• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những hình thức cơ bản của dân chủ

Trong tài liệu Giáo dục công dân 11 (Trang 87-91)

 Quyền được bảo đảm về mặt vật chất vμ tinh thần khi không còn khả năng lao động ;

 Quyền bình đẳng về nghĩa vụ vμ quyền lợi, về cống hiến vμ hưởng thụ của các thμnh viên trong xã hội.

Bên cạnh các quyền của mình, công dân có nghĩa vụ tham gia vμo các phong trμo xã hội ở địa phương, cơ quan, trường học...

Những nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nêu trên cμng cho chúng ta thấy rõ bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để quyền lực hoμn toμn thuộc về nhân dân, Đảng vμ Nhμ nước ta rất quan tâm đến các yêu cầu sau đây :

+ Hoμn thiện nhμ nước xã hội chủ nghĩa, trước hết lμ hoμn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

+ Hoμn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân dân thật sự tham gia vμo quá trình quản lí nhμ nước như bầu cử, ứng cử vμo các cơ quan quyền lực nhμ nước vμ các tổ chức chính trị  xã hội.

+ Đμo tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức nhμ nước có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi..., tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền lμm chủ của mình.

+ Có cơ chế vμ biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa vμ trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

+ Ngăn chặn vμ khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những hμnh động lợi dụng dân chủ để phá hoại, gây rối.

Đây lμ hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng (không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo...) vμ trực tiếp vμo các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... theo biểu quyết đa số. Dân chủ trực tiếp lμ sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.

Ví dụ :

Tất cả công dân trực tiếp tham gia bầu trưởng thôn, trưởng ấp, tổ trưởng dân phố.

Hội nghị toàn dân quyết định tu bổ đường sá, nhà văn hoá thôn...

Những hình thức phổ biến nhất của dân chủ trực tiếp ngμy nay lμ :

 Trưng cầu ý dân (trong phạm vi toμn quốc).

 Thực hiện sáng kiến pháp luật (nhân dân được tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các đạo luật).

 Dân chủ trực tiếp còn lμ việc lμm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xây dựng vμ thực hiện các quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật.

b) Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện)

Dân chủ gián tiếp lμ hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhμ nước.

Nói cách khác, dân chủ gián tiếp lμ hình thức nhân dân thể hiện quyền lμm chủ của mình, tham gia quản lí nhμ nước vμ xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền cũng như ở Mặt trận Tổ quốc vμ các đoμn thể nhân dân.

Nhân dân thị trấn Mèo Vạc, Hà Giang tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá XI ảnh : TTXVN Ví dụ :

Trong lĩnh vực chính trị, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho nhân dân (chia theo tỉnh, thành phố hoặc lĩnh vực sản xuất, quản lí...), được sự uỷ thác của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.

 Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức chủ yếu của chế độ dân chủ đại diện.

Em hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết.

Dân chủ gián tiếp lμ hình thức hiện thực hoá quyền lμm chủ của người dân. Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép bao quát toμn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân lμm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Dân chủ trực tiếp vμ dân chủ gián tiếp đều lμ hình thức của chế độ dân chủ vμ có quan hệ mật thiết với nhau. Dân chủ trực tiếp mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc vμo trình độ nhận thức của

người dân. Hạn chế của dân chủ gián tiếp lμ nguyện vọng của công dân không được phản ánh trực tiếp, mμ phải thông qua người đại diện của mình, nhiều khi phụ thuộc vμo khả năng của người đại diện. Vì vậy, cần phải kết hợp sử dụng tốt cả hai hình thức dân chủ trực tiếp vμ dân chủ gián tiếp để phát huy tối đa hiệu quả của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

iiiTư liệu tham khảo

1. Bμn về chế độ dân chủ tư sản, V.I. Lê-nin viết : "Chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bị bó trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa vμ do đó, thực ra, nó luôn luôn lμ một chế độ dân chủ đối với một thiểu số, vẫn chỉ lμ một chế độ dân chủ đối với riêng những giai cấp có của, đối với riêng bọn giμu có mμ thôi."(1)

2. Bμn về con đường biện chứng của quá trình phát triển dân chủ, V.I. Lê-nin viết : "Từ chuyên chế đến dân chủ tư sản ; từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản ; từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa."(2)

3. Hồ Chí Minh : "Nước ta lμ nước dân chủ, nghĩa lμ nước nhμ do nhân dân lμm chủ. Nhân dân có quyền lợi lμm chủ, thì phải có nghĩa vụ lμm tròn bổn phận công dân, giữ vững đạo đức công dân, tức lμ :

 Tuân theo pháp luật Nhμ nước.

 Tuân theo kỉ luật lao động.

 Giữ gìn trật tự chung.

 Đóng góp (nộp thuế) đúng kì, đúng số để xây dựng lợi ích chung.

 Hăng hái tham gia công việc chung.

 Bảo vệ tμi sản công cộng.

 Bảo vệ Tổ quốc".(3)

Hồ Chí Minh : Nước ta lμ nước dân chủ(4) Bao nhiêu lợi ích đều vìdân.

Bao nhiêu quyền hạn đềucủa dân.

(1) V.I. Lê-nin : Toμn tập, Sđd, 2005, tập 33, tr. 106  107.

(2) V.I. Lê-nin : Toμn tập, Sđd, 2005, tập 33, tr. 206.

(3) Hồ Chí Minh : Toμn tập, Sđd, 2000, tập 7, tr. 452.

(4) Hồ Chí Minh : Toμn tập, Sđd, 2000, tập 5, tr. 698.

Công việc đổi mới, xây dựng lμ trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc lμ công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.

Đoμn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hμnh vμ lực lượng đều ở nơi dân.

ivcâu hỏi vμ Bμi tập

1. Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lμ gì ?

2. Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực : kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

3. Theo em, dân chủ vμ tập trung, dân chủ vμ tự do, dân chủ vμ pháp luật có mâu thuẫn với nhau không ? Tại sao ?

4. Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp vμ dân chủ gián tiếp. Cho ví

Trong tài liệu Giáo dục công dân 11 (Trang 87-91)