• Không có kết quả nào được tìm thấy

+ Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn

+ Lớp em tổ chức nhặt phế liệu, và dọn sạch đường làng

- GV nhận xét

- GV kết luận: Để có thể bảo vệ môi trường, chúng ta có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, mọi lúc mọi nơi.

Những công việc nhỏ như thu nhặt phế liệu, sử dụng đồ tái chế sẽ góp phần giúp môi trường của chúng ta thêm xanh, sạch hơn

thanh.

+ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.

- HS nhận xét, bình chọn nhóm diễn hay, có cách ứng xử tốt

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- GV cho HS báo cáo lại kết quả mà mình đã điều tra được ở địa phương mình

+ Em hãy nêu lại tình trạng ở địa phương em?

+ Em sẽ làm thế nào để mọi người ở địa phương bảo vệ môi trường tốt hơn?

- GV kết luận: Các em về nhà tiếp tục thực hiện bảo vệ môi trường, và tuyên truyền đến mọi người xung quanh giúp cho môi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn nhé!

- GV yêu cầu HS sử dụng đồ phế liệu, đồ tái chế làm đồ dùng học tập

Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại ghi nhớ

+ Vì sao phải bảo vệ môi trường?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau, điều tra môi trường nơi mình ở

- HS báo cáo lại kết quả mà mình điều tra được:

+ Môi trường xanh, sạch/bị ô nhiễm

+ Tuyên truyền mọi người, dọn dẹp đường phố, …

- HS sử dụng đồ tái chế làm đồ dùng học tập

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KĨ THUẬT

KHÂU ĐỘT THƯA

(tiết 2)

+ Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên - Bộ đồ dùng khâu thêu.

- Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa. Vật liệu và dụng cụ cần thiết 2. Chuẩn bị của hoc sinh: Bộ ĐDHT lớp 4, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- HS hát bài hát khởi động:

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS

- TBVN điều hành 2- HĐ thực hành

HĐ 3: HS thực hành khâu đột thưa:

22’

- Nêu các bước thực hiện cách khâu đột thưa.

- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu mũi đột thưa qua hai bước:

- GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.

- GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.

HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS: 8’

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:

+ Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.

+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

+ Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm.

+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.

+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.

- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Yêu cầu HS thực hành tạo các sản

Cá nhân – Lớp

- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.

+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.

+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

- HS thực hành cá nhân.

Cá nhân – lớp - HS trưng bày sản phẩm.

- HS lắng nghe.

- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.

Nhóm – Lớp - Tạo sản phẩm từ khâu đột thưa

phẩm từ khâu đột thưa theo nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá.

. Củng cố, dặn dò:

- GV hệ thống bài - Nhận xét giờ học - Giao bài về nhà

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 11 / 3 / 2022 Thứ 6 ngày 11 tháng 3 năm 2022

TẬP LÀM VĂN

Tiết 59: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả.

- Học sinh biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật.

- Rèn kĩ năng quan sát.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn và yêu thích con vật II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK; tranh ảnh chó, mèo,... bảng phụ.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quản trò hô: "Bắn tên, bắn tên"

Quản trò gọi ai người ấy ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

+ Nêu cấu tạo một bài văn miêu tả con vật?

+ Đọc dàn ý tả con vật mà em yêu thích?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài: Luyện tập

- HS tham gia chơi

- Cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"

- Bạn được gọi trả lời quản trò

- Bài văn miêu tả con vật thường có 3 phần:

1. Mở bài: giới thiệu con vật sẽ tả.

2. Thân bài:

a. Tả hình dáng:

b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.

3. Kết luận: nêu cảm nghĩ đối với con vật.

- Học sinh đọc dàn ý của mình.

quan sát con vật.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1: 8’

- Bài yêu cầu gì?

+ Gọi học sinh đọc bài văn và giải nghĩa từ SGK.

+ Bài văn gồm có mấy đoạn? Mỗi đoạn ứng với phần nào trong bài miêu tả con vật ?

+ Đọc bài văn: Đàn ngan mới nở.

2 đoạn:

+ Đoạn 1: Tả bao quát hình dáng bên ngoài.

+ Đoạn 2: Tả từng bộ phận.

Bài 2:8’

- Bài yêu cầu gì?

+ Để miêu tả đàn ngan tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng?

+ Tả hình dáng tác giả dùng những từ ngữ nào?

+ Bộ lông được tác giả miêu tả như thế nào?

+ Khi tả “Đôi mắt” tác giả dùng những từ ngữ nào?

+ Cái mỏ của con ngan được tác giả miêu tả như thế nào?

+ Còn cái đầu và hai cái chân được miêu tả thế nào?

+ Để tả được các bộ phận của con ngan tác giả đã dùng những từ ngữ như thế nào?

+ Em thích nhất câu văn nào? Tại sao?

+ Để miêu tả đàn ngan, tác giả bài văn trên đã quan sát những bộ phận nào của chúng. Ghi lại những câu miêu tả mà em cho là hay.

- Quan sát hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân.

- Hình dáng: To hơn cái trứng một tí.

- Bộ lông vàng óng.

- Đôi mắt đen nhánh, long lanh đưa đi đưa lại như có nước.

- Cái mỏ màu nhung hươu vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ.

- Cái đầu xinh xinh vàng mượt.

- Cái chân lủn chủn, bé tí màu đỏ hồng.

- Để tả được các bộ phận của con ngan tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ đặc điểm rất sinh động và sử dụng những biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa . Kết luận: Để miêu tả một con vật sinh động, giúp người đọc có thể hình dung ra con vật đó, các em cần quan sát kĩ hình dáng, một số bộ phận nổi bật. Chúng ta phải sử dụng những màu sắc đặc biệt, biết liên tưởng đến những con vật, sự vật khác để so sánh thì hình ảnh con vật được tả sinh động.

Bài 3: 7′

- Bài yêu cầu gì? + Quan sát và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của con mèo (con chó) của nhà em hoặc hàng xóm.

+ Những đặc điểm ngoại hình gồm những đặc điểm nào?

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân – 1 học sinh làm bảng nhóm.

- hình dáng, bộ lông, cái đầu, tai, mắt, mõm, chân, đuôi.

+ Bộ lông: có 3 màu đen, trắng, vàng.

- Cái đầu: tròn, nhỏ.

- Hai tai: nhỏ, hình tam giác vểnh lên, rất

thính.

- Đôi mắt: trong veo, màu xanh ngọc.

- Bộ ria: Vểnh sang 2 bên như được chải chuốt.

- Bốn chân: nhẹ, có đệm, móng sắc.

- Cái đuôi: dài uốn éo qua bên này bên kia.

Bài 4: 7′

- Bài yêu cầu gì? + Quan sát và ghi lại những đặc điểm hoạt động của con vật đó.

+ Hoạt động nào là đặc trưng của loài mèo?

+ Khi miêu tả các hoạt động của con vật chúng ta nên dùng những từ ngữ như thế nào?

- bắt chuột - ăn vụng

- Rửa mặt buổi sáng - Nũng nịu với chủ,…

- Luôn quấn quýt bên người

- Nũng nịu dụi đầu vào chân em như đòi bế.

- Ăn nhỏ nhẹ,...

- Khi miêu tả các hoạt động của con vật chúng ta nên dùng những từ ngữ chỉ hoạt động thường xuyên của con vật đó.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Khi tả 1 con vật ta cần chú ý tả những đặc điểm nào?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài trong VBT

- Cần chú ý tả những đặc điểm nổi bật của chúng để phân biệt loài vặt này với loài vật khác.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 60: CÂU CẢM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).

- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm (BT3).

* HS năng khiếu đặt được hai câu cảm theo yêu cầu BT3 với các dạng khác nhau.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+ Có thái độ lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quản trò hô: "Bắn tên, bắn tên"

Quản trò gọi ai người ấy ấy phải chia sẻ đoạn văn viết về hoạt động du lịch, thám hiểm.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài: Câu cảm.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới: 12’

Bài 1:

- Bài yêu cầu gì?

+ Gọi học sinh đọc 2 câu đó.

+ Câu thứ nhất thể hiện điều gì?

+ Câu thứ hai thể hiện điều gì?

Bài 2:

- Bài yêu cầu gì?

+ Yêu cầu học sinh quan sát lại 2 câu và cho biết cuối câu có dấu gì?

Bài 3:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

+ Câu cảm dùng để làm gì?

+ Trong câu cảm, thường có những từ ngữ nào?

+ Khi viết cuối câu cảm thường có dấu gì?

- HS tham gia chơi

- Cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"

- Bạn được gọi chia sẻ đoạn văn của mình.

- VD: Mùa hè nào em cũng được đi du lịch. Năm nay bố em quyết định đi tua du lịch Cát Bà- Hạ Long. Trước khi đi em và mẹ đi siêu thị chuẩn bị đồ ăn, nước uống, đèn pin, băng gạc, thuốc, quần áo....Em rất háo hức về chuyến đi này.

I. Nhận xét:

+ Những câu sau dùng để làm gì?

- Học sinh đọc 2 câu.

+ Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!

- A! Con mèo này khôn thật!

- Thể hiện cảm xúc ngạc nhiên trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo.

- Thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.

+ Cuối các câu trên có dấu gì?

- Dấu chấm than.

- Bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…) của người nói.

- ôi, chao, trà, trời, quá, lắm, thật,…

- Dấu chấm than.

+ Qua bài cần ghi nhớ điều gì? II. Ghi nhớ: SGK - Học sinh đọc . III. HĐ luyện tập thực hành 18’

Bài 1: 6′

- Bài yêu cầu gì?

+ Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm đôi ( 1 học học sinh đọc câu kể - 1 học sinh đọc câu cảm).

+ Chuyển câu kể thành câu cảm:

- Học sinh làm bài theo nhóm – đọc – nhận xét.

a, Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!

b, Chà, trời rét thật!

c, Bạn Ngân chăm chỉ quá!

d) Chà, bạn Giang học giỏi quá!

+ Khi chuyển câu kể thành câu cảm ta cần phải làm gì?

- Thêm các từ: ôi, chao, chà, trời,... vào câu và cuối câu phải có dấu chấm than.

Bài 2: 6′

- Bài yêu cầu gì? + Đặt câu cảm theo tình huống:

+ Gọi học sinh đọc tình huống – cả lớp suy nghĩ 1 phút trả lời.

- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.

a, Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có 1 bạn làm được => Trời, bạn giỏi thật!

b, Vào ngày sinh nhật của em, có 1 bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên đến chúc mừng em. => Trời ơi, lâu quá mới gặp lại cậu!

Bài 3: 6′

- GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài. Yêu cầu học sinh đọc.

+ Những câu cảm sau bộc lộ cảm xúc gì?

+ Gọi học sinh trả lời. a. Mừng rỡ.

b. Thán phục.

c. Ghê sợ.

+ Câu cảm có tác dụng gì? - Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,... của người nói.

3. Hoạt động vận dụng (5’) + Câu cảm dùng để làm gì?

+ Dấu hiệu để nhận biết câu cảm?

- Nhận xét giờ học.

* Củng cố - Dặn dò

- Về nhà học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị bài sau.

- Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,

…) của người nói.

- Cuối câu có dấu chấm than.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN