• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. Về tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh99

4.2.4. Thừa cân, béo phì và một số bệnh kèm theo

Khi đưa đơn biến có yếu tố liên quan đến TCBP vào mô hình đa biến logistics, sử dụng phương pháp Forward: Wald đã chỉ ra trẻ không/ít hoạt động thể lực; ăn quà vặt; lướt Web từ 60 phút/ngày; để con ăn đồ ngọt nếu con thích là các yếu tố nguy cơ gây TCBP (p<0,05). Trong đó, không/ít hoạt động thể lực và hay ăn quà vặt là yếu tố nguy cơ có tác động mạnh đến tình trạng TCBP của trẻ (Bảng 3.16). Kết quả này một lần nữa khẳng định thay đổi chế độ ăn uống và vận động hợp lý là chìa khóa vàng trong công tác phòng, chống TCBP ở trẻ. Tỉ lệ BP gia tăng trong 50 năm qua trên toàn thế giới cũng trùng với việc giảm tỉ lệ nấu ăn tại nhà, phụ thuộc nhiều hơn vào thực phẩm tiện lợi, tăng sử dụng điều hòa (giảm việc tiêu hao năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể), làm việc trên máy tính trở lên ngày càng phổ biến, việc giải trí cũng trở thành phụ thuộc vào công nghệ thông tin, tiếp thị thực phẩm trở nên phổ biến, thói quen sử dụng đồ ăn vặt và không/ít hoạt động thể lực ngày càng tăng [134],[264]. Ngoài ra, ngành công nghiệp thực phẩm nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, bình thường hóa đồ ngọt, nước ngọt, thức ăn nhanh và do đó thúc đẩy ăn vặt thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta [240]. Can thiệp hành vi toàn diện đã chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng cân nặng ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nghiên cứu gần đây cho thấy kết quả tương tự đối với các can thiệp được thực hiện ở Mexico. Cha mẹ và nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc mô hình hóa thói quen ăn uống và hoạt động lành mạnh và cung cấp quyền tiếp cận vào thực phẩm lành mạnh và cơ hội cho hoạt động thể lực [249].

ngoài ra, 44% gánh nặng bệnh ĐTĐ, 23% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và từ 7% đến 41% gánh nặng ung thư là do TCBP gây ra [143].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, học sinh ở nhóm bị TCBP có tỉ lệ mắc bệnh THA cao hơn (21,8% và 2,3%), gan nhiễm mỡ cao hơn (22,7% và 0,5%) nhóm không bị TCBP, hầu hết sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 (Biểu đồ 3.6).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước và trên thế giới. Khi nghiên cứu những ảnh hưởng bất lợi của trẻ 6 – 15 tuổi bị TCBP tại Biên Hòa của tác giả Hà Văn Thiệu và cộng sự thì tỉ lệ tăng HAtt là 36,82%, tăng HAttr là 14,75% [151]. Nghiên cứu gồm 133 trẻ tình trạng dinh dưỡng bình thường và 73 trẻ TCBP để tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ tiêu nhân trắc với tình trạng THA và hội chứng chuyển hóa ở trẻ tiểu học tại Hà Nội cho thấy trẻ TCBP bị THA là 26% và trẻ có tỷ số vòng eo/chiều cao cao có nguy cơ THA cao gấp 4,1 lần nhóm trẻ có BMI hay vòng eo/chiều cao bình thường [152]. Nghiên cứu trên 65.898 trẻ từ 7 – 18 tuổi đã có dữ liệu được tổng hợp từ 9 nghiên cứu trước đây tại Trung Quốc để tìm ra các yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch, xu hướng tăng nhẹ của các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch đã được quan sát bắt đầu từ điểm 75th của chu vi vòng eo trong dân số nghiên cứu, trong khi một xu hướng tăng đáng kể xảy ra từ mức 90th, xu hướng THA theo thể loại BMI [265]. Chỉ số vòng eo/chiều cao có độ nhạy tương tự tiêu chuẩn BMI của WHO 2007 trong việc phát hiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch [266]. Ngoài ra, BP bụng, được đo bằng chu vi vòng eo tăng lên, đã được thể hiện trong một số nghiên cứu có liên quan đến THA, độc lập với BMI [267]. Rosner và cộng sự đã chỉ ra TCBP có liên quan đến THA [268]. Một số nghiên cứu cũng có kết quả tương tự [269],[270].

Nghiên cứu của Gupta N tại Ấn Độ thấy tỉ lệ tăng HA trẻ em TCBP cao hơn trẻ bình thường (15,3% là TC và 43% là BP so với 4,5% với BMI bình

thường), ngay cả ở vùng nông thôn nghèo cũng thấy tỉ lệ THA gia tăng là ở trẻ thừa cân (6,8%) so với 61,7% ở trẻ béo phì [91].

Dữ liệu tổng hợp từ 4 nghiên cứu theo chiều dọc lớn bao gồm 6.328 đối tượng đã chỉ ra sự thay đổi tình trạng BP ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ tim mạch trong thời kỳ trưởng thành. Những người bị TCBP trong thời thơ ấu và vẫn TCBP khi trưởng thành làm tăng đáng kể nguy THA, rối loạn chuyển hóa Lipid máu và xơ vữa động mạch khi trưởng thành so với những người không bao giờ BP. Ngược lại, những người bị TCB hoặc BP trong thời thơ ấu nhưng không BP khi trưởng thành có những nguy cơ tim mạch tương tự so với những người không bao giờ BP [271].

Một nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ gan nhiễm mỡ ở trẻ em bị TCBP là 34,2%, tỉ lệ mắc tăng dần theo BMI [272]; tỉ lệ gặp gan nhiễm mỡ ở nhóm TCBP (75%) cao hơn nhóm không TCBP (16%) [273].

Thừa cân, béo phì và một số bệnh rối loạn chuyển hóa

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, học sinh ở nhóm bị TCBP có tỉ lệ tăng Glucose máu lúc đói cao hơn nhóm không TCBP (9,1% và 2,7%); tăng Cholesterol cao hơn (27,3% và 11,4%); tăng Triglycerid cao hơn (26,4% và 15,9%); tăng LDL-C cao hơn (6,4% và 0,9%); giảm HDL-C cao hơn (21,8%

và 12,3%) nhóm không bị TCBP; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<

0,05 (Biểu đồ 3.5). Học sinh ở nhóm bị TCBP có tỉ lệ bị HCCH cao hơn nhóm không TCBP (40% và 32,7%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Biểu đồ 3.6).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước và trên thế giới. Theo Trần Quốc Cường và cộng sự, khi nghiên cứu 442 học sinh tiểu học mắc bệnh béo phì tại quận 10 TP. Hồ Chí Minh, tỉ lệ tăng Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-C và giảm HDL-C lần lượt là 22,6%; 22,6%; 22,2% và 5,9%; rối loạn chuyển hóa Lipid là vấn đề phổ biến ở học sinh BP [161].

Dữ liệu tổng hợp từ bốn nghiên cứu theo chiều dọc lớn bao gồm 6.328 cho biết những người bị TCBP trong thời thơ ấu làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2, rối loạn chuyển hóa Lipid máu khi trưởng thành so với những người chưa bị TCBP [271].

Có mối liên quan chặt chẽ giữa BP và bệnh ĐTĐ không phụ thuộc Insulin. Nguy cơ ĐTĐ không phụ thuộc Insulin tăng lên liên tục khi BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm. Một nghiên cứu cho thấy cứ tăng từ 5-8kg thì nguy cơ ĐTĐ tuýp 2 tăng gấp hai lần người không tăng cân, còn khi tăng 20kg thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 tăng gấp 4 lần. Các nguy cơ đó tiếp tục tăng lên khi BP ở thời kỳ trẻ em và thiếu niên, tăng cân liên tục, hoặc béo bụng. Khi cân nặng giảm, khả năng dung nạp Glucose tăng, sự kháng lại Insulin giảm [156],[259]. Khashayar P và cộng sự đã chỉ ra ĐTĐ là bệnh phổ biến, diễn biến nghiêm trọng, tốn kém và thực sự là vấn đề sức khỏe cộng đồng có thể ngăn chăn được, sự gia tăng BMI có liên quan đến chuyển hoá và bệnh tim mạch, bao gồm ĐTĐ, tăng HA, rối loạn chuyển hóa Lipid máu [160]. Tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ song song với sự gia tăng tỉ lệ béo phì. Ước tính hơn 20% thanh thiếu niên mắc bệnh ĐTĐ ở những trường hợp mới là thuộc ĐTĐ tuýp 2 và tỉ lệ chung mắc ĐTĐ tuýp 2 ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên là 0.46/1000 trẻ, tăng 30% kể từ năm 2001 [158].

