

43 20. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1=5mm, thị kính có tiêu cự f2=25mm, khoảng cách giữa chúng là 18cm

a. Một người dùng kính này để quan sát một vật nhỏ dài 2m và điều chỉnh để nhìn rõ ảnh của vật mà mắt không phải điều tiết.

Biết giới hạn nhìn rõ của người này từ 25cm đến vô cùng

Tính khoảng cách từ vật đến vật kính, độ bội giác và góc trông ảnh.

b. Một người thứ hai có giới hạn nhìn rõ từ 20cm đến 1m quan sát tiếp theo người thứ nhất. Hỏi người này phải dịch chuyển vật bao nhiêu theo chiều nào để nhìn rõ ảnh của vật mà không điều tiết? Độ bội giác của ảnh này bằng bao nhiêu và góc trông ảnh bằng bao nhiêu? Hãy tính độ phóng đại của ảnh trong trường hợp này và so sánh với độ bội giác. Giải thích.

Trong tài liệu Chuyên đề cảm ứng từ (Trang 38-43)