• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp

Bảng 3.21. Thay đổi về thói quen ăn uống sau can thiệp

Thói quen Nhóm CT Nhóm không CT

Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT

Ăn nhanh (%) 81,8 61,8 85,5 78,2

Ăn nhiều (%) 47,3 32,7 45,5 45,5

Ăn trước khi ngủ (%) 16,4 10,9 14,5 18,2

Ăn vặt khi xem tivi (%) 76,4 47,3 81,8 76,4 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy trong nhóm can thiệp tỉ lệ trẻ ăn nhanh, ăn nhiều và ăn vặt khi xem tivi sau can thiệp luôn thấp hơn so với trước can thiệp lần lượt 7,3%; 21,8%; 16,4%. Ngược lại, các thói quen này có xu hướng tăng lên, hoặc giảm ít trong nhóm không can thiệp.

Bảng 3.22. Sự thay đổi khẩu phần sau can thiệp

Các chỉ số

Nhóm CT (n=55)

Nhóm không CT

(n=55) NCĐN/VDD (2016) Trước Sau Trước Sau

Năng lượng Kcal 1765,7 1670,5 1707,6 1837,9 1460 - 2150

Protein (g) 83,9 71,4 75,2 81,4

Protein % 19 17 18 18 13 - 20%

Lipid (g) 61,7 47,1 51,4 56,7

Lipid tổng số % 31 25 27 28 20 - 30%

Glucid (g) 219,0 241,3 236,1 252,1

Glucid tổng số % 50 58 55 54 50 - 67%

Protein động vật/

Protein tổng số 73 66 63 56 ≥ 50%

Lipid thực vật/

Lipid tổng số 17 30 21 34 30%

Tỉ lệ P:L:G 19:31:50 17:25:58 18:27:55 18:28:54

Nhận xét: Sau can thiệp, năng lượng khẩu phần nhóm can thiệp giảm (từ 1765,7 kcal xuống 1670,5 kcal), ngược lại nhóm không can thiệp tăng (từ 1707,6 kcal lên 1837,9 kcal); lượng Protein tiêu thụ ở nhóm can thiệp giảm (từ 83,9g xuống 71,4g), trong khi nhóm can thiệp tăng (từ 75,2g lên 81,4g);

lượng Lipid tiêu thụ ở nhóm can thiệp giảm (từ 61,7g xuống 47,1g), trong khi nhóm không can thiệp tăng (51,4g lên 56,7g); nhóm can thiệp đảm bảo tính cân đối của khẩu phần đó là có tỉ lệ Protein động vật (66%), Lipid thực vật (30%), tính cân đối của tỉ lệ P:L:G là17:25:58, đạt khuyến nghị.

Bảng 3.23. Thay đổi sức bền, sức nhanh sau can thiệp

Nghiệm pháp Kiểm tra thể lực

Thời gian can thiệp

Nhóm CT (n=55) (

± SD)

Nhóm không CT (n=55)

(

± SD)

Thời gian chạy 50m (giây) Trước 18,3 ± 1,8 18 ± 2,2 Sau* 17 ± 1,8 18,3 ± 2,3 Mạch quay trước khi chạy

50m (lần/phút)

Trước 97,4 ± 6,7 98 ±10,8 Sau* 94,8 ± 7 97,5 ± 5,4 Mạch quay sau khi chạy

50m (lần/phút)

Trước 116,5 ± 5,6 113,1 ± 12,3 Sau*** 107 ± 6,7 112,1 ± 6,1

Nhảy xa (cm) Trước 91,3 ± 6,6 94 ± 10

Sau** 97 ± 7 93,5 ± 8

Ngồi xuống – đứng lên (số lần/30s)

Trước 21,2 ± 3,8 21,5 ± 3,7 Sau*** 23,8 ± 2,9 21,7 ± 3 Nhảy dây (lần/phút) Trước 43,3 ± 16 43,5 ± 13,1

Sau*** 55,3 ± 13,7 43,9 ± 12,l

*Sự khác biệt giữa 2 nhóm p<0,05; ** Sự khác biệt giữa 2 nhóm p<0,01;

***Sự khác biệt giữa 2 nhóm p<0,001.

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian chạy khoảng cách 50m của nhóm can thiệp giảm so với trước can thiệp (từ 18,3 ± 1,8 giây giảm xuống còn 17 ± 1,8 giây), trong khi đó nhóm không can thiệp có kết quả ngược lại (từ 18 ± 2,2 giây tăng lên 18,3 ± 2,3 giây), sự khác biệt của hai nhóm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Mạch quay của nhóm can thiệp trước và sau khi chạy 50m đều giảm xuống. Trước can thiệp giảm từ 97,4 ± 6,7 lần/phút xuống còn 94,8 ± 7 lần/phút; sau can thiệp từ 116,5 ± 5,6 lần/phút xuống còn 107 ± 6,7 lần/phút.

Trong khi nhóm không can thiệp hầu như không có sự thay đổi mạch quay của trước và sau can thiệp. Sự khác biệt của hai nhóm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Khoảng cách nhảy xa của nhóm can thiệp tăng so với trước can thiệp (tăng từ 91,3 ± 6,6 cm lên 97 ± 7cm), trong khi đó nhóm không can thiệp có kết quả ngược lại (giảm từ 94 ± 10cm xuống còn 93,5 ± 8cm), sự khác biệt của hai nhóm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

Số lần ngồi xuống – đứng lên trong vòng 30 giây của nhóm can thiệp tăng so với trước can thiệp (tăng từ 21,2 ± 3,8 lần lên 23,8 ± 2,9 lần), trong khi đó nhóm không can thiệp hầu như không thay đổi, sự khác biệt của hai nhóm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Số lần nhảy dây trong vòng 1 phút của nhóm can thiệp tăng so với trước can thiệp (tăng từ 43,3 ± 16 lần/phút lên 56,3 ± 13,7 lần/phút), trong khi đó nhóm không can thiệp hầu như không thay đổi, sự khác biệt của hai nhóm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Bảng 3.24. Thay đổi sức bền, sức nhanh của nhóm can thiệp sau 60 tuần

Nghiệm pháp Kiểm tra thể lực

Nhóm CT (n=55) Trước

(

± SD)

Sau CT 1 (

± SD)

Sau CT 2 (

± SD)

Thời gian chạy 50m (giây) 18,3 ± 1,8 17 ± 1,8 15,8 ± 1,4 Mạch quay trước khi chạy

50m (lần/phút) 97,4 ± 6,7 94,8 ± 7 95,1 ± 7,7 Mạch quay sau khi chạy

50m (lần/phút) 116,5 ± 5,6 107 ± 6,7 106,2 ± 7,7

Nhảy xa (cm) 91,3 ± 6,6 97 ± 7 97,6 ± 6,8

Ngồi xuống – đứng lên

(số lần/30s) 21,2 ± 3,8 23,8 ± 2,9 26 ± 3,5

Nhảy dây (số lần/phút) 43,3 ± 16 56,3 ± 13,7 57,1 ± 14,3 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian chạy khoảng cách 50m, mạch quay trước khi chạy 50m, mạch quay sau khi chạy 50m của nhóm can thiệp đều giảm so với trước can thiệp và được duy trì sau 60 tuần can thiệp.

Bên cạnh đó, khoảng cách nhảy xa, số lần ngồi xuống – đứng lên trong vòng 30 giây, số lần nhảy dây trong vòng 1 phút của nhóm can thiệp tăng so với trước can thiệp và được duy trì sau 60 tuần can thiệp.

Bảng 3.25. Số trẻ kiểm tra hoạt động thể lực đạt yêu cầu sau can thiệp

Thời gian can thiệp

Nhảy dây (lần/phút)

Số trẻ nhảy dây đạt ≥ 60 lần/phút

Nhóm không CT (

± SD)

Nhóm CT (

± SD)

Nhóm không CT (n, %)

Nhóm CT (n, %)

Trước 43,5 ± 13,1 43,3 ± 16 8 (14,5) 9 (16,4) Sau 30 tuần 43,9 ± 12,2 56,3 ± 13,7 8 (14,5) 17 (30,9)

Sau 60 tuần 57,1 ± 14,3 24 (43,6)

Nhận xét: Trước can thiệp số trẻ đạt yêu cầu về hoạt động thể lực (nhảy dây đạt ≥ 60 lần/phút) của nhóm không can thiệp là 8 trẻ (chiếm 14,5%), nhóm can thiệp là 9 trẻ (chiếm 16,4%). Sau 30 tuần can thiệp, nhóm không can thiệp không thay đổi, nhóm can thiệp tăng lên 17 trẻ đạt yêu cầu (30,9%), kết quả này được duy trì và sau 60 tuần can thiệp và tăng lên 24 trẻ đạt yêu cầu (43,6%).

Bảng 3.26. Sự thay chỉ số nhân trắc của 2 nhóm sau can thiệp

Các chỉ số nhân trắc

Thời gian can thiệp

Nhóm CT (n=55) (

± SD)

Nhóm không CT (n=55) (

± SD)

Cân nặng (kg)

Trước 41,3 ± 8,3 40,8 ± 7,4

Sau 39,7 ± 7,9 42,7 ± 7,5

Chênh lệch** - 1,6 1,9

Chiều cao (cm)

Trước 131,3 ± 7,9 132,3 ± 9,2

Sau 133,6 ± 8,1 133,8 ± 8,5

Chênh lệch** 2,3 1,53

Vòng bụng (cm)

Trước 73,3 ± 4,9 73,1 ± 6,4

Sau 73,1 ± 3,9 75 ± 5,7

Chênh lệch* - 0,3 1,9

BMI

Trước 23,7 ± 2,7 23,1 ± 2,2

Sau 22,1 ± 2,7 23,7 ± 2,4

Chênh lệch** -1,6 ± 1 0,6 ± 0,9

* Sự khác biệt p<0,05, ** Sự khác biệt p<0,01.

Nhận xét: Sau can thiệp trung bình cân nặng của trẻ nhóm can thiệp giảm 1,64kg và nhóm không can thiệp tăng lên 1,9kg; chiều cao trung bình nhóm can thiệp là 131cm và nhóm không can thiệp là 132cm; trung bình chỉ số BMI ở nhóm can thiệp giảm đi 1,62 so với nhóm không can thiệp tăng lên là 0,55 (sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê p<0,01). Sau nghiên cứu cho thấy vòng bụng của nhóm can thiệp đã giảm 2,9 cm trong khi đó nhóm không can thiệp thì tăng lên 1,91cm (sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê p<0,05).

Bảng 3.27. Sự thay đổi chỉ số nhân trắc của nhóm can thiệp sau 60 tuần

Các chỉ số nhân trắc Thời gian can thiệp

Nhóm can thiệp (n=55) X ± SD

Cân nặng (kg)

Trước 41,3 ± 8,3

Sau 30 tuần** 39,7 ± 7,9 Sau 60 tuần** 40,2 ± 7,7

Chiều cao (cm)

Trước 131,3 ± 7,9

Sau 30 tuần** 133,6 ± 8,1 Sau 60 tuần** 137,6 ± 8,3

Vòng bụng (cm)

Trước CT 73,3 ± 4,9

Sau 30 tuần* 73 ± 3,9 Sau 60 tuần* 72,8 ± 5,07

BMI

Trước 23,7 ± 2,7

Sau 30 tuần** 22,1 ± 2,7 Sau 60 tuần** 21 ± 2,4

* Sự khác biệt p<0,05, ** Sự khác biệt p<0,01

Nhận xét: Sau 60 tuần can thiệp trung bình cân nặng được duy trì không tăng so với trước can thiệp, trung bình chiều cao tăng hơn trước can thiệp, trung bình vòng bụng và trung bình chỉ số BMI giảm so với trước can thiệp (p<0,05).

Bảng 3.28. Thay đổi về các chỉ tiêu cận lâm sàng sau can thiệp

Các chỉ tiêu CLS

Nhóm CT Nhóm không CT Trước CT

(n = 55)

Sau CT ( n = 55)

Trước CT ( n = 55)

Sau CT ( n = 55) Vượt giới

hạn (%)

Vượt giới hạn (%)

Vượt giới hạn (%)

Vượt giới hạn (%)

Cholesterol (mmol/l) 25,5 20 10,9 5,5

HDL-C (mmol/l) 20 16,4 1,8 25,5

LDL-C (mmol/l) 5,5 5,5 3,6 1,8

Triglyceride (g/l) 26,8 25,5 16,4 29,1

Glucoza (mmol/l) 9,1 7,3 1,8 1,8

Gan nhiễm mỡ 23,6 21,8 89,1 14,5

Nhận xét: Sau 30 tuần can thiệp hầu hết các chỉ số lâm sàng vượt giới hạn bình thường của trẻ trong nhóm can thiệp phần lớn đều giảm xuống, từ 25,5% số trẻ bị TCBP có Cholesterol vượt giới hạn bình thường giảm xuống còn 20%; HDL-C từ 20% giảm xuống 16,4%; Triglyceride từ 26,8% giảm xuống 25,5%; Glucoza từ 9,1% giảm xuống 7,3%; gan nhiễm mỡ từ 23,6%

giảm xuống 21,8%; LDL-C không thay đổi.

Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi về các chỉ tiêu CLS của nhóm can thiệp sau 60 tuần

Nhận xét: Sau 30 tuần can thiệp hầu hết các chỉ số lâm sàng vượt giới hạn bình thường của trẻ trong nhóm can thiệp đều giảm xuống và được duy trì sau 60 tuần can thiệp.

Bảng 3.29. Thay đổi tỉ lệ TCBP sau can thiệp

Tình trạng thừa cân Thời gian Nhóm CT n (%)

Nhóm không CT

n (%)

Thừa cân

Trước 3 (5,5%) 4 (7,3%) Sau 9 (16,4%) 2 (3,6%)

Béo phì

Trước 52 (94,5%) 51 (92,7%) Sau 42 (76,4%) 53 (96,4%) Không TCBP

(Tổng số trẻ trở về bình thường)

Trước 0 (0) 0 (0)

Sau 4 (7,3%) 0 (0%)

Chỉ số BMI

Trước 23,7 ± 2,7 23,1 ± 2,2 Sau** 22,1 ± 2,7 23,7 ± 2,4

**Sự khác biệt trước và sau can thiệp t- test p<0,001

Nhận xét: Sau 30 tuần can thiệp, trong nhóm can thiệp trẻ từ TCBP trở về bình thường là 4 trẻ. Ngược lại, trong nhóm không can thiệp thì không có trẻ trở về bình thường, có 02 trẻ từ thừa cân chuyển thành béo phì; chỉ số BMI của nhóm can thiệp giảm từ 23,7 ± 2,7 xuống còn 22,1 ± 2,7 trong khi nhóm không can thiệp tăng từ 23,1 ± 2,2 lên 23,7 ± 2,4, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Bảng 3.30. Thay đổi tỉ lệ TCBP của nhóm can thiệp sau 60 tuần

Tình trạng Thời gian

Trước CT Sau 30 tuần Sau 60 tuần

Thừa cân 3 (5,5%) 9 (16,4%) 31 (56%)

Béo phì 52 (94,5%) 42 (76,4%) 18 (32,7%) Không TCBP

(Tổng số trẻ trở về bình thường)

0 (0) 4 (7,3%) 6 (10,9%)

Nhận xét: Trong nhóm can thiệp, sau 30 tuần can thiệp, trẻ từ TCBP trở về bình thường là 4 trẻ (7,3%), trẻ từ béo phì về thừa cân là 6 trẻ (11%), kết quả này được duy trì sau 60 tuần can thiệp, trẻ từ TCBP trở về bình thường là 6 trẻ (10,9%), trẻ từ béo phì về thừa cân là 28 trẻ (51%).

Bảng 3.31. Hiệu quả thực sự của các giải pháp can thiệp đối với TCBP

Tình trạng Trước CT/NC (Số mắc)

Sau CT/NC (Số mắc)

CSHQ (%) Béo phì

Nhóm can thiệp 52 (94,5%) 42 (76,4%) 19,2

Nhóm không can thiệp 51 (92,7% 53 (96,4%) -4,2

CSHQ chung 23,4

TCBP

Nhóm can thiệp 55 (100%) 51 (92,7%) 7,3

Nhóm không can thiệp 55 (100%) 55 (100%) 0

CSHQ chung 7,3

Nhận xét: Trên nhóm béo phì CSHQ của nhóm can thiệp là 19,2% và nhóm chứng là -4,2%, CHHQ thực sự của các giải pháp can thiệp là 23,4%;

đối với trẻ TCBP thì CSHQ ở nhóm can thiệp là 7,3% và ở nhóm không can thiệp là 0%. Chỉ số hiệu quả thực sự của các giải pháp can thiệp là 7,3%.

Chương 4