• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giới thiệu

Trong tài liệu Ng ư ời cao tuổi và gia đình (Trang 40-43)

Kiến thức phòng tránh thai của vị thành niên và thanh niên

Tóm tắt:Sử dụng số liệu Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2003 và Điều tra về tình dục và sức khỏe sinh sản của thanh niên Hà Nội năm 2006, bài viết tập trung xem xét mức độ hiểu biết của nhóm đối tượng này về các biện pháp phòng tránh thai và các yếu tố tác động đến vấn đề này. Kết quả phân tích cho thấy nhìn chung, kiến thức về phòng tránh thai của vị thành niên và thanh niên còn hạn chế. Tỷ lệ biết về các biện pháp tránh thai của thanh niên thành thị cao hơn nông thôn. Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò đáng kể trong việc nâng cao hiểu biết của thanh niên về phòng tránh thai, đặc biệt là sách báo. Các phát hiện từ nghiên cứu này phù hợp với các kết quả đã có cho đến nay, đồng thời, tác giả khuyến nghị cần thực hiện các phân tích đa biến nhằm xác định rõ hơn mức độ tác động của từng yếu tố đối với hiểu biết của thanh niên về sức khỏe sinh sản nói chung và phòng tránh thai nói riêng.

Từ khoá:Vị thành niên và thanh niên; Sức khoẻ sinh sản.

Hà Thị Minh Khương

Viện Gia đình và Giới

Hà Thị Minh Khương 4 1

nhóm đối tượng này (NCPEF, CPSI, FPIA, 1999). Nhiều nghiên cứu thừa nhận rằng trẻ em thường là đối tượng bị bỏ quên trong lĩnh vực chăm sóc SKSS, không được cha mẹ hoặc cộng đồng định hướng. VTN và TN cũng là đối tượng thường gặp khó khăn trong việc tham gia các chương trình chăm sóc SKSS. Nhóm này cũng phải chịu sự phán xét và phân biệt do xã hội chưa nhìn nhận chưa đúng về về việc VTN và TN sử dụng các dịch vụ KHGĐ gia đình. Các nghiên cứu khác lại cho thấy hiện tượng một số VTN và TN đã có quan hệ tình dục nhưng lại không sử dụng biện pháp phòng tránh thai (BPPTT). Sự từ chối này có thể là do các em chưa có sự chuẩn bị cho vấn đề quan hệ tình dục hoặc còn thiếu các kiến thức về BPPTT.

Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ 2 cuộc điều tra. Thứ nhất là Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY). Đây là một công trình nghiên cứu cấp quốc gia đầu tiên về thanh thiếu niên ở Việt Nam với số mẫu đại diện quốc gia là 7584 trường hợp trong độ tuổi 14-25 ở 42 tỉnh, thành phố. Điều tra này tiến hành năm 2003 với sự phối hợp giữa Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc. Thứ hai là Điều tra về tình dục và sức khỏe sinh sản thanh niên Hà Nội (gọi tắt là TNHN) do Viện Gia đình và Giới hợp tác với Đại học Johns Hopkins tiến hành năm 2006, tại 7 quận và 5 huyện của Hà Nội với số mẫu đại diện là 6363 trường hợp trong độ tuổi 15-24.

Cả hai cuộc điều tra đều quan tâm đến vấn đề hiểu biết của VTN và TN về các BPPTT. Các câu hỏi thu thập thông tin có một số điểm tương đồng và cả điểm khác biệt. Trong bài viết này, điểm tương đồng sẽ giúp cho việc so sánh kết quả nghiên cứu và điểm khác biệt được sử dụng như mọt nguồn thông tin bổ sung, cho phép đánh giá vấn đề ở chiều cạnh khác nhau. Điểm cần lưu ý là do phạm vi và thời điểm nghiên cứu khác nhau nên việc so sánh hai nguồn số liệu chỉ mang tính tương đối. Trong nghiên cứu này VTN và TN được gọi chung là thanh thiếu niên.

ở Việt Nam, một số chương trình liên quan đến SKSS VTN và TN được triển khai từ những năm 1990. Hầu hết các chương trình này tập trung chủ yếu vào việc thông tin tuyên truyền chứ chưa thực sự quan tâm đến việc cung cấp BPTPT và các dịch vụ SKSS khác. Nguyên nhân được chỉ ra là do sự thiếu nguồn lực, hạn chế về thông tin và các dịch vụ sẵn có cho VTN và TN (Hardee, Pine, Wasson, 2004:33). Nhiều nghiên cứu về vấn đề này cho rằng kiến thức phòng tránh thai của VTN và TN và hiểu

4 2 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 18, số 2, tr. 40-52

biết về hiệu quả của các biện pháp còn rất hạn chế trong khi thừa nhận rằng việc sử dụng các BPPTT là một trong những yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết nhằm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn (Nguyễn Linh Khiếu, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Phương Thảo, 2003; Nguyễn Hữu Minh, 2006,…).

Nghiên cứu của NCPEF, CPSI, FPIA (1999), Trường đại học Y Thái Bình và Trung tâm NCDS & SKNT(1999) cho thấy VTN và TN có hiểu biết thấp về BPPTT, đáng chú ý là các nghiên cứu cho biết có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ trả lời biết và tỷ lệ có thể giải thích đúng cách sử dụng một BPPTT. Trong số các BPPTT thì 3 biện pháp được VTN biết đến nhiều nhất là: bao cao su, đặt vòng và thuốc tránh thai (Nguyễn Linh Khiếu, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Phương Thảo, 2003: 89-103-104).

Nhiều nghiên cứu đã xem xét kiến thức phòng tránh thai trong tương quan với các đặc điểm cá nhân-xã hội của thanh thiếu niên. Các nghiên cứu của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và PRB (2003:33), NCPEF, CPSI, FPIA (1999), Lê Ngọc Lân (2007) cho thấy có sự khác biệt theo khu vực sống, nam nữ VTN và TN ở nông thôn có tỷ lệ hiểu biết về BPPTT thấp hơn so với thành thị. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra tác động từ phương tiện thông tin đại chúng đến nhận thức của VTN và TN. Nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất cho VTN và TN về các BPPTT là tivi, sách báo, tạp chí, và internet (Trường Trường đại học y Thái Bình 1999:40; Nguyễn Linh Khiếu, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Phương Thảo, 2003:9; Nguyễn Hữu Minh, 2006).

Nhìn chung, ngoài việc xem xét kiến thức phòng tránh thai, một số nghiên cứu đã tập trung xem xét một số các đặc điểm của cá nhân như:

khu vực sinh sống, học vấn, nghề nghiệp… hoặc các yếu tố từ gia đình, môi trường xã hội nhằm đánh giá tác động của các yếu tố này đến mức độ hiểu biết của VTN và TN và việc sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS. Cũng nhằm cung cấp thông tin về mức độ hiểu biết và hiệu quả sử dụng BPPTT và các yếu tố tác động đến kiến thức của VTN và TN về SKSS, bài viết này có một số điểm mới so với các nghiên cứu cho đến nay. Thứ nhất, đó là việc sử dụng các số liệu điều tra mẫu trên diện rộng, thứ hai là có so sánh giữa hai điều tra về VTN và TN được tiến hành trong những năm gần đây.

Thứ ba các kết quả phân tích ở đây được đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trước phần nào chỉ ra sự đồng nhất hoặc khác biệt liên quan đến kiến thức của VTN và TN cũng nhưcác yếu tố tác động đến hiểu biết về SKSS.

Hà Thị Minh Khương 4 3

Trong tài liệu Ng ư ời cao tuổi và gia đình (Trang 40-43)