• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các khuôn mẫu xã hội và trường học

Trong tài liệu Ng ư ời cao tuổi và gia đình (Trang 37-40)

Nguyễn Thị Minh Phương 3 7

thành tích học tập tốt. Nhìn chung, sự học tập ở trường và theo đuổi việc học lên trình độ cao vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn ở cả Tam Sơn và Phù Lưu.

Trong khi đó ở Đồng Kỵ việc học tập trong nhà trường để đạt được trình độ cao ít được quan tâm hơn, và họ cũng không đặt ra vấn đề nhất thiết phải đạt được học vấn cao bằng cách vào đại học. Do đó, có thể nói, không gian kinh tế - văn hóa - xã hội xung quanh trường học có ảnh hưởng không nhỏ đến sự học tập của trẻ ở trường học.

3 8 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 18, số 2, tr. 28-39

lại chứng minh ngược lại rằng chỉ có 13,3% tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu bình quân 5 điểm/môn trở lên. Có 65% học sinh chỉ đạt từ 0 - 10 điểm/3 môn thi (Báo Giáo dục và Thời đại, số ra ngày chủ nhật 8/2/2004). Theo số liệu công bố của Hội nghị Ban Thưký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 3, Khóa VII đã đưa ra nhận định 2/3 sinh viên Việt Nam có học lực trung bình và yếu, hiện tượng chạy điểm vẫn tiếp tục tồn tại (Báo Lao động, số ra ngày 5/3/2005).

Nhưng vấn đề là tại sao quá trình gán nhãn này đã tồn tại và được chấp nhận. Vậy cách làm đi ngược lại những giá trị, những thông điệp được truyền tải trong các bài học ở lớp rằng con người cần có tri thức và đạt được tri thức bằng sự nỗ lực học hỏi? Những nội dung giảng dạy này gợi ý cho chúng ta một sự giải thích về hiện tượng trên. Nó đề cập đến những thái độ hoặc hành vi được học ở trường, nhưng không nằm trong các bài giảng chính thức. Đó là những bài giảng không được trình bày, nhưng vẫn được truyền đạt (A. Giddens 1998: 590). Lý thuyết về chương trình giảng dạy không chính thức đề cập đến một tình trạng rằng học trò không chỉ học được những bài giảng chính thức, với các sách giáo khoa chuẩn theo pháp luật, mà chúng còn học được những kiến thức khác, không được nói ra bằng lời.

Những học sinh không đủ năng lực nhưng vẫn được tốt nghiệp phản ánh một thực tế xã hội ưa thành tích, ưa bằng cấp, kể cả bằng rởm. Điều này còn thể hiện ở việc cha mẹ lo chạy điểm, giáo viên nâng điểm, nhà trường nâng tỷ lệ tốt nghiệp bằng mọi cách, các nhà quản lý ưa chuộng các con số cao,…Chính các khuôn mẫu này đã được thẩm thấu vào trường học. Những bài học này không có trong các bài giảng chính thức, nhưng học sinh lại có được qua các hoạt động diễn ra nơi trường học. Nhưtrên đã đề cập đến tình trạng phản giáo dục của các cha mẹ học sinh và giáo viên khi họ cố gắng “cứu” đứa trẻ học kém bằng cách nâng điểm. Trên thực tế, cách chuyển tải các khuôn mẫu xã hội ở trường học đã cho đứa trẻ hiểu các thông điệp nhưcần đỗ qua bài thi kiểm tra bằng cách quay cóp, hoặc xin điểm, hoặc bằng cách nào đó nhà trường sẽ cho chúng tốt nghiệp bất kể kết quả học tập nhưthế nào. Rõ ràng, những mong mỏi cho trẻ đỗ đạt là mong muốn của toàn xã hội. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp xã hội vẫn chấp nhận tình trạng tồn tại này nhưmột thực tế hiển nhiên.n

Chú thích

1 Phần thưởng xã hội theo cách giải thích của các nhà chức năng luận là có được việc làm trả lương cao, thu nhập cao, địa vị xã hội cao nhờ họ đã có những nỗ lực học hành, nhờ có thành đạt về mặt giáo dục.

Tài liệu tham khảo

Alan R.sadovnik, 2001. “Theories in the Sociology of Education” trong sách:

Jeanne H.Ballantine & Joan Z.Spade. Schools and society - A Sociological Approaches to Education. Published by Wadsworth.

Anthony Gidden. 1998. Sociology. Published by Polity Press.

Báo Sài Gòn, số ra ngày 11/1/2005. Chất lượng đào tạo tin học bát nháo và thiếu chuẩn.

G.Endruweit và G.Trommsdorff. 2002. Từ điển Xã hội học. Nxb. Thế giới. Hà Nội. (Mục từ ‘’Xã hội học Ngôn ngữ’’).

Gerard O’Donnell. 2002. Mastering Sociology. Published by Palgrave.

Hội nghị Ban Thưký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 3, Khoá VII.

2/3 sinh viên Việt Nam có học lực trung bình. Báo Lao động số ra ngày 5/3/2005.

Ian Robertson. 1987. “Chương 10: Sự phân tầng xã hội”. Trích dịch từ Ian Robertson.Sociology,tái bản lần thứ 3. Worth Publishers, inc. New York.

Lưu trữ tại thưviện Viện Xã hội học.

Ngân hàng Thế giới. 2004. Nghiên cứu đánh giá kết quả học tập môn Đọc hiểu tiếng Việt và môn Toán. Tập 1, 2, 3. Nxb. Văn hóa - Thông tin.

Nguyễn Thị Minh Phương. 2005. “Học tập và tăng trưởng kinh tế - Một nghiên cứu so sánh giữa hai mô hình làng - xã hỗn hợp trọng nông và hỗn hợp trọng phi nông”. Tạp chí Xã hội họcsố 4.

Nguyễn Tuấn Anh. 2005. “ảnh hưởng của mô hình làng - xã truyền thống tới sự biến đổi làng - xã đồng bằng sông Hồng”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuậtsố 4 (250).

Sarbran Jancque. 1975. Gia đình và Trường học. Nxb. Larousse. Paris. Bản dịch.

Lưu trữ tại thưviện Viện Xã hội học.

Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và Andrew Webster. 1993.Nhập môn Xã hội học. Nxb. Khoa học Xã hội. Hà Nội.

Nguyễn Thị Minh Phương 3 9

Kiến thức phòng tránh thai của vị thành niên và thanh niên

Tóm tắt:Sử dụng số liệu Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2003 và Điều tra về tình dục và sức khỏe sinh sản của thanh niên Hà Nội năm 2006, bài viết tập trung xem xét mức độ hiểu biết của nhóm đối tượng này về các biện pháp phòng tránh thai và các yếu tố tác động đến vấn đề này. Kết quả phân tích cho thấy nhìn chung, kiến thức về phòng tránh thai của vị thành niên và thanh niên còn hạn chế. Tỷ lệ biết về các biện pháp tránh thai của thanh niên thành thị cao hơn nông thôn. Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò đáng kể trong việc nâng cao hiểu biết của thanh niên về phòng tránh thai, đặc biệt là sách báo. Các phát hiện từ nghiên cứu này phù hợp với các kết quả đã có cho đến nay, đồng thời, tác giả khuyến nghị cần thực hiện các phân tích đa biến nhằm xác định rõ hơn mức độ tác động của từng yếu tố đối với hiểu biết của thanh niên về sức khỏe sinh sản nói chung và phòng tránh thai nói riêng.

Từ khoá:Vị thành niên và thanh niên; Sức khoẻ sinh sản.

Hà Thị Minh Khương

Viện Gia đình và Giới

Trong tài liệu Ng ư ời cao tuổi và gia đình (Trang 37-40)