• Không có kết quả nào được tìm thấy

THÀNH PHỐ HUẾ

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a) Hoạt động 1: Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ (15’) - Yêu cầu HS chỉ thành phố Huế trên Bản đồ hành chính Việt Nam (SLIDE)

- Yêu cầu HS quan sát Lược đồ thành phố Huế (SLIDE)

+ Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?

* Huế tựa vào dãy núi nào?

+ Từ nơi em ở đi đến thành phố Huế theo

- 1 HS chỉ

+ Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Phía Tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) phía Đông nhìn ra biển + Từ nơi em ở đi đến thành phố Huế

hướng nào?

+ Nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế?

- Gọi HS lên chỉ hướng chảy của dòng sông Hương

theo hướng Tây + Sông Hương - 1 HS chỉ

=> Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang là dòng sông thơ mộng chảy qua thành phố Huế. Người ta cũng gọi Huế là thành phố bên dòng Hương Giang (SLIDE)

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 (SLIDE)

+ Kể tên các công trình kiến trúc cổ kính ở Huế? (SLIDE)

+ Vì sao Huế được gọi là cố đô? (SLIDE)

+ Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén.

+ Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng kinh thành từ cách đây 200 năm (cố đô là kinh đô cũ, được xây từ lâu)

=> Thời kì đó, Huế được chọn là kinh thành của nước ta nên bây giờ mới được gọi là cố đô Huế, các triều vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị. Thành phố Huế không chỉ nổi tiếng nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc về đẹp mà Huế còn nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp. Năm 1993 cố đô Huế đã được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

b) Hoạt động 2: Huế - thành phố du lịch (15’)

- Yêu cầu quan sát hình 1 (SLIDE)

+ Đi thuyền xuôi theo dòng sông Hương có thể thăm quan những địa điểm du lịch nào?

+ Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác Hồ.

=> Đi xuôi dòng Hương Giang, còn có rất nhiều khu vườn xum xuê cây cối che bóng cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu

+ Quan sát các ảnh trong bài, em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp ở thành phố Huế? (SLIDE)

- GV giới thiệu chợ Đông Ba, Lễ hội điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, lăng vua Tự Đức cho HS biết (SLIDE)

* Vì sao Huế trở thành thành phố du lịch nổi tiếng ?

+ Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc cổ có giá trị. Khách tham quan đến đây để tìm hiểu lịch sử, văn hóa của các triều đại nhà Nguyễn, cảm nhận không khí trang nghiêm và thưởng thức điệu hát cung đình Huế,...

(SLIDE)

+ Cầu Trường Tiền do Pháp xây dựng từ thế kỉ 19, là chiếc cầu sắt đầu tiên bắc qua ngang sông Hương, nằm giữa lòng thành phố Huế, cầu có mười hai nhịp. (SLIDE)

+ Vì Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất

nhiều khách du lịch.

=> Những cảnh đẹp này là những khu công trình kiến trúc cổ đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan khiến Huế trở thành thành phố du lịch nổi tiếng. Huế có nhiều món ăn đặc sản: bánh Huế, thức ăn chay, món ăn cung đình Huế, đặc biệt có Nhã nhạc cung đình Huế (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây) đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại. Ngoài ra Huế còn có nhiều làng nghề thủ công (đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn)

+ Qua phần vừa tìm hiểu em biết được điều gì về thành phố Huế?

- Gọi HS đọc ghi nhớ (SLIDE)

*Ghi nhớ: SGK - 2 HS đọc 3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Cho HS nghe bài hát Huế thương.

+ Qua bài hát, em có cảm nhận gì về thành phố Huế ?

+ Khi đến Huế thăm quan và du lịch em cần phải làm gì?

+ Em cảm thấy hiểu hơn về vẻ đẹp của thành phố Huế, thêm yêu quý, tự hào về Huế - Di sản Văn hoá thế giới.

+ Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan,...

=> Người dân Huế rất mến khách, nhẹ nhàng, cần mẫn chăm chỉ và khéo tay.

Chúng ta tự hào vì Festival Huế đã góp phần làm Việt Nam nổi tiếng trên thế giới về tài nghệ của con người. (SLIDE)

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Tổng kết bài học.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà ghi nhớ nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 10 / 3 / 2022 Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2022

TOÁN

Tiết 148: ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ (tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục tìm hiểu về một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

- HS vận dụng tìm được khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ và độ dài thật.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo + Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi: Gọi đò

+ Tỷ lệ 1: 10.000 ở bản đồ Việt Nam cho biết gì?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Cho biết 1cm trên bản đồ bằng 10.000 lần cm trên thực tế.

Giới thiệu bài: : Hôm nay cô trò ta tiếp tục cùng đi vào tìm hiểu về ứng dụng tỉ lệ bản đồ qua bài hôm nay

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: (12’)