• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS hiểu thế nào là hỗn hợp.

- Biết cách tạo ra 1 hỗn hợp. Kể tên 1 số hỗn hợp.Biết cách tách các chất trong hỗn hợp (trường hợp đơn giản).

-Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Yêu thích tìm hiểu, khám phá khoa học.

*KNS:

-Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề ( Tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp )

-Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.

-Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện .

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

1. Giáo viên: Hình minh họa SGK.

2. Học sinh: VBT, SGK1. túi muối, 1 túi mì chính, 1 túi hạt tiêu, thìa nhỏ, cốc nhựa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+Kể tên một số chất ở thể rắn lỏng , khí?

+ Nêu ghi nhớ bài học . - GV nhận xét .

-GV ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:( (30p)

* Hoạt động 1: Trò chơi "tạo hỗn hợp gia vị"

- GV cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.

+ Chia nhóm, phát đồ dùng học tập cho từng nhóm: muối tinh, mì chính, hạt tiêu, cốc, thìa, phiếu báo cáo.

+ Quan sát, nếm riêng từng chất nêu đặc điểm và ghi báo cáo.

+ Dùng thìa lấy từng chất cho vào cốc, trộn đều.

+ Quan sát, nếm chất khi đã trộn, nêu nhận xét và ghi báo cáo.

- Gọi 1 nhóm lên báo cáo, các nhóm khác bổ sung.

- Nhận xét kết quả, thái độ làm việc của từng nhóm.

- GV hỏi:

? Hỗn hợp các em vừa trộn có tên là gì?

- 2HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

- HS nhận xét

- Học sinh hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

+ 2 bàn HS quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, nhóm trưởng lên nhận đồ dùng học tập.

+ Các thành viên trong nhóm nếm riêng từng chất. Nêu nhận xét, nhóm trưởng ghi báo cáo.

-1 nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm.

Tên và đặc điểm từng chất tạo ra hỗn hợp

Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp 1.Muối tinh:

1thìa,màu trắng có vị mặn

-Hỗn hợp gia

vị,có vị

ngọt ,mặn ,cay.

2,Mìchính:1thìa , màu trắng , có vị ngọt

3.Hạt tiêu xay nhỏ, một thìa, màu đen có vị cay.

- HS trao đổi trong nhóm và trả

+ Dùng muối tinh, mì chính, hạt tiêu đã xay nhỏ.

? Để tạo ra 1 hỗn hợp gia vị các em đã dùng những chất nào?

? Em có nhận xét gì về tính chất của từng chất trước và sau khi trộn đều thành hỗn hợp?

? Em còn biết những hỗn hợp nào trong cuộc sống hàng ngày?

- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK/74.

- GV kết luận: Muốn tạo ra 1 hỗn hợp, ít nhất phải có 2 chất trở lên và các chất đó được trộn lẫn với nhau.

Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

? Hãy kể tên một số hỗn hợp mà em biết?

* Hoạt động 2: Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp (Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột).

+Bước 1: Tình huống xuất phát:

*GV: Các em vừa hiểu thế nào là hỗn hợp.Biết cách tạo ra một hỗn hợp.Vậy để tách các chất ra khỏi hỗn hợp ta làm thế nào?Cô yêu cầu lớp mình thảo luận nhóm 8( Lớp chia 4 nhóm )

+Bước 2: Đề xuất câu hỏi:

-Các nhóm thảo luận ,cá nhân trong nhóm ghi kết quả vào vở, thư kí tổng hợp các ý kiến cá nhân ghi vào bảng nhóm.

-Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả

thảo luận .

+Tìm những dự đoán giống nhau của bốn nhóm

+Tìm những dự đoán khác nhau của bốn nhóm

+ Trong hỗn hợp các chất vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu của nó.

+ Hỗn hợp muối vừng gồm vừng và muối; hỗn hợp cám và gạo; hỗn hợp muối và mì chính; hỗn hợp muối và tương ớt; ...

- 2 HS tiếp nối nhau đọc.

- Học sinh lắng nghe.

- Từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận ghi nội dung thảo luận vào phiếu.

-Có thể tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.

-Làm thế nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?

-Tách các chất trong hỗn hợp riêng ra thành từng chất.

-Tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng những cách nào?

