• Không có kết quả nào được tìm thấy

THAY ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Chương 22: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÀNH ĐỘNG CẤP BÁCH

22.1 Khuyến cáo chung

Hiểu biết của thế giới về sự thay đổi khí hậu và những tác động toàn cầu của nó đã đạt được mức độ tin cậy cao, do đó ngay bây giờ cần phải:

- Ngăn chặn càng nhiều, càng hiệu quả càng tốt các mối đe dọa gây nên sự thay đổi của khí hậu.

- Khi không thể ngăn chặn sự thay đổi khí hậu được nữa; cần đoàn kết, chia xẻ những bất lợi do các thay đổi khí hậu này gây ra.

22.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu sự thay đổi khí hậu

Các nghiên cứu đúng đắn và kịp thời về sự thay đổi khí hậu là cơ sở để thế giới xây dựng các chương trình cùng hành động kịp thời và hiệu quả hơn. Một số lỗ hổng kiến thức cần nghiên cứu:

- Tính chính xác của công tác dự báo khí hậu thời tiết.

- Sự thay đổi khí hậu ở mỗi vùng và ảnh hưởng của nó.

- Tác động của sự thay đổi khí hậu đến các vấn đề kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, nhất là vấn đề cung cấp lương thực.

22.3 Xây dựng hệ thống kinh tế phát triển thích hợp

Các nghiên cứu đều thống nhất nhận định cho rằng sự thay đổi khí hậu có thể dự đoán trước là do các quốc gia công nghiệp hóa gây ra, do đó để tránh nguy cơ xảy ra các tai họa sinh thái, các nước đang phát triển không nên sao chép nguyên bản các mô hình phát triển kinh tế của các nước công nghiệp hóa, mà cần phải xây dựng hệ thống phát triển kinh tế phù hợp theo hướng an toàn khí hậu. Nguyên tắc trả tiền cho việc gây ô nhiễm môi trường được xem là bước đi cụ thể đầu tiên.

Như vậy, dù sự thay đổi khí hậu hiện tại chủ yếu là do các nước công nghiệp hóa gây ra, song chính các nước đang phát triển phải chịu đựng đầu tiên; các nước đang phát triển không thể phát triển kinh tế bằng cách làm trầm trọng thêm mức độ ô nhiễm môi trường, song cũng không thể duy trì mãi sự nghèo nàn để bảo tồn khí hậu. Sự hợp tác phát triển, thu ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các nước được xem là giải pháp thích hợp để vừa bảo vệ tài nguyên khí hậu, vừa khắc phục tình trạng nghèo nàn.

22.4 Một số biện pháp do Hội nghị Rio de Janeiro đề xuất

Một số đề xuất nhằm phát triển một chính sách khí hậu toàn cầu có hiệu quả:

- Sau hội nghị, cộng đồng quốc tế nên chấp nhận ngay lập tức việc đàm phán, thiết lập một nghị định thư nhằm đặt ra những mục tiêu cắt giảm đặc biệt sự phóng thải các chất thải, các chất bức xạ mạnh.

- Các kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất là cơ sở để thiết lập nghị định thư.

- Nghị định thư nên được xem xét lại ở những thời điểm đã xác định trước để phản ánh đúng sự tiến triển trong thay đổi khí hậu và cập nhật những kết quả nghiên cứu khoa học.

- Nên đánh giá ngay và thông báo rộng rãi trên toàn thế giới tất cả các

khám phá mới trong nghiên cứu khoa học liên quan đến thay đổi khí hậu của các nước thành viên nghị định thư.

22.5 Mục tiêu toàn cầu được đặt ra trong Hội nghị khí hậu Toronto 1988

Mục tiêu toàn cầu được đặt ra tại Hội nghị khí hậu Toronto 1988 là đến 2005, giảm trên phạm vi toàn cầu 20% sự thải các chất bức xạ mạnh, và giảm 50% đến khoảng giữa thế kỷ 21.

Cộng đồng quốc tế đã kêu gọi các quốc gia nên phê chuẩn các mục tiêu do Hội nghị khí hậu Toronto định ra, bất kể việc nước nào phải cắt giảm bao nhiêu.

22.6 Một số đề xuất

Hội nghị Rio de Janeiro đã bàn và thỏa thuận một số vấn đề tạo cơ sở để hình thành bệ phóng cho các chương trình hành động chung. Tuy nhiên xét về tính bức xúc của vấn đề, các quốc gia tham dự Hội nghị Rio de Janeiro không nên tự bằng lòng với việc chấp nhận và thực hiện những tuyên bố chung khó hiểu.

Một số đề xuất cần quan tâm:

- Để khởi xướng các bước đi cụ thể nhằm giới thiệu một chính sách khí hậu có hiệu quả toàn cầu, các nước đang phát triển cần có sự giúp đỡ cả về kỹ thuật và tài chính từ các nước công nghiệp hóa.

- Các quốc gia công nghiệp hóa và đang phát triển nên đồng ý cách thức khởi xướng ngay lập tức các thể chế hợp tác tài chính, kỹ thuật; tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán tiếp theo về một thỏa ước khí hậu.

- Cộng đồng quốc tế nên chấp nhận thể chế “Hợp tác bảo vệ môi trường” (The Gobal Environment Facilities, GEF) là điển hình cho kiểu hợp tác bảo vệ môi trường mới.

+ Các nước công nghiệp hóa tăng nhanh đóng góp của mình vào quỹ GEF và tham gia một hiệp ước khí hậu lớn.

+ Nên thành lập “Quỹ xanh” để bổ sung cho GEF.

+ Theo yêu cầu của các nước đang phát triển, nguồn lực của GEF nên

được dùng để đẩy mạnh các nghiên cứu nhằm mô tả và xác định những đóng góp trong tương lai của khu vực các nước miền Nam vào chính sách khí hậu toàn cầu.

+ GEF nên thảo ra bản chi tiết những kỹ thuật mới nhất có thể góp phần giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở những nước khác nhau và những vùng liên quan bằng phương pháp càng hiệu quả, tiết kiệm càng tốt.

Chương 23: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI