• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trong tài liệu Giáo dục công dân 11 (Trang 84-87)

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không thể có đầy đủ khi giai cấp công nhân vμ nhân dân lao động vừa giμnh được chính quyền mμ phải trải qua một quá trình hình thμnh, phát triển vμ từng bước hoμn thiện.

Quá trình đó diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội vμ bao gồm những nội dung cơ bản sau :

a) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế

Hãy nêu những ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế mà em biết.

Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế lμ thực hiện quyền lμm chủ của công dân đối với tư liệu

sản xuất, trên cơ sở đó lμm chủ quá trình quản lí sản xuất vμ phân phối sản phẩm.

Biểu hiện của quyền lμm chủ về kinh tế ở nước ta hiện nay lμ chính sách kinh tế nhiều thμnh phần. Mọi công dân cũng như các thμnh phần kinh tế đều bình đẳng vμ tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, lμm chủ trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình vμ lμm nghĩa vụ đối với nhμ nước.

Tuy nhiên, quyền dân chủ của công dân không có nghĩa lμ công dân chỉ được hưởng quyền mμ còn phải lμm tròn nghĩa vụ đối với nhμ nước vμ xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với quyền tự do kinh doanh, công dân còn có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật,...

Lμm chủ trên lĩnh vực kinh tế lμ cơ sở củng cố quyền lμm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị.

b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị

Hãy nêu những ví dụ về biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực chính trị mà em biết.

Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực chính trị lμ mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết lμ nhân dân lao động.

Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện trước hết ở những quyền sau đây của công dân :

 Quyền bầu cử vμ ứng cử vμo các cơ quan quyền lực nhμ nước, các tổ chức chính trị – xã hội ;

 Quyền tham gia quản lí nhμ nước vμ xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhμ nước vμ địa phương ;

 Quyền kiến nghị với các cơ quan nhμ nước, biểu quyết khi Nhμ nước tổ chức trưng cầu ý dân ;

 Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Ngoμi ra, dân chủ trong lĩnh vực chính trị còn được thể hiện ở quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhμ nước, quyền khiếu nại, tố cáo...

của công dân.

Khi thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị, cùng với các quyền được hưởng, công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toμn xã hội.

c) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá

Em hãy nêu một vài biểu hiện về quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hoá.

Dân chủ trong lĩnh vực văn hoá lμ thực hiện những quyền lμm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hoá.

Dân chủ trong lĩnh vực văn hoá được thể hiện trước hết ở những quyền sau đây của công dân :

 Quyền được tham gia vμo đời sống văn hoá ;

Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình ;

Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

Dân chủ trong lĩnh vực văn hoá còn được thể hiện ở việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tinh thần vμ đưa văn hoá đến cho mọi người.

Đồng thời với việc hưởng quyền, công dân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn vμ phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc.

d) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội

Theo em, những quyền nào thuộc về quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực xã hội ?

Dân chủ trong lĩnh vực xã hội được thể hiện trước hết ở việc đảm bảo những quyền sau đây của công dân :

 Quyền lao động ;

 Quyền bình đẳng nam nữ ;

 Quyền được hưởng an toμn xã hội vμ bảo hiểm xã hội ;

Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ ;

 Quyền được bảo đảm về mặt vật chất vμ tinh thần khi không còn khả năng lao động ;

 Quyền bình đẳng về nghĩa vụ vμ quyền lợi, về cống hiến vμ hưởng thụ của các thμnh viên trong xã hội.

Bên cạnh các quyền của mình, công dân có nghĩa vụ tham gia vμo các phong trμo xã hội ở địa phương, cơ quan, trường học...

Những nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nêu trên cμng cho chúng ta thấy rõ bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để quyền lực hoμn toμn thuộc về nhân dân, Đảng vμ Nhμ nước ta rất quan tâm đến các yêu cầu sau đây :

+ Hoμn thiện nhμ nước xã hội chủ nghĩa, trước hết lμ hoμn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

+ Hoμn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân dân thật sự tham gia vμo quá trình quản lí nhμ nước như bầu cử, ứng cử vμo các cơ quan quyền lực nhμ nước vμ các tổ chức chính trị  xã hội.

+ Đμo tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức nhμ nước có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi..., tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền lμm chủ của mình.

+ Có cơ chế vμ biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa vμ trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

+ Ngăn chặn vμ khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những hμnh động lợi dụng dân chủ để phá hoại, gây rối.

Trong tài liệu Giáo dục công dân 11 (Trang 84-87)