-Khi tách riêng từng chất, tính chất của các chất không thay đổi.

-Các chất được tách ra khỏi hỗn hợp không giữ nguyên tính chất ban đầu của nó.

-Có nhiều cách sử dụng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

-Để tách các chất ra khỏi hỗn hợp cần ít nhất một chất.

+Dựa vào những dự đoán khác nhau em có thắc mắc gì?

+GV ghi bảng:

1, Có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách nào?

2, Các chất sau khi tách ra khỏi hỗn hợp NTN?

+Bước 3: Đề xuất các phương án giải quyết:

-Nêu các phương án giải quyết?

-GV định hướng cho HS lựa chọn phương án làm thí nghiệm .

- GV nêu : có hỗn hợp:

+ Cát trắng với nước + Dầu ăn với nước + Gạo lẫn với sạn

+Hỗn hợp chấu lẫn gạo.

3.Hoạt động luyện tập:

+Bước 4: Tiến hành thí nghiệm.

*Mục tiêu:

-HS làm thí nghiệm, tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

*Cách tiến hành:

+GVgt đồ dùng thí nghiệm

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách tách : cát trắng, dầu ăn, gạo ra khỏi hỗn hợp của nó.

- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm - Gọi đại diện các nhóm báo cáo

-HS nêu thắc mắc:

+Có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách nào?

+Các chất sau khi tách ra khỏi hỗn hỗn NTN?

-Quan sát, đọc tài liệu, xem ti vi, tra mạng, làm thí nghiệm.

-HS lên lấy đồ dùng thí nghiệm, thực hành .

-HS thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.

-Các nhóm khác nhận xét.

+Nhóm I: Tách hỗn hợp chấu lẫn gạo:

Đổ hỗn hợp chấu lẫn gạo vào mẹt ,sảy cho chấu bay đi .Dùng tay bốc gạo sạch ra bát.

+Nhóm II: Tách cát trắng với nước:Đổ hỗn hợp nước và cát trắng ở trong cốc qua phễu lọc.Kết quả cát trắng không hòa tan trong nước nên được giữ lại ở giấy lọc,nước chảy qua phiễu xuống chai.

+Nhóm III: Tách hỗn hợp dầu ăn với nước: Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong bát.Để yên trong một lúc lâu thì nước sẽ lắng xuống,dầu ăn nổi lên trên mặt nước.Dùng thìa hớt hết lớp dầu nổi trên mặt nước sẽ được dầu ăn.

+Nhóm IV: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn: Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào giá .Sau đó dùng tay đãi gạo trong chậu nước để hạt sạn lắng xuống đáy giá,dùng

- GV nhận xét chốt lại: ( Ghi bảng) 1,Có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng nhiều cách như:

sàng ,xảy,lọc ,làm lắng.

2,Các chất sau khi tách ra khỏi hỗn hợp giữ nguyên tính chất ban đầu của nó.

+Bước 5:Kết luận hợp lí hóa kiến thức:

-Gọi HS đọc ghi nhớ.

-GV trả phiếu cho HS đối chiếu nội dung bài học, điều chỉnh những dự đoán sai.

-GV cho HS quan sát một số bức tranh : Sàng, sảy, lọc nước,sản xuất nước cất phục vụ cho y tế, trộn bê tông xây dựng....Tạo ra một hỗn hợp ứng dụng trong cuộc sống tạo ra những món ăn ngon mang lại sức khỏe cho con người.Hoặc lợi dụng sức gió giê thóc,đãi đỗ , đãi gạo...Tách hỗn hợp.

4. Hoạt động vận dụng:5p

- Kể tên một vài hỗn hợp trong thực tế hàng ngày.

-GV nhận xét.

*GV:Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp.Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất ban đầu của nó.

- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tìm cách tách các hỗn hợp kể trên và chuẩn bị bài sau.

tay bốc gạo ở phía trên ra,còn lại gạo ở dưới đáy giá.

-Hai HS đọc ghi nhớ.

-HS sửa những dự đoán sai trên phiếu.

-Hỗn hợp muối vừng gồm vừng và muối;

hỗn hợp cám và gạo; hỗn hợp muối và mì chính; hỗn hợp muối và tương ớt; ...

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

LỊCH SỬ

THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT