• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
55
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 07 / 3 / 2022 Thứ 2 ngày 07 tháng 3 năm 2022 TẬP ĐỌC

TIẾT 58: TRĂNG ƠI … TỪ ĐÂU ĐẾN?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng

- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi câu dòng thơ

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, đọc đúng những câu hỏi lặp đi lặp lại Trăng ơi... từ đâu đến? với giọng ngạc nhiên thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trăng.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Giáo dục HS có ý thức yêu cảnh vật thiên nhiên

* CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện đọc - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Bông hoa 1: HS đọc bài : Đường đi Sa Pa

+ Bông hoa 2: Bài văn tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?

+ Bông hoa 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là Món quà tặng diệu kì của thiên nhiên?

+ GV tổ chức cho HS chơi.

+ GV tổng kết trò chơi.

- Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay, cô và các con sẽ tìm hiểu bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến ? để thấy được tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.

- HS thực hiện theo y/c bông hoa

+ Sa Pa quả là món quà tặng... đất nước ta.Tác giả ngưỡng mộ háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa.

+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp./ Vì có sựđổi mùa trong một ngày lạ lùng, hiếm có.

+ HS tham gia trò chơi.

+ HS lắng nghe.

(2)

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài

- GV chia đoạn

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài cần đọc cả bài với giọng thiết tha, tình cảm. Đọc câu Trăng ơi … từ đâu đến? Với giọng hỏ ingạc nhiên,

ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài ở khổ cuối. Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: từ đâu đến, hồng như, tròn như, hay, soi, soi vàng, sáng hơn.

- Đọc nối đoạn lần 1 - Đọc thầm chú giải - Đọc nối tiếp lần 2

- Đọc nối tiếp lần 3 – Nhận xét - Luyện đọc theo cặp

- GV đọc diễn cảm toàn bài

* Tìm hiểu bài : (12’)

- Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi

+ Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

* Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh ?

+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả vẻ đẹp của trăng?

+ Qua 2 khổ thơ, em thấy tác giả quan sát trăng vào lúc nào?

=> Qua hai khổ thơ đầu, có thể thấy tác giả quan sát trăng vào đêm trăng tròn. Ánh trăng tươi, rực rỡ như màu quả chín khiến tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa. Nhưng rồi vầng trăng tròn đầy, ánh trăng long lanh lại làm tác giả liên tưởng đến mắt cá và nghĩ trăng đến từ biển xanh diệu kì.

* Nêu nội dung khổ 1, 2 ?

- Yêu cầu HS đọc thầm 4 khổ thơ còn

- 1 HS đọc

- HS đánh dấu vào SGK: 6 khổ, mỗi khổ thơ là một đoạn.

- Phát âm: lửng lơ, trăng tròn, nơi nào...

- Câu: Trăng ơi... / từ đâu đến?

- HS đọc thầm chú giải - Giải nghĩa từ:

+ Lửng lơ: Ở nửa chừng, không cao cũng không thấp.

- Lắng nghe

1)Vẻ đẹp của trăng

+ Trăng hồng như quả chín; Trăng tròn như mắt cá

+ Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.

+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh

+ Tác giả quan sát trăng vào đêm trăng tròn.

- HS nêu

2) Tình yêu quê hương đất nước của

(3)

lại và trả lời câu hỏi

+ Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?

=> Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ thơ

+ Những sự vật mà tác giả đưa ra có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống trẻ thơ?

* Trong bài có câu thơ được nhắc lại nhiều lần, đó là câu nào, có tác dụng gì?

=> Dưới con mắt của trẻ thơ, vầng trăng đã biến chuyển thành những sự vật rất gần gũi, dễ hiểu.Trăng tinh nghịch bay lên như quả bóng trong trò chơi của tuổi thơ. Trăng dịu dàng, ngọt ngào trong lời ru của mẹ. Trăng soi từ những miền xa trên đường hành quân của chú bộ đội đến góc sân quen thuộc nơi tác giả ngắm trăng.

+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào?

+ Câu thơ nào cho thấy rõ nhất tình yêu, lòng tự hào về quê hương của tác giả ?

=> Phải có một tình cảm sâu sắc, sự quan sát tinh tế lắm thì Trần Đăng Khoa mới khám phá ra sự độc đáo của trăng

* Nêu nội dung khổ 3, 4, 5, 6 ?

* Đọc bài thơ em cảm nhận được điều gì ?

=> Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu

tác giả

+ Đó là sân chơi, quả bống, lời mẹ ru, chú Cuội, chú bộ đội, góc sân - những đồ chơi, sự gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương.

+ Gần gũi, thân thương đối với trẻ thơ.

+ Câu thơ Trăng ơi... từ đâu đến ?

Câu hỏi tu từ để thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục của tác giả trước vẻ đẹp của trăng.

+ Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương, cho rằng không có nơi nào sáng hơn đất nước em...

+ Trăng ơi, có nơi nào Sáng hơn đất nước em...

Cho thấy tác giả rất yêu và tự hào về đất nước mình. Tác giả nghĩ rằng không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước mình.

- HS nêu

* Ý chính: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng, đây là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng- vầng trăng dưới con

(4)

suy nghĩ của mình về trăng

3. HĐ luyện tập thực hành. (8’) - Gọi HS đọc nối tiếp bài – Nhận xét + Nêu giọng đọc toàn bài?

- Hướng dẫn đọc diễn cảm ba khổ thơ đầu :

+ Nêu những từ ngữ cần nhấn giọng ? - Gọi HS đọc thể hiện lại

- Yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ thơ - Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ

4. Hoạt động vận dụng: 5’

* Hình ảnh thơ nào là phát hiện độc đáo của tác giả khiến em thích nhất?

=> Bài thơ là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng – vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ em.

+ Trong tháng trăng tròn nhất vào ngày nào?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

mắt trẻ thơ.

+ Bài thơ với giọng tha thiết, đọc đúng những câu hỏi lặp đi lặp lại “Trăng ơi...

từ đâu đến?” với giọng ngạc nhiên thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trăng.

+ Từ đâu đến, hồng như, từ đâu đến, tròn như, từ đâu đến, bay

- 1 HS đọc

- HS đọc diễn cảm

+ Trăng hồng như quả chín, Lửng lơ lên trước nhà; Trăng tròn như mắt cá;

Chẳng bao giờ chớp mi…

+ Ngày rằm của tháng - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN TIẾT 57 : ÔN TẬP

(Thay bài : Luyện tập tóm tắt tin tức)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh nắm được hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cây cối.

- Biết luyện tập viết kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng.

- Rèn kĩ năng viết văn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác + Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

(5)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quản trò hô: "Bắn tên, bắn tên"

Quản trò gọi ai người ấy ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

+ Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào ?

+ Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào ?

+ Nêu lại cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

- Nhận xét - đánh giá

- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, cô và các con sẽ đi luyện tập viết kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng.

2. Hoạt động thực hành: (30’) Bài 1: 15′

+ Bài yêu cầu gì?

- HS tham gia chơi

- Cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"

- Bạn được gọi trả lời quản trò

+ Có 2 cách mở bài: Trực tiếp và Gián tiếp

+ Có 2 cách kết bài: Mở rộng và không mở rộng.

+ Bài văn miêu tả cây cối gồm 3 phần:

Mở bài, thân bài, kết bài…..

1. Quan sát 1 cây em yêu thích và cho biết:

- HS xác định yêu cầu.

+ Cây đó là cây gì ? + Cây có lợi ích gì ? + Cảm nghĩ về cây ?

+ Em gắn bó với cây như thế nào ? + Yêu cầu học sinh quan sát cây và nói

cho các bạn nghe theo câu hỏi gợi ý:

Ví dụ:

- Em quan sát cây bàng:

- GV uốn nắn cách diễn đạt, dùng từ cho học sinh.

+ Cây bàng cho bóng mát, lá để gói xôi, quả ăn được, cành để làm chất đốt.

+ Cây bàng gắn bó với tuổi học trò của mỗi chúng em.

- Em quan sát cây cam :

+ Cây cam cho quả ăn vừa bổ vừa mát.

+ Cây cam này do chính tay ông em trồng ngày còn sống. Mỗi lần nhìn cây cam, em lại nhớ tới ông….

Bài 2: 15′

+ Bài yêu cầu gì?

+ Em viết về cây nào trong số những cây đó?

- Yêu cầu học sinh viết bài - đọc - nhận xét

2. Dựa vào bài 1, hãy viết kết bài mở rộng và không mở rộng:

- HS xác định yêu cầu.

- Học sinh tự chọn và nêu ý kiến của mình

- Học sinh viết bài - đổi chéo vở để soát bài cho bạn.

(6)

- Lớp và GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương bài viết tốt.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

Ví dụ:

Cây tre rì rào trong gió như nhắc em mau bước tới trường. Tre là người bạn quen thuộc của đàn trâu sau ngày mệt nhọc cày xới đất. Tre giúp bà có được những chiếc rổ rá xinh xinh,…

- Kết bài mở rộng: nói lên tình cảm của người tả đối với cây hoặc nêu ích lợi của cây đó.

- Kết bài không mở rộng: không nói đến tình cảm hoặc ích lợi của cây.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số và Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số

- Rèn kĩ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số và Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

+ Giáo dục HS có ý thức cẩn thận khi vẽ sơ đồ và trình bày bài toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT, VÔL

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa - Gọi HS đọc bài 3 - VBT

+ Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó ?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- 1 HS đọc

. Bước 1: Vẽ sơ đồ

. Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau . Bước 3: Tìm số bé

. Bước 4: Tìm số lớn.

Giới thiệu bài: Các em đã biết các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Tiết học này cô cùng các em ôn tập kiến thức này và vận dụng cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1: (6')

- Gọi HS nêu yêu cầu

1. Viết số thích hợp vào ô trống - HS đọc

(7)

+ Bài yêu cầu gì ?

+ Để viết được số thích hợp vào ô trống ta phải làm gì ?

+ Để tìm được giá trị của từng số ta phải vận dụng cách giải dạng toán nào ?

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét

+ Em đã làm như thế nào để tìm được số bé là 30 ?

Bài 2: (7')

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Nếu số thứ nhất giảm đi 10 lần được thì được số thứ hai em hiểu nghĩa là như thế nào ?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào ? + Hiệu của hai số là bao nhiêu ? + Tỉ số của hai số là bao nhiêu?

+ Vì sao em biết tỉ số của số thứ hai và số thứ nhất là 101 ?

=>Bài toán này chưa biết rõ ràng tỉ số ta cần lập luận để tìm ra tỉ số.

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài - Nhận xét

- HS nêu

+ Để viết được số thích hợp vào ô trống ta phải tìm được giá trị của từng số

+ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số

- HS làm bài Hiệu hai số

Tỉ số

của 2 số Số bé Số lớn

15 32 3 45

36 14 12 48

- HS đọc bài - HS nêu 2.

- HS đọc

+ Bài cho biết hiệu của hai số là 738, số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai + Tìm số thứ nhất, số thứ hai

+ Nếu số thứ nhất giảm đi 10 lần được số thứ hai nghĩa là số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng 101 số thứ nhất

+ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số

+ Hiệu của hai số là 738

+ Tỉ số của số thứ hai và số thứ nhất là

10 1

+ Vì số thứ nhất giảm đi 10 lần được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng 101 số thứ nhất - 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở

Bài giải:

Vì số thứ nhất giảm đi 10 lần được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai.

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau:

10 - 1 = 9 (phần)

738738 Số thứ nhất

Số thứ nhất

?

Số thứ hai Số thứ hai

??

(8)

* Vì sao bài toán này em tìm số thứ hai trước ?

* Tìm được số thứ hai, em còn có cách tìm số thứ nhất nào khác ?

+ Nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ? Bài 3: (9')

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết ? + Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết số ki-lô-gam mỗi loại gạo ta phải biết gì ?

+ Để tìm được số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi ta phải biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài - Nhận xét

* Ngoài cách giải trên ra bài toán còn có cách giải nào khác ?

* Tỉ số của số gạo nếp và số gạo tẻ là bao nhiêu ?

Số thứ hai là: 738 : 9  1 = 82 Số thứ nhất là : 82 + 738 = 820

Đáp số: Số thứ hai : 82 Số thứ nhất: 820 + Em tìm số thứ hai trước cho thuận tiện vì số thứ hai chính là giá trị của một phần bằng nhau

+ Lấy số thứ hai nhân với 10 . Bước 1: Vẽ sơ đồ

. Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau . Bước 3: Tìm số bé

. Bước 4: Tìm số lớn.

3. Tóm tắt : Gạo nếp : 10 túi Gạo tẻ : 12 túi Mỗi loại : ... kg ?

+ Muốn biết số ki-lô-gam mỗi loại gạo ta phải biết mỗi túi gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam

+ Để tìm được số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi ta phải biết tổng số túi gạo tẻ và gạo nếp

- 1 HS làm bảng phụ Cách 1:

Bài giải :

Tổng số túi gạo nếp và gạo tẻ là:

10 + 12 = 22 (túi) Mỗi túi cân nặng số ki- lô - gam là:

220 : 22 = 10 (kg) Số ki -lô -gam gạo nếp là:

10  10 = 100 (kg) Số ki- lô-gam gạo tẻ là:

10 12 = 120 (kg)

Đáp số: Gạo nếp: 100 kg Gạo tẻ: 120kg + Vận dụng cách giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số để giải bài toán

+ Tỉ số của số gạo nếp và số gạo tẻ là 1210 hay bằng65

+ Vì số gạo trong mỗi túi đều cân nặng bằng nhau nên nên tỉ số của số gạo nếp và số gạo tẻ là 1210 (hay rút gọn bằng 65 ) 220kg

(9)

* Vì sao em biết tỉ số số gạo nếp và số gạo tẻ là 1210hay65 ?

+ Khi giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta cần xác định được gì ?

Bài 4: (8')

- Gọi HS đọc đề bài + Bài toán cho biết ? + Bài toán hỏi gì?

+ Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách bằng 53 đoạn đường từ hiệu sách đến trường học nghĩa là như thế nào?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học ?

+ Sơ đồ của bài toán này có gì đặc biệt so với sơ đồ các bài toán em đã giải ? - Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét

Cách 2:

Bài giải :

Vì mỗi túi có số gạo như nhau nên nên tỉ số của số gạo nếp và số gạo tẻ là 1210 (hay rút gọn bằng 65 )

Ta có sơ đồ :

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

5 + 6 = 11 (phần) Số ki-lô-gam gạo nếp là:

220 : 11  5 = 100 (kg) Số ki- lô-gam gạo tẻ là:

220 - 100 = 120 (kg)

Đáp số: Gạo nếp: 100 kg Gạo tẻ: 120kg + Đọc kĩ bài toán để xác định được tổng của hai số đó, tỉ số của hai số đó và xác định được hai số cần tìm

4.

- HS đọc - HS nêu

+ Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách bằng 53 đoạn đường từ hiệu sách đến trường học nghĩa là đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách được biểu thị bằng 3 phần bằng nhau thì đoạn đường từ hiệu sách đến trường học được biểu thị là 5 phần như thế

+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số

+ Hai số cần tìm biểu diễn trên cùng một đoạn thẳng

- 1 HS lên bảng làm bài Bài giải : Ta có sơ đồ :

840m Nhà An:

? m Hiệu sách ? m Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

5 + 3 = 8 (phần)

Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là:

Gạo nếp Gạo nếp

? kg? kg

? kg? kg

220 kg220 kg Gạo tẻ

Gạo tẻ

(10)

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Tiết Luyện tập chung hôm nay giúp các em củng cố dạng toán nào ?

+ Nêu cách giải chung hai dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó và dạng toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

=> Với những bài toán không cho dữ kiện tường minh về tổng (hiệu) và tỉ số của hai số mà có thể cho dữ kiện như sau:

. Ẩn tổng (hiệu) hoặc ẩn tỉ số

. Cho dữ kiện thêm, bớt số, tạo tổng (tỉ số) mới tìm số ban đầu.

Với những bài toán cho dữ kiện như vậy, cần tiến hành thêm một bước chuyển về bài toán cơ bản.

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà làm VBT - Chuẩn bị bài sau

840 : 8  3 = 315 (m)

Đoạn đường từ hiệu sách đến trường học là:

840 - 315 = 525 (m)

Đáp số: Đoạn đường đầu: 315m Đoạn đường sau: 525m - HS nêu

+ Bước 1. Vẽ sơ đồ theo dữ kiện bài ra.

+ Bước 2. Tìm tổng số phần bằng nhau (tìm hiệu số phần bằng nhau)

+ Bước 3. Tìm số bé + Bước 4: Tìm số lớn

(có thể tìm số lớn trước hoặc tìm số lớn sau và ngược lại)

Số bé = Tổng - số lớn Số lớn = Tổng - số bé - HS lắng nghe

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

KHOA HỌC

TIẾT 50: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.

- Biết sử dụng từ “ nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh. Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng hiệt kế.

(11)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng giải quyết vấn đề, hợp tác : quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. Năng lực hợp tác cùng nhau làm thí nghiệm

+ HS học tập nghiêm túc, tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá đang tan, 4 cái chậu nhỏ.

- HS: Cốc thuỷ tinh đựng nước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV chuẩn bị cho TBHT tổ chức trò chơi

“Truyền hoa”

+ Không nên làm gì để tránh gây hại mắt khi đọc và viết?

+ Em có thể làm gì để trách hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới.

- Yêu cầu HS cho tay lên trán xem cơ thể mình hôm nay thế nào?

- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi + Không nên học và đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hay ánh sáng quá mạnh + Không dễ dàng vẽ được vì thiếu ánh sáng.

- HS nhận xét.

- TBHT nhận xét, mời cô vào lớp.

*GV giới thiệu bài: Để các em nắm được khái niệm về nóng, lạnh, biết được nhiệt độ của nước sôi, nước đá, nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh. Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí. Cô cung các em vào bài học hôm nay.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Sự nóng lạnh của vật 15’

- GV nêu: Nhiệt độ là khái niệm chỉ độ nóng, lạnh của một vật.

- GV yêu cầu: Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết.

- Yêu cầu HS thực hành thí nghiệm như hình 1 và trả lời câu hỏi

+ Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? Vì sao em biết?

- GV giảng và hỏi tiếp: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Trong thí nghiệm, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?

Cá nhân – Nhóm 4– Lớp - HS nêu:

+ Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, nền xi măng khi trời nóng,....

+ Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủi lạnh,...

- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4 + Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là cốc nước nguội, cốc b là cốc nước nóng, cốc c là cốc nước đá.

- HS nghe và trả lời câu hỏi: Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.

*GV kết luận: Một vật có thể nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh hơn so với

(12)

vật kia. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh

HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế: 15’

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.

- GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện: lấy 4 chiếc chậu và đổ một lượng nước sạch bằng nhau vào chậu A, B, C, D. Đổ thêm một ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. Yêu cầu HS lên nhúng 2 tay vào chậu A, D sau đó chuyển nhanh vào chậu B, C. Hỏi:

+ Tay em có cảm giác như thế nào? Giải thích vì sao có hiện tượng đó?

- HS tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi:

+ Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.

* GV giảng bài: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy, trong thí nghiệm vừa rồi mà các em kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B không đúng. Cảm giác của ta đã bị nhầm lẫn vì 2 chậu B,C có cùng một loại nước giống nhau thì chúng ta phải có nhiệt độ bằng nhau.

Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.

- Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín.

Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân (một chất lỏng, óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật.

- Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:

+ Nhiệt độ phòng là bao nhiêu độ?

* Thực hành đo nhiệt độ cơ thể người - GV gọi HS lên bảng: vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp vào cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

- Lấy nhiệt kế và ycầu HS đọc nhiệt độ.

(GV có thể cho HS đo nhiệt độ bằng máy đo hằng ngày ở lớp)

+ 300C

- HS thực hành đo nhiệt độ cơ thể theo nhóm

- Đọc 370C - Lắng nghe.

*GV kết luận: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370 C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải

(13)

đi khám và chữa bệnh.

*GV mở rộng về đo nhiệt đo hằng ngày để phòng tránh Covid 19 3. HĐ vận dụng

- Yêu cầu HS lấy VD về vật lạnh hơn vật này nhưng lại nóng hơn vật khác

* Thực hành đo nhiệt độ của nước - Dự đoán nhiệt độ của nước và dùng nhiệt kế kiểm tra lại

+ Yêu cầu HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước:

nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội.

- Nhận xét, khen các nhóm biết sử dụng nhiệt kế.

- HS lấy VD về vật lạnh hơn vật này nhưng lại nóng hơn vật khác

- Thực hành đo theo nhóm và đối chiếu kết quả đo

*GV kết luận: Có rất nhiều VD về vật lạnh hơn vật này nhưng lại nóng hơn vật khác. Khi chúng ta tắm hoặc uống nước nóng chúng ta cần nắm được nhiệt độ của nước tránh bị bỏng.

Củng cố, dặn dò :

- Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ghi nhớ nội dung bài.

Thực hành đo nhiệt độ của nước, của các thành viên trong gia đình

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 08 / 3 / 2022 Thứ 3 ngày 08 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TỈ LỆ BẢN ĐỒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được thế nào là tỉ lệ bản đồ.

- Xác định được tỉ lệ bản đồ. Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic + HS có thái độ học tập tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Một số bản đồ có một số loại có tỉ lệ khác nhau.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa Bài giải

(14)

- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 2 trong VBT

Chiều cao của hình bình hành là:

20 : 5 2 = 8 ( cm ) Diện tích của hình bình hành là:

20 8 = 160 (cm2 ) Đáp số: 160 cm2 + Nêu cách tính diện tích của hình bình

hành?

- Độ dài đáy nhân với chiều cao.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

Giới thiệu bài: : Hôm nay cô trò ta cùng đi vào tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ qua bài hôm nay

- HS lắng nghe.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

(12’)

a. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ: (14’)

- GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới.

+ Bản đồ là gì?

+ Để vẽ được chính xác 1 vùng đất, 1 vùng lãnh thổ, người ta sẽ làm gì?

- Quan sát

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Thu nhỏ lại theo tỉ lệ và được gọi là tỉ lệ bản đồ.

- Yêu cầu HS tìm đọc các tỉ lệ bản đồ đó.

- HS tìm đọc tỉ lệ bản đồ:

1: 10 000 000; 1: 500 000 - GV kết luận: Các tỉ lệ 1:10 000 000 ;

1: 500 000 :... ghi trên bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.

- HS lắng nghe.

+ Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 cho biết gì? + Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ 10 triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10 000 000 cm hay 100 km trên thực tế.

+ Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 có thể viết dưới dạng thế nào?

+ Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số có tử số là 1 tức là

10000000 1

+ Tử số và mẫu số cho biết gì? - Tử số: cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài cm, dm, m…

- Mẫu số: cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó.

+ Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ sau:

500

1 ? - Tử số: cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài cm, dm, m…

- Mẫu số: cho biết độ dài thật tương ứng là 500 đơn vị đo độ dài đó.

(15)

+ Thế nào là tỉ lệ bản đồ? - Cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’)

Bài 1 (155 ): (6’) Bài 1(155 ):

+ Bài tập yêu cầu gì? - Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000, mỗi độ dài 1 mm, 1 cm, 1 dm ứng với độ dài thật nào?

+ Nêu kết quả, nhận xét, chữa.

+ Trên bản đồ, tỉ lệ 1: 1000 . Vậy độ dài 1mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?

- Độ dài thật là 1000 mm + Trên bản đồ, tỉ lệ 1: 1000. Vậy độ dài

1 cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?

- Độ dài thật là 1000 cm + Trên bản đồ, tỉ lệ 1: 1000. Vậy độ dài

1 dm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?

- Độ dài thật là 1000 dm + Muốn biết độ dài thật căn cứ vào đâu? - Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.

Bài 2(155 ): (6’)

+ Bài tập yêu cầu gì? - Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

+ Yếu tố nào đã biết? - Tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.

+ Ta phải tìm gì? - Tìm độ dài thật.

+ Để tìm được độ dài thật căn cứ vào đâu?

- Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.

- Yêu cầu HS làm bài tập - Cả lớp làm vào vở 2 HS làm bảng nhóm - Gọi HS nêu kết quả, nhận xét.

- GV chốt kết quả đúng. Tỉ lệ bản đồ 1: 1000 1: 300 Độ dài thu nhỏ 1 cm 1 dm

Độ dài thật

1000 cm 30 dm Bài 3 (155): (6’) (Nếu còn thời gian)

+ Bài tập yêu cầu gì? - Đúng ghi Đ, sai ghi S.

- Yêu cầu HS làm bài tập - Cả lớp làm vào vở 2 HS làm bảng nhóm - Gọi HS nêu kết quả, nhận xét.

- GV chốt kết quả đúng. a. 10000 m  Sai vì khác tên vị đo độ dài.

b. 10000 dm  Đúng vì 1dm trên bản đồ ứng với 10000 dm trên thực tế.

c. 10000 cm  Sai vì khác tên đơn vị d. 1 km  Đúng vì 10000 dm = 1000 m = 1km.

+ Để biết độ dài thật ta căn cứ vào đâu? - Số lần thu nhỏ của tỉ lệ bản đồ.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Thế nào là tỉ lệ bản đồ? - Cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.

(16)

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài 2, 3- VBT

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 58: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu thế nào là lời nhờ cậy, yêu cầu, đề nghị lịch sự.

- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+Giáo dục HS có ý thức nói, viết câu thể hiện lịch sự, lễ phép.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Giao tiếp: Ứng xử, thể hiện sự cảm thông - Thương lượng

- Đặt mục tiêu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quản trò hô: "Bắn tên, bắn tên"

Quản trò gọi ai người ấy ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

+ Phân biệt nghĩa của từ du lịch và thám hiểm?

+ Giải nghĩa câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

+ Câu khiến dùng để làm gì?

- TK trò chơi

- Dẫn vào bài : Giờ học hôm nay sẽ giúp các con biết cách nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

- HS tham gia chơi

- Cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"

- Bạn được gọi trả lời quản trò

+ Du lịch: Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

+ Thám hiểm: Thăm dò tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể nguy hiểm.

+ Chịu khó hoà vào cuộc sống, đi đây đi đó, con người sẽ hiểu biết nhiều, sớm khôn ra.

+ Câu khiến( câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, ...

của người nói, người viết với người khác.

(17)

a. Nhận xét : 10’

Bài 1+ 2 + 3

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gọi HS đọc mẩu chuyện SGK

+ Tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện trên?

+ Những câu nêu yêu cầu đề nghị trong mẩu chuyện trên là lời của ai?

+ Em có nhận xét gì về cách yêu cầu đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa?

* Tại sao lời đề nghị của Hùng bị từ chối?

1+ 2 + 3.

- HS đọc - 1 HS đọc

Câu nêu yêu cầu đề nghị

Lời của

ai Nhận xét Bơm cho cái

bánh trước.

Nhanh lên nhé, trễ giờ

học rồi

Hùng nói với bác Hai

Yêu cầu bất lịch sự

với bác Hai Vậy, cho

mượn cái bơm, tôi bơm

lấy vậy.

Hùng nói với bác Hai

Yêu cầu bất lịch sự Bác ơi, cho

cháu mượn cái bơm nhé.

Hoa nói với bác

Hai

Yêu cầu lịch sự + Lời của cậu không thể hiện sự tôn trọng người khác

=> Hùng và Hoa đều có yêu cầu như nhau là muốn mượn bơm, muốn nhờ bác Hai bơm xe cho mình nhưng cách nói của hai bạn khác nhau. Hùng nói cộc lốc, trống không thể hiện thái độ tôn trọng người có tuổi khiến bác phật ý không cho mượn bơm và không bơm hộ. Hoa lễ phép chào hỏi, thể hiện sự kính trọng với người lớn, lời nói nhẹ nhàng khiến bác hài lòng và tự nguyện bơm hộ xe cho bạn.

Bài 4:

+ Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu đề nghị ?

* Vì sao cần phải lịch sự khi yêu cầu, đề nghị ? + Khi nêu yêu cầu đề nghị em cần chú ý điều gì?

+ Muốn cho lời yêu cầu đề nghị được lịch sự em cần làm gì?

* Theo em ta có thể dùng kiểu câu nào để nêu yêu cầu, đề nghị?

b. Ghi nhớ : (2’) - Gọi HS đọc ghi nhớ.

- Cho HS nói các câu yêu cầu, đề nghị để minh hoạ cho ghi nhớ.

4.

+ Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp.

+ Cần phải lịch sự khi yêu cầu đề nghị để người nghe hài lòng, vui vẻ, sẵn sàng làm cho mình

+ Khi yêu cầu đề nghị, phải giữ phép lịch sự

+ Cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ các từ làm ơn, giùm, giúp,...

+ Ta có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị.

- HS đọc ghi nhớ +VD:

Cậu làm ơn cho mình đi chung ô với!

(18)

*GDKNS: Cần có cách giao tiếp, ứng xử, thương lượng lịch sự để đạt được mục đích giao tiếp

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Bài 1 : (4’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- Nhận xét

* Vì sao em không chọn cách nói a ?

=> Ý b, c thể hiện thái độ lịch sự khi giao tiếp. Để thể hiện thái độ lịch sự có thể dùng câu khiến hoặc câu hỏi được sử dụng với mục đích khác.

Bài 2 : (4’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

=> Cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó cách c, d có tính lịch sự cao hơn.

Bài 3 : (5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gọi HS đọc nối tiếp các cặp câu khiến

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm - Gọi đại diện các nhóm trình bày a) - Lan ơi, cho tớ về với!

1. Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn cách nói nào?

- HS đọc

+ Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể nói:

b) Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!

c) Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?

+ Cách nói a thể hiện thái độ bất lịch sự, không tôn trọng bạn khi nói với bạn

2. Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn cách nói nào?

- HS đọc

+ Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể nói:

b) Bác ơi, mấy giờ rồi ạ!

c) Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi!

c) Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!

3. So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Hãy cho biết vì sao những câu ấy giữ hoặc không giữ

được phép lịch sự.

- HS đọc

- 4 HS đọc (đúng ngữ điệu)

- 4 nhóm trình bày (mỗi nhóm một cặp câu) Lời nói lịch sự vì có lời xưng hô Lan, tớ, với, ơi thể hiện quan hệ mật thiết.

(19)

- Cho đi nhờ một cái!

b) - Chiều nay, chị đón em về nhé!

- Chiều nay, chị phải đón em đấy!

c) - Đừng có mà nói như thế.

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế.

d) - Mở hộ cháu cái cửa!

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với!

- Nhận xét

 Câu bất lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô.

 Câu lịch sự, tình cảm vì từ nhé thể hiện sự đề nghị thân mật.

 Từ phải trong câu có tính bắt buộc, mệnh lệnh không phù hợp lời đề nghị của người dưới

 Câu khô khan, thể hiện mệnh lệnh chưa lịch sự

 Lịch sự, khiêm tốn, có sức thuyết phục vì có cặp từ xưng hô tớ - cậu từ khuyên nhủ không nên, dùng từ khiêm tốn theo tớ Nói cộc lốc, chưa lịch sự

 Lời lẽ lịch sự, lễ độ vì có cặp từ xưng hô bác - cháu thêm từ giúp sau từ mở thể hiện sự nhã nhặn, từ với thể hiện tình cảm thân mật

Bài 4: (5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

=> Với một tình huống có nhiều cách đặt câu khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự.

4. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Vì sao cần phải giữ phép lịch sự khi yêu cầu đề nghị?

* Em có thể kể cho các bạn nghe một việc làm của em thể hiện dùng câu nói yêu cầu đề nghị lịch sự ?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.

4. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:

- HS đọc

a) Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép.

- Bố ơi, bố cho con tiền mua một quyển sổ ghi chép ạ!

b) Em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên hàng xóm để chờ bố mẹ về.

- Bác cho cháu ngồi nhờ nhà bác một lúc ạ!

+ Giữ phép lịch sự khi yêu cầu đề nghị em sẽ được mọi người giúp đỡ....

+ Khi em muốn nhờ bạn giảng bài hộ em nói lịch sự bạn vui vẻ sẵn lòng giảng bài cho em...

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

(20)

======================================

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 09 / 3 / 2022 Thứ 4 ngày 09 tháng 3 năm 2022 TẬP LÀM VĂN

TIẾT 58: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.

-Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

+- Giáo dục HS yêu quý, chăm sóc, bảo vệ những con vật có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: Tranh minh hoạ về một con vật mà mình yêu thích

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quản trò hô: "Bắn tên, bắn tên"

Quản trò gọi ai người ấy ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

+ Kể tên các loại văn miêu tả đã học?

+ Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối?

+Nêu nội dung từng phần?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các con biết vận dụng những hiểu biết để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:

a. Nhận xét: (12’) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS quan sát tranh

- HS tham gia chơi

- Cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"

- Bạn được gọi trả lời quản trò

+ Các loại bài văn đã học là văn miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối.

+ Bài văn miêu tả cây cối thường gồm có ba phần:

Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.

Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

Kết bài: Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

1. Đọc bài văn sau - 1 HS đọc.

(21)

- Gọi HS đọc nối tiếp bài văn Con Mèo Hung

- Gọi HS đọc câu hỏi 2, 3 SGK

- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi 2, 3

+ Bài văn chia thành mấy đoạn?

+ Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?

+ Đoạn 1 là phần nào của bài văn?

+ Mở bài của bài văn miêu tả con vật cần nêu được gì?

+ Khi tả hình dáng con mèo, tác giả tả những bộ phận nào?

+ Tác giả tả những hoạt động, thói quen nào của con mèo?

+ Đoạn 2, 3 là phần nào của bài văn?

+ Thân bài của bài văn miêu tả con vật cần nêu được gì?

+ Đoạn 4 là phần nào của bài văn?

+ Kết bài của bài văn miêu tả con vật cần nêu được nội dung gì?

+ Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần?

+ Nội dung chính của mỗi phần là gì?

+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật b. Ghi nhớ: (2’)

- Gọi HS đọc ghi nhớ

3. - HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) - Gọi HS đọc yêu cầu

+ Bài yêu cầu gì?

+ Em sẽ lập dàn ý tả con gì?

=> Có thể chọn lập dàn ý một con vật nuôi mà gây cho em ấn tượng đặc biệt.

- HS quan sát - 1 HS đọc.

- HS đọc

- HS thảo luận nhóm bàn + Bài văn có 4 đoạn

. Đoạn 1: Giới thiệu con mèo định tả . Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo

. Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của con mèo

. Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo.

+ Đoạn 1 là mở bài của bài văn.

+ Mở bài: Giới thiệu con vật định tả + Bộ lông, móng, tai...

+ Nhảy bổ lên vồ con mồi,...dúi dúi vào chân

+ Đoạn 2, 3 là thân bài của bài văn.

+ Thân bài:

a) Tả hình dáng

b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật

+ Phần kết bài của bài văn.

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về con vật + Bài văn miêu tả con vật thường gồm có ba phần.

+ Mở bài: Giới thiệu con vật định tả + Thân bài

a) Tả hình dáng, hoạt động,

b) Thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về con vật - HS nêu

- 2 HS đọc

Đề bài: Lập dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò...)

- HS nêu.

- HS nêu

(22)

Đó là những con vật nuôi trong gia đình như: chó mèo, gà, trâu...hoặc những con vật của người thân, hàng xóm mà em có dịp quan sát. Dàn ý cần cụ thể, chi tiết về hình dáng, hoạt động của con vật.

- Yêu cầu HS lập dàn ý

- Gọi HS đọc dàn bài của mình.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT Dàn ý chi tiết tả con gà:

Mở bài :

- Chú gà trống mẹ mới mua ở chợ về để làm giống.

- Chú gà đã trưởng thành trông chú oai vệ lắm.

Thân bài : a) Tả hình dáng

- Chú gà trống như một chàng thanh niên đang tuổi ăn, tuổi lớn.

- Chú nặng gần 2kg

- Toàn thân chú được khoác một lớp lông vàng rực rỡ pha lẫn màu đen.

- Cái đầu tròn, mào đỏ tươi như bông hoa dâm bụt

- Cái mỏ như hai mảnh thép vòng cung dùng để kiếm ăn và tự vệ.

- Đôi mắt nhỏ như hạt thóc, luôn đưa qua đưa lại như có nước

- Cổ chú dài hơn các chị gà mái nhiều, da cổ lúc nào cũng đỏ au trông thật rắn rỏi.

- Đôi chân vừa to lại vừa cao màu vàng sậm. Cái cựa nhọn hoắt chòi ra như hai cái đinh to chắc.

b) Tả thói quen sinh hoạt và hoạt động của con gà - Gà thức dậy bao giờ cũng sớm hơn con người và mọi vật.

- Bao giờ thức dậy chú gà này cũng cất tiếng hót lảnh lót : " Ò …ó ….o " rộn ràng cả khu phố

- Hàng ngày chú thường đi theo mấy chị gà mái tơ để bảo vệ cũng như ve vãn các chị ấy.

- Chú ta thật tốt bụng, khi em cho gà ăn bao giờ chú cũng cất tiếng kêu gọi mời các chị gà mái tới cùng ăn

- Chú ta sống rất hòa đồng cùng các bạn gà hàng xóm, mỗi khi các con gà khác đến chơi trông chú vui vẻ hẳn lên

Kết bài :

- Em yêu chú gà trống này không chỉ vì nét đẹp oai vệ của nó mà nó còn là chiếc đồng hồ báo thức vui nhộn và rất đúng giờ.

4. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Nêu cấu tạo bài văn tả con vật?

* Củng cố - Dặn dò

+ Mở bài: Giới thiệu con vật định tả + Thân bài

a) Tả hình dáng, hoạt động,

b) Thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về con vật

(23)

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý chi tiết bài văn miêu tả con vật, chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL - ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Giáo dục HS biết tìm tòi, khám phá.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ, chân dung Ma-gien-lăng.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

*Chơi trò chơi Chuyền Hoa Quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát Các câu hỏi:

+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến? ”

Hs hát và lần lượt truyền bông hoa, kết thúc - trả lời

+ Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể, đó là những gì, những ai?

- Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân, những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em.

+ Nêu nội dung chính của bài? - Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng .

- TK trò chơi

(24)

- Dẫn vào bài: Nhà thám hiểm Ma-gien- lăng là người đã phát hiện ra Thái Bình Dương. Nhưng cuộc hành trình vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng không hề đơn giản chút nào. Để biết điều đó, hôm nay các em học bài…

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* Hướng dẫn luyện đọc (10’)

- Lắng nghe.

- Yêu cầu 1 HS đọc cả bài - 1 HS đọc cả bài

- Chia đoạn: 6 đoạn - Đ1: Từ đầu đến vùng đất mới - Đ2: Tiếp đến Thái Bình Dương - Đ3: Tiếp đến tinh thần

- Đ4: Tiếp đến việc mình làm - Đ5: Tiếp đến Tây Ban Nha - Đ6: Tiếp đến hết.

- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp đọc từ khó, câu dài.

- Từ: Ma- gien -lăng, Xê-vi-la, Ma-tan, ném xác, nảy sinh…

- Câu: Những thủy thủ còn lại / tiếp tục vượt Ấn Độ Dương/ tìm đường trở về châu Âu.

- Yêu cầu đọc thầm chú giải.

- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ - Từ: Ma-tan, sứ mạng.

- Đọc nối tiếp đoạn lần 3 - GV đánh giá, nhận xét.

- Yêu cầu đọc nhóm nhỏ. - HS luyện đọc theo cặp . - GV đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài: (12’)

- Đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: 1. Mục đích cuộc thám hiểm.

+ Ma - gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

- Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

+ Đoàn thuyền lên đường vào mốc thời gian nào?

+ Nêu nội dung thứ nhất của bài ? - Đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi:

+ Khi vượt Đại Tây Dương Ma-gien-lăng phát hiện ra điều gì?

- Ngày 20/9/1519 từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha.

2. Phát hiện ra Thái Bình Dương.

- Ông phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông.

+ Ông đã đặt tên cho đại dương mới là gì?

- Đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?

+ Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?

- Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương.

- GV: Với mục đích khám phá những vùng đất mới Ma-gien-lăng đã giong buồm ra khơi. Đến gần cực Nam thuộc bờ biển Nam Mĩ, đi qua một eo biển là đến một đại dương mênh mông

- Lắng nghe.

(25)

+ Nêu nội dung thứ hai của bài ? - Học sinh đọc thầm đoạn 3, 4, 5:

+ Đoàn thám hiểm đã gặp khó khăn gì dọc đường?

3. Những khó khăn của đoàn thám hiểm.

- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển.

Phải giao tranh với thổ dân.

+ Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?

- Ra đi với 5 chiếc thuyền. Đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền lớn. Gần 200 người bỏ mạng dọc đường trong đó có Ma- gien - lăng bỏ mình trong trận giao tranh với dân đảo Ma- tan. Chỉ còn một chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót.

+ Hạm đội của Ma – gien – lăng đã đi theo hành trình nào?

C: Châu âu( Tây Ban Nha) – Đại Tây Dương – châu Mĩ ( Nam Mĩ ) – Thái Bình Dương – châu Á ( Ma-tan ) - Ấn Độ Dương – châu Âu ( Tây Ban Nha ) + Nêu nội dung thứ 3 của bài?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 6:

+ Đoàn thám hiểm của Ma- gien - lăng đã đạt được những kết quả gì?

4. Kết quả của cuộc thám hiểm.

- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày, đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?

- Họ rất dũng cảm, kiên trì, bất chấp mọi khó khăn để đạt mục đích của mình.

+ Nêu ý chính của bài? * Ý chính: Ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) - Gọi 6 HS đọc nối tiếp 6 đoạn.

+ Nêu giọng đọc toàn bài? - Giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

- GV đưa ra đoạn đọc diễn cảm. - Từ chỗ: “ Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển.

May sao gặp một hòn

đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được

(26)

tinh thần.”

+ Nêu cách nhấn giọng?

- Gọi 2, 3 HS đọc diễn cảm.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

+ Câu chuyện giúp ta hiểu gì về công việc thám hiểm?

- Công việc thám hiểm là công việc đi vào vùng xa lạ, ít ai đặt chân tới để khảo sát. Một cộng việc rất gian khổ và đồng thời cũng rất bí hiểm, đầy trắc trở, không thể lường đón trước việc gì sẽ xảy ra.

+ Muốn tìm hiểu, khám phá thế giới, ngay từ bây giờ em cần rèn luyện những đức tính gì?

- Ham học hỏi, ham tìm tòi khám phá, dũng cảm, biết vượt khó khăn

- Nhận xét giờ học.

* Củng cố - Dặn dò

- Về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau: “Dòng sông mặc áo”.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

Tiết 147: ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

- Vận dụng tìm được độ dài thật dựa vào tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Bản đồ là gì?

+ Tỷ lệ 1:10.000 ở bản đồ Việt Nam cho biết gì?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Cứ 1 đơn vị đo được trên bản đồ = 1 phần 1000 đơn vị đo ngoài thực tế.

Giới thiệu bài: Hôm nay cô trò ta cùng đi vào tìm hiểu về ứng dụng tỉ lệ bản đồ qua bài hôm nay

2.Hình thành kiến thức mới: (12’)

(27)

Bài toán 1:

- Treo bản vẽ: Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỷ lệ 1: 300. Trên bản đồ cổng trường rộng 2 cm. Hỏi chiều rộng thật của cổng trường là mấy mét?

- Gọi học sinh đọc đề bài.

+ Tỉ lệ của bản độ là bao nhiêu? Có ý nghĩa gì?

- Tỉ lệ: 1: 300. Cứ 1 đơn vị trên bản đồ bằng

1

300 đơn vị ngoài thực tế.

+ Trên bản đồ cổng trường rộng là bao nhiêu?

2cm.

+ Vậy 1 cm ở bản đồ ứng với bao nhiêu cm ở thực tế?

- Muốn biết 2cm ở bản đồ = ...? cm ở thực tế ta làm thế nào?

- Lớp nhận xét - G nhận xét.

+ Để đo chiều dài, rộng ngôi nhà, khu vực, người ta hay sử dụng đơn vị đo nào?

- 1 cm tương tứng với 300cm ở thực tế.

- Lấy 2300 để được kích thước ngoài thực tế.

Bài giải

Chiều rộng thật của cổng trường là:

2 300 = 600 (cm).

600cm = 6m Đáp số: 6m - mét.

Bài toán 2:

- Gọi học sinh đọc bài toán:

+ Tỉ lệ của bản đồ này là bao nhiêu?

+ Độ dài của quãng đường HN - HP trên bản đồ?

+ 1: 1000.000 + 102 mm + Muốn tìm độ dài thật của quãng

đường HN - HP ta làm thế nào?

- Lấy số đo đo được trên bản đồ với số lần của tỉ lệ.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.

- Vậy qua 2 bài toán, hãy cho biết cách tìm độ dài thật của 1 đơn vị bản đồ?

Bài giải

Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là:

102 1000 000 = 102 000 000 (mm) Đổi 102 000 000 mm = 102 km.

Đáp số: 102km.

- Lấy số đo ở bản đồ tỉ lệ của 1 đơn vị đã đo ngoài thực tế.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Bài 1: 6′

- Bài yêu cầu gì?

+ Bảng cho biết gì? yêu cầu làm gì?

Điền số vào chỗ chấm:

- Học sinh quan sát bảng và nhận xét:

- HS làm bài dựa vào tỉ lệ bản đồ đó cho.

Tỉ lệ bản

đồ

1: 500000 1: 15000 1:2000

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả này tương đương với ghi nhận của Đỗ Thị Bích Thuỷ (2012) trên đối tượng Bacillus amyloliquefaciens N1.. Sự giảm hoạt độ enzym trong môi trường nuôi cấy có

Điều đo phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật.Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh... * Nhiệt kế đo nhiệt độ

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

- Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để biết được “người ta dùng khái niệm nhiệt độ để xác định độ nóng, lạnh của vật. Vật càng nóng thì nhiệt độ càng cao”.. Lấy ví dụ về

Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng, lạnh của một vật .. a) Cốc nước nguội b) Cốc nước nóng c) Cốc nước có

Câu 4. a) Tính nhiệt lượng có ích khi đun nước. b) Tính lượng dầu cần thiết để đun nước.. Tính công suất của động cơ máy bay. Viết phương trình cân bằng nhiệt.. Kể

Nªu nhËn xÐt vÒ nhiÖt ®é cña cèc n íc vµ chËu n íc sau thÝ nghiÖm so víi tr íc khi lµm

Nhiệt độ nước trong cốc và trong chậu có sự thay đổi do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng sang chậu nước lạnh. Sau một thời gian lâu, nhiệt độ nước trong cốc và