Nghiên cứu của B.S. Wee và các cộng sự đã chỉ ra trong số 209 trẻ TCBP thì có 5,3% trẻ mắc HCCH; trẻ TCBP có nguy cơ mắc HCCH cao hơn 16,3 lần so với trẻ có cân nặng bình thường, nữ có nguy cơ mắc HCCH gấp 2,5 lần so với nam. Hơn 80% trẻ TCBP có chu vi vòng eo ≥ 90th, 19,7% trẻ TCBP có HDL–C thấp; 12,5% trẻ TCBP có tăng Triglycerides; 6,3% trẻ TCBP có THA [274]. Nghiên cứu 510 trẻ 10 – 15 tuổi bị TCBP đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai thì tỉ lệ mắc HCCH là 31,37% [163].

Thừa cân, béo phì và một số bệnh học đường

Kết quả nghiên của chúng tôi, những nhóm trẻ bị TCBP có tỉ lệ mắc bệnh cận thị cao hơn (7,3% và 0,9%), bệnh răng miệng cao hơn (16,4% và

5,5%), bệnh viêm đường hô hấp cao hơn (10,9% và 2,3%) nhóm không bị TCBP, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05) (Biểu đồ 3.7).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Định, khi nghiên cứu về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học TP. Hà Nội tỉ lệ sâu răng là 59,78% [275]. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam do đời sống nhân dân ngày càng được tăng cao, nhu cầu sử dụng đường, nước ngọt ngày càng nhiều, công tác phòng chống bệnh chưa tốt nên tỉ lệ mắc TCBP, đồng thời mắc bệnh răng miệng đang tăng cao, do đó làm tốt công tác phòng chống bệnh, đặc biệt là đưa vào chương trình học đường sẽ làm giảm TCBP và bệnh răng miệng.

Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Hoàng Lan, cho thấy tỉ lệ cận thị ở học sinh là 50% [276]. Tác giả Vũ Thị Thanh và cộng sự, khi nghiên cứu đặc điểm cận thị học đường cho thấy, tỉ lệ mắc cận thị là 33,7%; cận thị học đường ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh hoạt và học tập của học sinh [277]. Khi nền kinh tế thị trường cùng với việc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu xã hội đòi hỏi con người cần phải có kiến thức cao, học sinh phải học tập nhiều hơn về cường độ cũng như về thời gian. Các phương tiện phục vụ cho học tập và giải trí đa dạng, phong phú hơn như: ti vi, máy tính, điện tử. Tất cả đều có yêu cầu sử dụng mắt liên tục trong cự ly gần đã làm cho tỉ lệ cận thị, đặc biệt là ở trẻ TCBP gia tăng.

Tỉ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ TCBP tăng hơn trẻ không bị TCBP, có lẽ do trẻ TCBP thường bị Amydal quá phát dẫn tới bị ngủ ngáy/ngừng thở khi ngủ, điều này có nghĩa là trẻ bị ngừng thở nhiều lần trong giấc ngủ, thêm vào đó trọng lượng của trẻ em TCBP cũng có thể cản trở khả năng mở rộng của bụng, ngực trong quá trình thở, cản trở lượng không khí ra vào, tăng ngủ ngáy và ngừng thở khi ngủ, không khí không được cung cấp, thiếu oxy cho hoạt động của mô, cổ họng bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp,

cổ họng bị khô do không khí lưu thông kém, không được làm ẩm, dẫn tới khô đau rát và sưng viêm.

Thừa cân, béo phì và chất lượng cuộc sống

TCBP cũng như các bệnh mạn tính không lây khác không chỉ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến CLCS của con người, đặc biệt là trẻ em. Thanh thiếu niên béo phì có nhiều vấn đề về tâm thần và hành vi hơn đáng kể so với những người bình thường [278], trẻ TCBP thường dễ mặc cảm, tự ti, xấu hổ, hay bị bạn bè trêu chọc, khó hòa nhập với cộng đồng [237], trẻ em và thanh thiếu niên bị TCBP cũng có nguy cơ cao mắc bệnh về tâm thần ở tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành (ví dụ: trầm cảm) [279], các triệu chứng trầm cảm có liên quan đến chỉ số BMI cao hơn, lượng thức ăn giàu calo và hành vi ít vận động [280]. Trẻ TCBP thường bị bạn bè trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, cô độc, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực như coi thường bản thân. Các tổn thương tâm lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành làm cho trẻ trở nên khó hoà nhập cộng đồng, có tư tưởng nổi loạn, thậm chí có ý định tự vẫn [151]. Một nghiên cứu khác đã đưa ra mối quan hệ trái chiều giữa cân nặng và chức năng điều hành, sự chú ý, chức năng thị giác và kỹ năng lái xe [281].

TCBP không chỉ liên quan đến bệnh tật mà còn liên quan đến CLCS cuả trẻ. Trẻ bị TCBP hồi nhỏ thường kéo dài cho đến hết thời thanh thiếu niên, chức năng tâm lý xã hội kém, giảm thành công trong học tập và thường không khoẻ mạnh. Trẻ TCBP thường cảm thấy bức bối khó chịu, mỏi mệt, hay nhức đầu, tê buốt chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. Trẻ TCBP cũng thường phản ứng chậm chạp hơn so với trẻ bình thường, kém tự tin, xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội. Trẻ bị TCBP sẽ thường xuyên có cảm giác chán nản, mệt mỏi và không có hứng thú trong học tập. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Điểm trung bình

chung CLCS của nhóm học sinh tiểu học bị TCBP (1,9 ± 0,33) thấp hơn so với nhóm không TCBP (2,04 ± 0,23), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (Biểu đồ 3.8). Các yếu tố có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong cảm nhận về CLCS giữa nhóm học sinh bị TCBP và nhóm không TCBP là nhóm yếu tố đánh giá về giải trí; thể chất, chức năng; gia đình; nhà trường, xã hội; sức khỏe, bệnh tật, các yếu tố này ở nhóm học sinh bị TCBP đều cho điểm trung bình chung CLCS thấp hơn so với nhóm không TCBP (p<0,05), điều này phần nào cho thấy sự ảnh hưởng của TCBP đến CLCS của trẻ (Bảng 3.17). So sánh với nghiên cứu CLCS của trẻ em từ 6 - 11 tuổi qua tiếp cận tâm lý học của tác giả Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên (2013) cũng cho kết quả tương tự, điểm trung bình chung của toàn bảng hỏi AUQUEI theo đánh giá của trẻ bằng 2,07 điểm [175]. Do vậy, chúng ta cần quan tâm, hỗ trợ các em hơn, đặc biệt là các trẻ TCBP về các yếu tố trên để các em có thể hòa nhập cùng bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội, từ đó nâng cao CLCS cho các em.

Các yếu tố tương quan tuyến tính nghịch biến với CLCS của học sinh bị TCBP là chỉ số BMI, tuổi của học sinh, xét trên từng nhóm yếu tố đánh giá CLCS như giải trí; thể chất, chức năng; gia đình; nhà trường, xã hội; sức khỏe, bệnh tật đều có mối tương quan tuyến tính nghịch với chỉ số BMI (Bảng 3.18). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương đồng so với nghiên cứu của Bacro F và cộng sự [282], một nghiên cứu khác chỉ ra rằng trẻ em và thanh thiếu niên bị BP có điểm mô tả CLCS liên quan đến sức khỏe thấp và có mức độ khó khăn về tâm lý [283]. Nghiên cứu đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về đánh giá CLCS của trẻ em dưới tiếp cận tâm lý học. Nghiên cứu đã chỉ ra “CLCS của trẻ tương ứng với mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau, bao gồm sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội, và tâm lý”.

4.3. Đánh giá hiệu quả của một số các giải pháp can thiệp thừa cân, béo