• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
54
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15

Ngày soạn: 6/11/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 79: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Củng cố công thức tính diện tích hình thang .

- Sử dụng được công thức tính diện tích hình thang vào làm các bài tập.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học. NL mô hình toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng nhóm để HS làm bài.

- Học sinh: SGK, vở bài tập, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5p)

- Cho HS chơi trò chơi “truyền điện” nêu quy tắc tính diện tích của hình thang - GV nhận xét, khen ngợi.

- Giới thiệu bài mới

2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(20p)

Bài 1: Hoạt động cá nhân - Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS làm bài.

GV theo dõi, giúp đỡ HS chưa HT.

- GV nhận xét chốt kết quả đúng là:

a) (14 + 6 ) 7 : 2 = 70 (cm2) b) :2

4 ) 9 2 1 3 (2

16 21 (m2)

c) (2,8 +1,8) 0,5 :2 = 1,15 (m2)

- Củng cố cho HS cách tính diện tích hình thang; thực hiện phép tính đối với số tự nhiên, số thập phân, phân số.

- 1 HS nêu, cả lớp nghe và nhận xét.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS nêu.

- HS làm cá nhân, 1 HS làm trên bảng phụ. Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS theo dõi.

(2)

Bài 2

- Yêu cầu HS đọc đầu bài.

- Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?

- GV ghi tóm tắt lên bảng.

Đáy lớn = 120m Đáy bé =

3

2 đáy lớn.

Đáy bé hơn chiều cao 5 m 100 m2 thu 64,5 kg thóc

+Thửa ruộng thu được bao nhiêu kg thóc chúng ta phải biết được gì ?

+ Để tính được diện tích thửa ruộng em làm ntn?

+ Muốn tính đáy bé, chiều cao của thửa ruộng hình thang em làm ntn?

- Cho HS làm bài .

- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS chưa HT.

trình bày bài giải.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

Bài giải

Độ dài đáy bé hình thang là:

120

3

2 = 80 (m) Chiều cao hình thang là:

80 - 5 = 75 (m) Diện tích hình thang là:

(120 + 80 ) 75 : 2 = 7500 (m2) 7500 m2 gấp 100 m2 số lần là:

7500 : 100 = 75 (lần)

Thửa ruộng đó thu được số kg thóc là:

64,5 75 = 4837,5 (kg) Đáp số: 4837,5 (kg) - GV củng cố cho HS cách giải bài toán liên quan đến đại lượng tỉ lệ; Tìm phân số của một số, tính diện tích hình thang.

3. Hoạt động vận dụng:(10 p) Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc đầu bài.

- GV đưa bảng phụ vẽ sẵn hình yêu cầu

- 1 HS đọc. Lớp theo dõi.

- 1 HS nêu.

- HS theo dõi.

+ Ta phải biết được diện tích của thửa ruộng.

+ Độ dài đáy lớn, đáy bé và chiều cao của hình thang.

+ ……..

- HS làm cá nhân, đổi bài kiểm tra chéo. Vài em trình bày kết quả. Lớp nhận xét.

- 1 HS chữa bài trên bảng phụ.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

(3)

HS quan sát và nêu ý đúng sai (giải thích rõ từng trường hợp)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”.

GV nêu luật chơi, hướng dẫn cách chơi:

Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử 1 HS lên bảng điền nhanh , điền đúng vào ô trống thích hợp. Đại diện đội nào điền nhanh và đúng là thắng cuộc.

- Cho HS chơi.

- GV nhận xét kết quả đúng là:

a) Đ; b) S

- GV cho HS đọc thuộc 2 câu thơ:

"Diện tích tam giác dễ thôi

Chiều cao nhân đáy chia đôi là thành"

+ Nêu cách tính diện tích hình thang?

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS học bài, chuẩn bị bài giờ sau.

- HS quan sát hình, suy nghĩ lựa chọn phương án trả lời.

- Đại diện của 2 đội lên bảng thực hiện. Trọng tài cùng cả lớp theo dõi, kết luận đội thắng cuộc.

A 3cm M 3cm N 3cm B

D C

- 2 – 3 HS nêu lại….

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

TẬP LÀM VĂN

Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi.

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm: Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu bài 2.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Tôn trọng các nền văn hóa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: bảng phụ - Học sinh: SGK, vở viết.

(4)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu :5p

- Cho HS thi đọc thuộc lòng một bài thơ mà HS thích.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động luyện tập : 30p

* Kiểm tra đọc:

- Cho HS lên bảng bắt thăm bài Tập đọc.

- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả

lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.

- GV nhận xét, đánh giá trực tiếp từng HS

* Hướng dẫn HS làm bài tập:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập và bài thơ

"Chiều biên giới".

- Gọi HS giải nghĩa từ "sở".

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân trong VBT.

- Gọi HS nối tiếp trình bày câu trả lời của mình.

- Nhận xét, chữa bài, KL lời giải đúng:

a) Biên giới b) Nghĩa chuyển

c) Đại từ xưng hô: em và ta

d) VD: Trên những thửa ruông bậc thang, lúa và mây hoà quyện vào nhau nhấp nhô theo triền núi.

3. Hoạt động vận dụng(5p) - Tìm đại từ trong câu thơ sau:

Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò

Không, không, tôi đứng trên bờ Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi.

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn nói về

- HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (3- 4HS) về chỗ chuẩn bị; Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

2 Hs đọc

- 1 HS giải nghĩa từ.

- HS làm bài cá nhân trong VBT, 1 hs làm phiếu lớn.

- HS nối tiếp trình bày câu trả lời của mình.

- HS nêu: Đại từ là ông, tôi

- Hs lắng nghe, ghi nhớ

(5)

một người bạn thân trong đó có sử dụng đại từ.

* Củng cố, dặn dò:

+ Bài học ôn lại những kiến thức gì?

- GV tổng kết tiết học và dặn dò

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

LTVC - TLV

Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 ( Đề do nhà trường ra)

KHOA HỌC

SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phân biệt 3 thể của chất. Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

- Kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng, thể khí. Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Sáng tạo khi giải quyết các vấn đề học tập. Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

+ Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

1. Giáo viên: dụng cụ TN 2. Học sinh:VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (3 phút) - Giới thiệu bài

- Ghi bảng.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (30phút)

*Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

- GV đưa ra một hòn đá lạnh H: Đá lạnh này ở thế gì?

H : Đá lạnh ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang thể gì?

H: Nước ở thể lỏng khi đun sôi nó bay

- HS quan sát - trả lời: thể rắn

- trả lời: trả lời: thể lỏng - trả lời: TL: thể khí

(6)

hơi , hơi nước đó thuộc thể gì?

- GV: Một chất có thể có sự chuyển thể, để hiểu rõ điều đó hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học “ Sự chuyển thể của chất”

- GV ghi mục bài lên bảng

*Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS

*Bước 3: Đề xuất câu hỏi

- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi để tìm hiểu đặc điểm của chất lỏng, chất rắn, chất khí

*Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu

- GV phát phiếu học tập, HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành nội dung ở phiếu

- HS: bằng sự hiểu biết của mình, HS tự ghi tên một số chất thuộc thể lỏng, thể khí, thể rắn vào vở ghi khoa học

- Chất rắn có đặc điểm gì?

- Chất lỏng có đặc điểm gì?

- Khí các-bô-níc, ô-xi, ni-tơ có đặc điểm gì?

- Ở điều kiện nào thì nước tồn tại ở thể

rắn?....

- Nội dung phiếu: Khoanh vào ý đúng 1. Chất rắn có đặc điểm gì?

a. Không có hình dạng nhất định.

b. Có hình dạng nhất định.

c. Có hình dạng của vật chứa nó.

2. Chất lỏng có đặc điểm gì?

a. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.

c. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìnb thấy được.

3. Khí các-bô-níc,ô-xi,ni-tơ có đặc điểm

(7)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm thí nghiệm để tìm hiểu về sự chuyển thể của chất

*Bước 5: Kết luận

GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học

- Các chất có thể tồn tại ở thể gì?

- Khi nhiệt độ thay đỏi, một số chất có thể như thế nào?

- GV theo dõi, gợi ý để HS hoàn thành bài học vào vở khoa học của mình.

gì?

a. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.

c. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó.

- HS quan sát đá lạnh tìm hiểu sự chuyển thể của nước từ thể rắn sang thể

lỏng

- HS đốt nến để biết nến từ thể rắn khi đốt cháy sẽ chuyển sang thể lỏng

- trả lời

- HS tự ghi bài học vào vở khoa học - HS trình bày bài học

3. Hoạt động vận dụng (7 phút):

- Nêu một số ví dụ về sự chuyển thể

của chất?

c. Liên hệ - HS nêu:

+ Sáp, thuỷ tinh, kim loại ở nhiệt độ cao thích hợp thì chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

+ Khí ni-tơ được làm lạnh trở thành khí ni-tơ lỏng.

+ Nước ở nhiệt độ cao chuyển thành đá ở thể rắn,...

* Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy.

Gọi 1 HS lên bảng vẽ.

- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà thực hiện một thí nghiệm đơn giản để

thấy sự chuyển thể của nước và chuẩn

- HS thực hành vẽ sơ đồ tư duy.

- HS lắng nghe.

(8)

bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

Ngày soạn: 6/11/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 80: CHU VI HÌNH TRÒN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Trình bày được quy tắc tính chu vi hình tròn

- Vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học. NL mô hình toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Hình tròn bằng bìa có bán kính 2cm; kéo; thước.

- Học sinh: Bút chì, SGK, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi « truyền điện »các hình mà các con đã được học.

- GV gắn lên bảng các hình đã học.

- HS nêu các tính chu vi của từng hình . +Riêng hình tròn , GV để HS nêu theo ý tưởng sau đó GV dẫn dắt vào bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới( 15 phút)

*Nhận biết chu vi hình tròn + Thế nào là chu vi của một hình ?

+ Vậy theo em, chu vi hình tròn là gì ? Vì sao em nghĩ như vậy ?

- GV: Độ dài của một đường tròn chính là chu vi của hình tròn đó. Chúng ta cùng đi

- HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV

-HS lắng nghe

+ Chu vi của một hình chính là độ dài đường bao quanh của hình đó.

+ Chu vi của hình tròn là độ dài đường tròn vì bao quanh hình tròn chính là đường tròn.

(9)

tìm chu vi của hình tròn.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ sau: Các em chuẩn bị một hình tròn bằng giấy có bán kính 2cm, một chiếc thước, một sợi chỉ, hãy sử dụng các dụng cụ này để tìm độ dài đường tròn của đường tròn có bán kính 2cm.

- Gọi 1 số nhóm báo cáo kết quả làm việc - GV nhận xét các cách làm của HS tuyên dương các cách làm đúng (lưu ý khẳng định để HS ghi nhớ các cách làm đúng có cùng một kết quả)

- GV cho HS cả lớp tìm lại độ dài của đường tròn theo cách của SGK.

- GV kết luận: Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình đó.

1. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn

- GV yêu cầu HS vẽ và cắt 1 hình tròn có bán kính 2cm đánh dấu 1 điểm A trên đường tròn

- GV thực hiện lần lượt các thao tác như SGK tr 97.

- Hình tròn lăn 1 vòng trên thước thì điểm A lăn đến điểm B nằm trên vị trí nào trên thước kẻ?

- GV: Độ dài của đường tròn bán kính 2cm chính là độ dài của đoạn thẳng AB. Độ dài của đường tròn là chu vi của hình tròn đó.

-Vậy: 1 hình tròn có bán kính 2cm có chu vi bằng bao nhiêu?

- 1 hình tròn có đường kính 4cm có chu vi bằng bào nhiêu?

- GV giới thiệu (Như SGV tr 97) - GV ghi lên bảng:

C = d 3,14 C = r 2 3,14

- GV yêu cầu HS thực hiện 2 ví dụ (SGK) 3. HĐ luyện tập, thực hành:(15 phút)

- HS làm việc theo nhóm để tìm độ dài của đường tròn.

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.

- Cách tìm: Đặt sợi chỉ vòng một đường xung quanh hình tròn và đo độ dài của sợi chỉ.

-HS làm như SGK hướng dẫn.

-HS lắng nghe

- HS nêu.

( 12,5cm; 12,6cm) - 1 HS nhắc lại.

) - HS nêu.

- HS nêu.

- Lớp theo dõi.

- 2 HS phát biểu thành lời.

- HS làm vào vở . 2 HS làm trên bảng . HS khác nhận xét.

- HS theo dõi, đọc thầm.

(10)

Bài 1

- GV nêu yêu cầu bài tập (Tính chu vi của hình tròn có đường kính d)

- GV yêu cầu HS làm bài - Chữa. GV theo dõi, giúp đỡ HS chưa HT.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a, 0,6 3,14 = 1,884 b, 2,5 3,14 = 7,85 c,

5

4 = 0,8

3,14 0,8 = 2,512 Bài 2

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài rồi chữa.

- Yêu cầu HS trình bày bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a, 2,75 2 3,14 = 17,27 (cm) b, 6,5 2 3,14 = 40,82 (dm) c, 2

1m = 0,5m

0,5 2 3,14 = 3,14(m) - Củng cố tính chu vi hình tròn.

