• Không có kết quả nào được tìm thấy

Không gian kinh tế - văn hoá - xã hội xung quanh trường học Các nhà chức năng luận đã đề cập đến sự khan hiếm của thị trường lao

Trong tài liệu Ng ư ời cao tuổi và gia đình (Trang 34-37)

động đòi hỏi có tay nghề và kỹ năng cao cấp. Những năng lực cao cấp theo các nhà chức năng chỉ có thể có được nếu người đi học cố gắng giành kết quả cao trong học tập khi còn là học sinh. Theo họ, chính sự khan hiếm những kỹ năng cao cấp này đã khiến cho việc phân phối các phần thưởng không ngang nhau. Bởi những người sở hữu các kỹ năng cao cấp thì phải xứng đáng được nhận những phần thưởng lớn hơn nhưthu nhập cao hơn, mức sống cao hơn, vị trí nghề nghiệp cao hơn… Một câu hỏi đặt ra, khi các tay nghề cao cấp không thực sự khan hiếm thì liệu người học có cần nỗ lực học không? Hơn nữa, những tay nghề, kỹ năng cao cấp có phải lúc nào cũng chỉ có được nhờ trường học? Vấn đề này sẽ được xem xét trong ví dụ dưới đây. Trong các làng nghề thủ công ở Việt Nam, nơi được biết đến là tỷ lệ dân cưcó trình độ học vấn cao không nhiều, hiện tượng “bỏ học” sớm đã luôn diễn ra, ít có học sinh thi đỗ vào các trường đại học mỗi năm… nhưng người ta lại thấy sự sẵn có của việc làm, những công việc không đòi hỏi tay nghề cao và cũng ít cần đến kiến thức phổ thông ở trường học.

ở Đồng Kỵ, các công việc có thể phân làm nhiều công đoạn, từ đơn giản đến phức tạp. Phương thức làm việc cũng rất linh hoạt. Người thợ đến nhận công việc làm trong ngày, cuối buổi có thể nhận tiền công và hôm sau, họ có thể vào làm tại một gia đình khác. Công việc không đòi hỏi kỹ năng cao và luôn sẵn có. Khi công việc không đòi hỏi kỹ năng cao và ít mang tính khan hiếm thì những giải thích đối với trẻ rằng cần phải

Nguyễn Thị Minh Phương 3 5

học giỏi để có được việc làm là không mấy thuyết phục. Hơn nữa, các kỹ năng từ nghề nghiệp ở trình độ thấp phần lớn là nhờ qua kinh nghiệm thực hành hơn là qua các bài giảng ở nhà trường. Trong một vài trường hợp, người ta có thể đặt câu hỏi, có nhất thiết phải học giỏi để học lên cao và nhờ học cao để có việc làm, khi mà xung quanh họ đã có sẵn việc làm rồi? Thêm vào đó, khi những bài học ở trường học không giúp gì nhiều cho tay nghề, kỹ năng, kỹ thuật tinh xảo để làm ra các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ. Thực tế là những gì mà họ học được là nhờ kinh nghiệm và qua thực hành. Một số ít người trong số đó nhờ ý chí học hỏi mà trở thành nghệ nhân. Bên cạnh những cơ hội do chính sách đổi mới mang lại, nhờ sự nhạy bén, năng động và năng lực kinh doanh vốn có, người lao động không cần bằng cấp đã nhanh chóng trở thành các ông/bà chủ và trở nên giàu có (Nguyễn Tuấn Anh, 2005). Đó thực sự trở thành thách thức đối với trường học, nơi hằng ngày các bài giảng diễn ra và vẽ nên một khung cảnh đầy hứa hẹn ở tương lai rằng những nỗ lực phấn đấu, chăm chỉ hôm nay sẽ đem lại sự thành đạt mai sau.

So sánh cả ba làng có thể sắp xếp các mức tác động của không gian kinh tế - văn hóa - xã hội đến việc học tập khác nhau, mạnh nhất là ở Đồng Kỵ, tiếp đến là Phù Lưu và sau cùng là Tam Sơn trong việc thu hút học sinh rời nhà trường sớm hơn. So với Tam Sơn và Phù Lưu, học tập theo trường lớp của Đồng Kỵ có phần xem nhẹ hơn, cả trong truyền thống cũng vậy, học hành khoa bảng cũng không bằng hai làng trên. Phù Lưu có phần đặc biệt, vừa truyền thống khoa bảng, vừa làm buôn bán. Truyền thống khoa bảng ở Tam Sơn và Phù Lưu giải thích cho những thành tích học tập cao ở nhà trường của các học sinh nơi đây. Nếu nhưở đồng Kỵ, người ta kỳ vọng con cái khi trưởng thành, lập nghiệp và trở thành các ông chủ, thì ở Tam Sơn và Phù Lưu người ta kỳ vọng con cái thi đỗ vào các trường đại học, hoặc cao đẳng. Việc hướng con cái trở thành các ông chủ ở đồng Kỵ không phụ thuộc vào việc học vấn của người con đạt được đến đâu mà phụ thuộc vào sự đầu tư vốn và các quan hệ kinh doanh vốn có của cha mẹ. Do vậy, ở Đồng Kỵ, tỷ lệ những người trong nhóm tuổi từ 18 -24 vẫn đang tiếp tục đến trường thấp hơn nhiều so với hai làng Tam Sơn và Phù Lưu, cụ thể ở Đồng Kỵ chỉ có 14,6%, trong khi Phù Lưu là 46,3%

và Tam Sơn là 57,5%.

Trong các gia đình ở Đồng Kỵ, người cha thường có xu hướng thuê

3 6 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 18, số 2, tr. 28-39

người làm nghề mộc giỏi về làm thầy dạy nghề tại gia đình và phụ trách luôn hoạt động sản xuất, chế biến đồ mỹ nghệ. Con cái của họ cũng được khuyến khích trong việc học nghề này. Trong khi đó, ở Phù Lưu và Tam Sơn người ta tổ chức những ban khuyến học ở nhiều hình thức khác nhau, có thể ở quy mô của từng dòng họ, của thôn hay của xã, thậm chí của hội đồng hương…Tại đây, học vấn được người dân đề cao. Học vấn và học vị cao là niềm tự hào của mỗi cá nhân, của gia đình, dòng họ hay của cả một cộng đồng ở Tam Sơn và Phù Lưu.

ởĐồng Kỵ, người ta có thể nhìn thấy một mô hình phổ biến nổi lên ở cấp độ làng là học tập trong nhà trường ở trình độ phổ thông, sau trình độ này không nhất thiết phải thi vào các trường cao đẳng và đại học. Theo đuổi học hành ở trình độ cao không được đặt ra nhưlà lựa chọn duy nhất, một giá trị duy nhất. Học tập được đặt trong mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về. Bởi, việc theo đuổi học lên trình độ cao gắn liền với việc kéo dài thời gian ngồi trên ghế nhà trường và kéo dài thời gian nuôi dưỡng của cha mẹ.

Có phải người dân ở Đồng Kỵ không đề cao học tập trong nhà trường, không coi trọng học vấn? Vấn đề không hoàn toàn nhưvậy. Hương ước của Đồng Kỵ (trước 1945) ghi nhận và đánh giá cao những người đỗ đạt, và cả những người đang đi học. Họ được hưởng một số ưu tiên hơn những người khác như không phải đi phu phen, tạp dịch và tuần tráng, canh phòng (khoản thứ 13, điều thứ 47 về tạp dịch, và khoản thứ 20, điều thứ 66 về việc cắt tuần tráng, canh phòng). Tuy vậy, học nghề mộc, làm nghề và trở thành các chủ xưởng mộc vẫn là lựa chọn ưu trội. Ngày nay ở Đồng Kỵ, không chỉ những người học đại học, cao đẳng được đánh giá cao, mà những người làm nghề cũng được coi là có năng lực. Người Đồng Kỵ ưa nói về năng lực kinh doanh, tay nghề và óc sáng tạo trong nghề mộc và nhạy bén trong kinh doanh.

Có đứa lấy chồng 3 năm nay đã có vốn mấy chục triệu rồi, bây giờ nó đã có xe đi rồi. ởđây có một số cháu nó đi học ở Hải Phòng, học Đại học Hàng Hải thì vẫn không thể bằng chúng nó được. (PVS, nam, thôn Đồng Kỵ).

ởTam Sơn, Đồng Kỵ và Phù Lưu học hành được khuyến khích đối với cả hai giới, học tập không chỉ dành cho con trai mà còn dành cho cả con gái. Không chỉ các học sinh nam được khen ngợi với thành tích học tập cao, mà các học sinh nữ cũng được khen ngợi nếu như các em cũng có

Nguyễn Thị Minh Phương 3 7

thành tích học tập tốt. Nhìn chung, sự học tập ở trường và theo đuổi việc học lên trình độ cao vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn ở cả Tam Sơn và Phù Lưu.

Trong khi đó ở Đồng Kỵ việc học tập trong nhà trường để đạt được trình độ cao ít được quan tâm hơn, và họ cũng không đặt ra vấn đề nhất thiết phải đạt được học vấn cao bằng cách vào đại học. Do đó, có thể nói, không gian kinh tế - văn hóa - xã hội xung quanh trường học có ảnh hưởng không nhỏ đến sự học tập của trẻ ở trường học.

Trong tài liệu Ng ư ời cao tuổi và gia đình (Trang 34-37)