• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XÂY DỰNG NHÀ

gồm yếu tố chống bão vào Chương trình để góp phần nâng cao khả năng chống chịu cho các hộ ở địa bàn nghiên cứu.

Địa phương cần triển khai áp dụng các chính sách đã ban hành trên nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, người dân tự làm (nhà nước hỗ trợ một phần bằng tiền, các ngân hàng cho vay ưu đãi một phần, phần còn lại được huy động từ cộng đồng, dòng họ và của chính các hộ gia đình có nhu cầu cải thiện nhà ở). Kết hợp linh hoạt giữa trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ nhà chống bão cho các hộ thu nhập thấp thông qua các hình thức: hỗ trợ kinh phí, vật liệu... Có chính sách cho các hộ thu nhập thấp vay với lãi suất ưu đãi để cải tạo, sữa chữa hoặc xây dựng mới nhà ở có khả năng chống chịu với thiên tai bão, lũ. Đồng thời để khuyến khích tư nhân đầu tư xây nhà chống bão, chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ cho các hộ nếu họ đồng ý thực hiện những giải pháp chống bão khi xây nhà ở. Việc khuyến khích tư nhân đầu tư xây nhà chống bãocó thể được thực hiện ở một số hình thức như; hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính trực tiếp, hoặc cho vay xây nhà với lãi suất ưu đãi.

Ở Thừa Thiên Huế, cuối năm 2014 UBND tỉnh TT-Huế đã ký ban hành quyết định phê duyệt Đề án Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn tỉnh, với tổng số vốn thực hiện gần 100 tỷ đồng. Theo đó, mẫu thiết kế nhà ở phòng tránh bão lụt trên địa bàn tỉnh TTH có 4 phương án. Phương án 1, nhà ở kết hợp với nhà truyền thống ba gian; Phương án 2, cải tạo nhà liền kề; Phương án 3, cải tạo nhà truyền thống ba gian; Phương án 4, nhà xây dựng mới.

Chính sách bảo hiểm vi mô: Cơ chế bảo hiểm vi mô được xem là một công cụ hữu hiệu và đáng tin cậy trong việc quản lý rủi ro thiên tai trong việc khuyến khích các hộ gia đình ở các nước đang phát triển áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai. Cơ chế bão hiểm rủi ro thiên tai dựa vào chỉ số như lũ lụt hay hạn hán đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước có thu nhập thấp nhưng với bão thì vẫn là vấn đề mới và chưa được áp dụng ở Việt Nam.

Loại hình bảo hiểm đối với bão được tiên phong thực hiện ở Philippines từ năm 2009 nhằm bảo vệ các nông hộ tránh những thiệt hại liên quan đến bão. Đây dường như là một cách áp dụng phù hợp với Miền Trung, nơi thường xuyên bị ảnh hưởng của

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hiểm nông nghiệp trong hai năm 2011-2013 tại 20 tỉnh thành trong cả nước (Quyết định 315). Vì thế loại hình bảo hiểm đối với bão có thể là một công cụ hữu hiệu góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai trong tương lai.

3.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch

Về quy hoạch chọn địa điểm xây dựng NCBcho các hộ gia đình ở địa phương nên chú ý lợi dụng địa hình, địa vật để chắn gió bão. Bố trí nhà tập trung thành từng khu vực, bố trí nhà ở so le với nhau. Tránh làm nhà tại các nơi trống trải, giữa cánh đồng, ven đồng, ven làng, ven sông, ven biển, trên đồi cao hoặc giữa 2 sườn đồi, sườn núi.Tránh bố trí các nhà thẳng hàng, dễ tạo túi gió hoặc luồng xoáy nguy hiểm.Sau khi quy hoạch xây dựng được phê duyệt, các cấp có thẩm quyền phải công bố công khai, ban hành quy chế quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch được phê duyệt để người dân biết và tuân thủ thực hiện.

Áp dụng các tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng nhà ở nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Quản lý nhà nước về xây dựng dân dụng hiện mới chỉ được quan tâm ở khu vực đô thị, trong khi đó, các khu vực nông thôn là nơi thường dễ bị tổn thương hơn bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Vì thế cần hoàn thiện các quy định quản lý về xây dựng nhà ở an toàn ở khu vực nông thôn thông qua việc cấp giấy phép xây dựng nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc xây dựng nhà ở an toàn trong tương lai.

3.3 Nhóm giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức

Nhìn chung nhận thức về các rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, và nhà ở có khả năng chống bão của người dân và cán bộ địa phương còn rất thấp, vì thế cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về BĐKH nói chung và nhận thức về xây NCB nói riêng thông qua một số biện pháp cụ thể sau.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã, thôn tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chóng, khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lũ. Xây dựng các chiến lược phòng ngừa dựa vào cộng đồng. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng chống thiên tai (hậu cần tại chỗ, nhân lực tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ và chỉ huy tại chỗ). Lồng ghép các kế hoạch, chương trình, mục tiêu ứng phó thiên tai và thích ứng với BĐKH vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Mởcác lớp tập huấn cho cán bộ địa phương, các tổ chức đóng trên địa bàn, cũng như người dân về các kỹ năng phòng chóng, ứng phó với thiên tai, các kỹ năng về theo dõi thông tin dự báo thời tiết, tổ chức tập huấn biện pháp giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ các cấp, phổ biến thông tin đến người dân.

- Tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ thợ xây (thợ nề) ở địa phương về kỹ thuật xây nhà chống bão. Để ứng phó tốt hơn với các rủi ro thiên tai trong tương lai, cần có sự tương tác qua lại và quá trình chia sẽ giữa những người dân địa phương và các nhà thiết kế chuyên nghiệp để đạt được những thiết kế về nhà ở tốt hơn và an toàn hơn.

3.4 Nhóm giải pháp về vốn

Về nguồn vốn Trung ương:Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương để hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp, hộ nghèo ở địa phương.

Về vốn vay: Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia mạnh mẽ các dự án NCB do các tổ chức thực hiện hoặc cho từng hộ gia đình vay để xây dựng hoặc cải tạo nhà ở. Khuyến khích các ngân hàng phát hành các tín phiếu, cổ phiếu tín dụng, liên doanh liên kết để đa dạng hóa nguồn vốn phát triển nhà ở cho các hộ thu nhập thấp ở địa bàn nghiên cứu.

Vốn doanh nghiệp, vốn dân: Huy động vốn từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, gồm vốn tự có của doanh nghiệp, vốn hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở chống chịu với bão, lũ ở địa phương. Trong đó, chú trọng người có thu nhập thấp.

Vốn huy động khác: Tranh thủ các nguồn vốn huy động hợp pháp từ các công ty, doanh nghiệp, các mạnh thường quân... để hỗ trợ nhà ở nhất là nhà ở cho người thu nhập thấp ở địa phương.

Thủ tục cho vay thế chấp nhanh gọn, hiệu quả, an toàn và dễ tiếp cận, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ cho mục đích cải thiện nhà ở.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.5 Nhóm giải pháp về kĩ thuật xây nhà

Sử dụng vật liệu mới, ứng dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế, xây dựng NCB nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành xây dựng.

Thực hiện việc xây dựng nhà ở có khả năng chống chịu nhiều loại hình thiên tai:

Kết quả dự báo gần đây của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho thấy trong tương lai cường độ của bão rất có thể sẽ ngày càng mạnh lên. Các trận cuồng phong như bão Xangsane 2006 chắc chắn sẽ lập lại và có thể mạnh hơn nữa. Thêm vào đó, các mô hình dự báo về lũ lụt cũng đã cho thấy BĐKH sẽ làm tăng tần suất và cường độ của các trận lũ lớn ở Miền Trung trong tương lai. Vì thế, cần thiết phải áp dụng những giải pháp về nhà ở mà có thể chống chịu với nhiều loại thiên tai khác nhau giúp hộ nghèo an toàn về người và tài sản. Đầu tư vào các công trình công cộng cho mục đích giảm thiểu rủi ro thiên tai, như xây nhà cộng đồng hoặc nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm, cũng có thể giúp người nghèo ở địa phương bảo vệ tài sản và tính mạng của mình.

3.6 Nhóm giải pháp đa dạng hóa sinh kế, nâng cao thu nhập cho các hộ

Như đã đề cập ở trên, các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp thường quan niệm rằng việc chuẩn bị rủi ro thiên tai là không quan trọng bằng việc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết trước mắt của cuộc sống. Vì thế để mở rộng việc xây dựng các mô hình nhà chống bão cho người dân địa phương, bên cạnh các nhóm giải pháp nêu trên, việc đa dạng hóa sinh kế, nâng cao thu nhập cho hộ sẽ là nhóm giải pháp mang tính dài hạn, hiệu quả và bền vững.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