• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.7. Mô hình can thiệp

 Đánh giá HCCH: Trong nghiên cứu của chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của Hội ĐTĐ quốc tế (IDF) [223].

Trẻ 6 - 10 tuổi: Vòng eo ≥ 90th percentile và HCCH không được chẩn đoán nhưng có nhiều nghi ngờ nếu có tiền sử gia đình về HCCH, ĐTĐ tuýp 2, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, THA, BP.

Trẻ 10 - 16 tuổi: Vòng eo ≥ 90th percentile và có từ 2 tiêu chuẩn sau trở lên (Đường máu lúc đói ≥ 100mg/dL (5,56mmol/l); huyết áp tâm thu ≥ 130mgHg; huyết áp tâm trương ≥ 85mmgHg; Triglycerid máu lúc đói ≥ 150mg/dL (1,7mmol/l); HDL-C < 40mg/dL (1,04mmol/l).

 Thu thập số liệu về Gan nhiễm mỡ: Trẻ được siêu âm tại chỗ bằng máy xách tay Samsung Medison SONOACE R3 của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, được chẩn đoán xác định gan nhiễm mỡ bởi các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.

2.6.8. Các bệnh kèm theo

Các bệnh như bệnh răng miệng, cận thị, viêm họng, viêm da… được khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Sơ đồ 2.2. Mô hình can thiệp 2.7.1. Truyền thông

2.7.1.1. Truyền thông, tư vấn tập thể

Mời các chuyên gia về dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia làm giảng viên cho các lớp tập huấn và tư vấn tập thể tại trường can thiệp.

Đối tượng: Ban Giám hiệu nhà trường, các cô giáo chủ nhiệm, thầy dạy thể dục, thầy phụ trách đội, cán bộ phụ trách y tế, cán bộ nấu ăn, 55 phụ huynh và 55 học sinh TCBP và nhóm nghiên cứu.

Nội dung truyền thông, tư vấn tập thể: Khái niệm, dịch tễ học, nguyên nhân, hậu quả, phòng và điều trị bệnh TCBP; đặc điểm tăng trưởng và nhu cầu dinh dưỡng hợp lý ở học sinh tiểu học; hành vi, lối sống và dinh dưỡng hợp lý

Truyền thông thay đổi hành vi, lối sống Hướng dẫn thực hành

ăn uống hợp lý

Hướng dẫn thực hành hoạt động thể lực

Kiểm tra, giám sát

Đánh giá hiệu quả sau can thiệp Nhà trường,

Gia đình, 55 học sinh

TCBP

cho trẻ bị TCBP và cách áp dụng giúp phòng chống TCBP; bộ thực đơn và cách áp dụng cho các nhóm tuổi bị TCBP; khung chương trình vận động thể lực và cách áp dụng cho các nhóm tuổi bị TCBP.

2.7.1.2. Truyền thông, tư vấn cá nhân

Nhóm nghiên cứu thực hiện truyền thông, tư vấn cá nhân 1 buổi/tuần vào ngày cuối tuần tại trường để truyền thông về hành vi, lối sống, nhắc nhở thực hiện bộ thực đơn, chương trình vận động thông qua tranh ảnh, tờ rơi, tài liệu, đồng thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hành chăm sóc trẻ TCBP, áp dụng bộ thực đơn, áp dụng chương trình vận động, luôn nhắc nhở, động viên trẻ và gia đình lưu ý mọi thay đổi của trẻ cần từ từ, tăng dần không để trẻ thay đổi đột ngột. Đồng thời, nhóm nghiên cứu thường xuyên thực hiện truyền thông, tư vấn cá nhân qua điện thoại, tại phòng khám riêng ngoài giờ hành chính.

2.7.2. Hướng dẫn thực hành ăn uống hợp lý

Nhóm nghiên cứu phối hợp với các cán bộ của khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia xây dựng bộ thực đơn áp dụng cho 55 học sinh TCBP trong nhóm can thiệp.

2.7.2.1. Nguyên tắc xây dựng khung thực đơn

Xây dựng bộ khung thực đơn căn cứ vào bộ thực đơn thường xuyên ăn ở trường, các yếu tố nguy cơ, đặc điểm tăng trưởng và nhu cầu dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học, đảm bảo khẩu phần đa dạng, dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học, đồng thời áp dụng được áp dụng riêng theo từng nhóm tuổi (6 – 7 tuổi, 7 – 8 tuổi, 9 – 10 tuổi, 11 – 12 tuổi).

2.7.2.2. Đặc điểm của bộ khung thực đơn

Khung thực đơn mô tả các món ăn trong 3 bữa chính + bữa phụ/1 ngày

* 7 ngày, áp dụng riêng theo từng nhóm tuổi.

Trọng lượng thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và nhu cầu khuyến nghị:

Trọng lượng từng loại thực phẩm (bao gồm trọng lượng thực phẩm sống sạch trẻ ăn vào và trọng lượng tương ứng khi đi chợ). Tính toán giá trị dinh dưỡng theo khẩu phần trong một ngày và so sánh mức đạt so với nhu cầu khuyến nghị (giá trị các chất sinh năng lượng và một số vitamin khoáng chất thiết yếu). (Phụ lục:

thực đơn mẫu).

2.7.2.3. Hướng dẫn thực hành áp dụng khung thực đơn

Tập huấn, tuyên truyền để nhà trường, gia đình và trẻ ăn uống theo khung thực đơn đã xây dựng riêng cho từng nhóm tuổi.

Tại nhà trường: Yêu cầu bộ phận cung cấp bữa ăn bán trú tại trường nấu ăn cho 55 học sinh TCBP trong nhóm can thiệp theo khung thực đơn của nhóm nghiên cứu xây dựng 1 bữa trưa/ngày x 5 ngày/tuần (học sinh tiểu học không ăn bán trú thứ 5 và thứ 7 do được nghỉ học buổi chiều), 55 trẻ can thiệp ăn tại 1 dãy bàn riêng, chia cho trẻ theo xuất và theo thực đơn, nhóm nghiên cứu giám sát và cùng chia xuất ăn cho từng trẻ. Đồng thời cung cấp 01 bữa phụ/ngày bằng 01 cốc sữa 200ml.

Tại gia đình: Tuyên truyền để gia đình áp dụng khung thực đơn trong thực hành ăn uống hàng ngày, các ngày không đi học cho trẻ uống 01 cốc sữa 200ml/bữa phụ/ngày.

Đồng thời, mỗi gia đình được phát một tờ rơi có lời khuyên, dinh dưỡng hợp lý để cả gia đình cùng áp dụng.

2.7.3. Hướng dẫn thực hành hoạt động thể lực

Nhóm nghiên cứu phối hợp với các cán bộ của khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia xây dựng bộ khung chương trình vận động áp dụng cho 55 học sinh TCBP trong nhóm can thiệp.

Nguyên tắc xây dựng bộ khung vận động: Theo khuyến nghị của WHO về thời gian tối thiểu và tối đa dành cho hoạt động thể lực và hoạt động tĩnh

tại, đồng thời dựa trên các bài tập thể dục trẻ phải tập tại trường vào các giờ thể dục theo các khối lớp (khối 1, khối 2, khối 3, khối 4, khối 5), từ đó xây dựng các bài tập, thời gian tập bù tại nhà cho đủ thời gian theo khuyến nghị của WHO là hoạt động thể lực tối thiểu 60 phút/ngày.

Tập huấn, tuyên truyền để nhà trường, gia đình và học sinh TCBP hằng ngày hoạt động thể lực theo bộ khung vận động áp dụng riêng cho từng khối (nhóm tuổi).

Tại trường: Các thầy/cô giáo hướng dẫn rèn luyện thể lực cho trẻ vào các giờ thể dục, trẻ TCBP được tập với cường độ gấp 3 – 4 lần so với trẻ bình thường, tập theo bộ khung vận động.

Tại gia đình: Mỗi học sinh bị TCBP trong nhóm can thiệp được phát các dụng cụ để tiến hành tập luyện ở nhà (02 quả bóng ném, 01 quả bóng nhựa, 01 dây nhảy bằng nhựa dẻo có chiều dài từ 1,8m đến 2m, 01 máy đếm bước đi mã hiệu HJ-113 của hãng OMRON (mỏng và nhẹ, có thể để trong túi áo hoặc túi xách; đếm số bước đi và bước nhịp điệu; hiển thị thời gian đi và khoảng cách đi; cho biết lượng calo tiêu thụ và lượng mỡ tiêu hủy; bộ nhớ lưu kết quả của 07 ngày sử dụng). Sau đó nhóm nghiên cứu hướng dẫn chi tiết cho từng trẻ và gia đình cách tập, cài đặt bước đi riêng cho từng trẻ, sử dụng các dụng cụ được phát và tập theo bộ khung vận động mỗi ngày, kiểm tra mức độ đạt bằng máy đếm bước đi và đồng hồ đo thời gian.

Đồng thời, mỗi gia đình được phát một tờ rơi có lời khuyên, khuyến khích tăng cường hoạt động thể chất như khích lệ trẻ tham gia các việc dọn dẹp nhà cửa, nhặt rau, thu dọn đồ đạc… Phụ huynh thu xếp thời gian cho trẻ đi ra ngoài, vận động… để tránh thực hiện các hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi điện tử và đọc truyện…

2.7.4. Kiểm tra, giám sát

Tại gia đình và nhà trường, học sinh được giám sát theo bộ câu hỏi giám sát đã thiết kế trước vào thứ 6 hằng tuần.

Tại nhà trường: Hằng ngày giám sát nhà bếp trong việc tuân thủ đúng số lượng thực phẩm như trong thực đơn, sau đó theo dõi các cháu có ăn hết/thừa suất ăn không, ghi nhận những phản hồi về độ ngon miệng của trẻ, cân và ghi chép lại trọng lượng từng thực phẩm mà các cháu không ăn hết hoặc xin ăn thêm, đồng thời xem thầy/cô dạy thể dục, 55 trẻ TCBP có hoạt động thể lực theo hướng dẫn không (nhóm nghiên cứu được phân công đến trường hằng ngày để kiểm tra, giám sát).

Tại gia đình: Thường xuyên liên lạc với bố mẹ để thu thập thông tin về tình hình ăn uống của trẻ. Ghi chép lại các thông tin về thực phẩm mà trẻ ăn không hết/ăn ngoài so với thực đơn (nếu có). Đồng thời phát tờ rơi cho gia đình và trẻ (nội dung bao gồm: Dinh dưỡng hợp lý giúp phòng chống TCBP, Tăng cường vận động phòng chống TCBP).

Theo dõi chỉ số nhân trắc cho trẻ: Các bà mẹ được hướng dẫn thực hành cân và đo chiều cao cho trẻ, sau đó đối chiếu số đo của trẻ với bảng theo dõi cân nặng theo chiều cao đứng theo lứa tuổi của WHO để điều chỉnh chế độ ăn và mức độ rèn luyện cho phù hợp.

Theo dõi hoạt động thể lực của trẻ bằng phương pháp bấm giờ, máy đếm bước đi mã hiệu HJ-113 của hãng OMRON để đánh giá cường độ đi bộ, mức tiêu thụ calo và mỡ của người sử dụng. Các nghiệm pháp đo lường thể lực của trẻ thiết kế theo EUROFIT test protocol và Fitness test.

2.7.5. Đánh giá hiệu quả sau can thiệp

Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu theo bộ câu hỏi như kiểm tra lại toàn bộ chiều cao, cân nặng, huyết áp, hành vi, lối sống… của 110 trẻ TCBP (55 học sinh TCBP được can thiệp và 55 trẻ không được can thiệp) để so sánh giữa 2 nhóm.

Đánh giá tại 3 thời điểm: To (đánh giá hai nhóm trước can thiệp); T1

(đánh giá hai nhóm sau 30 tuần can thiệp); T2 (đánh giá nhóm can thiệp sau 60 tuần).

- Thay đổi thực hành, thói quen ăn uống của phụ huynh và học sinh trước và sau can thiệp.

- Thay đổi khẩu phần trước và sau can thiệp.

- Thay đổi mức độ hoạt động thể lực trước và sau can thiệp.

Các nghiệm pháp đo lường thể lực thiết kế dựa vào EUROFIT test protocol và Fitnesstest:

+ Đếm mạch quay trước và sau chạy 50m (số nhịp đập/1 phút): Đánh giá sức chịu đựng của tim.

+ Đo thời gian chạy 50m (tính bằng giây): Đo lường khả năng chịu đựng của tim.

+ Nhảy xa (tính bằng cm): Đánh giá độ mạnh của cơ thể và đôi chân.

Độ dài nhảy xa được tính từ vị trí xuất phát.

+ Số lần đứng lên ngồi xuống trong 30 giây: Đánh giá độ mạnh và sức chịu đựng của cơ bụng.

+ Đánh giá thể lực học sinh:

Nội dung Đơn vị tính Đánh giá đạt Nhảy dây Số lần/phút ≥60 lần/phút

- Thay đổi chỉ số nhân trắc, chỉ tiêu cận lâm sàng.

- Tỉ lệ TCBP trở về bình thường sau can thiệp.

- Tính hiệu quả can thiệp.