4. Hoạt động vận dụng(5 phút) Bài 3

- Gọi HS đọc đầu bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ? + Bánh xe ô tô có hình gì ?

+ Em làm thế nào để tính được bánh xe ô tô đó.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét và đánh giá

- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.

- HS làm vào vở. 3 HS làm trên bảng. Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc to . Lớp đọc thầm.

- HS làm vào vở . Đổi chéo kiểm tra kết quả của bạn. Nêu nhận xét.

- Theo dõi.

- 1 HS đọc . Lớp đọc thầm.

- 1 HS nêu.

+ Bài toán cho biết bánh xe ô tô có đường kính là 0,75m và yêu cầu chúng ta tính chu vi của bánh xe đó.

+ Bánh xe ô tô có hình tròn.

+ Bánh xe ô tô có hình tròn nên chu vi bánh xe cũng chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 0,75m.

- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài

- 2 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Lớp lắng nghe.

(11)

- GV yêu cầu HS làm bài, chữa.

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

Bài giải Chu vi của bánh xe là:

0,75 3,14 = 2,355 (m) Đáp số: 2,355 (m)

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS học bài, chuẩn bị bài giờ sau.

- HS làm cá nhân.

- 2 HS trình bày bài giải. Lớp nhận xét.

- Lớp theo dõi.

- 2 HS nhắc lại.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

TLV

Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 ( Đề do nhà trường ra)

TẬP ĐỌC

Tiết 37: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Trình bày tốt cách đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và 3 (không cần giải thích lí do).

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác

*CV 3799: Nghe và ghi lại được một số ý chính về nội dung bài đọc.

*CV 3669 : Giảm yêu cầu phân vai đọc diễn cảm vở kịch.

* TTHCM: Giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Tranh minh họa skg

(12)

- Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị trước lời thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động mở đầu( 3 phút)

- GV cho cả lớp hát bài hát ”Lớp chúng mình đoàn kết”

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho HKII.

- GV nhận xét.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

( 22 phút)

- Giới thiệu chủ điểm "Người công dân". Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu nội dung bức tranh.

- Giới thiệu và ghi bảng đầu bài.

* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch.

- GV ghi: phắc- tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.

- GV HD HS chia đoạn:

. Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

. Đoạn 2: Từ Anh Lê này...ở Sài Gòn này nữa.

+ Lượt 1: GV kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi cho học sinh.

+ Lượt 2: GV kết hợp yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó (Anh Thành, phắc- tuya, trường Sa-xơ-lu Lô-ba, đốc học, nghị định, giám quốc, Phú Lãng Sa, đèn hoa kì, đèn toạ đăng, chớp bóng).

+ Lượt 3: Đọc + Nhận xét.

b. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra sự việc, thảo luận 4 nhóm trả lời 3 câu hỏi SGK.

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhóm

- HS cả lớp đứng lên vừa vỗ tay vừa hát.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nêu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc từ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc tiếp nối đoạn( 2 lượt), lớp theo dõi.

- Hs giải nghĩa theo yêu cầu

- HS đọc thầm, sau đó thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp

(13)

khác nhận xét, bổ sung.

+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

+ Chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau?

+ Tại sao anh Lê và anh Thành có lúc nói chuyện lại không ăn nhập với nhau ? - GV giải thích: Sở dĩ câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê có lúc không ăn nhập vì mỗi người đuổi theo một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

+ Nêu nội dung của đoạn trích?

- GV chốt lại:

- Gọi hs nhắc lại ND bài. Hs dưới lớp ghi vào vở ND bài đọc.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập ( 10 phút)

* Luyện đọc diễn cảm + Nêu cách đọc toàn bài?

- Gọi HS đọc nối tiếp các đoạn và yêu cầu HS nêu giọng đọc, cách đọc từng đoạn.

- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn từ đầu đến “anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”, đọc mẫu, yêu cầu HS tìm từ cần nhấn giọng.

- Gọi HS nêu, GV gạch chân các từ.

- Cho HS luyện đọc.

- Cho HS thi đọc.

nhận xét, bổ sung.

+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn.

+ Chúng ta cùng là đồng bào , cùng máu đỏ da vàng….

+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.

+ Hai người nói không cùng một câu chuyện mà mỗi người nói một chuyện khác .

- HS theo dõi.

- 2 HS nêu.

Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

- 1 em nhắc lại.

- 2 HS nêu cách đọc .

- HS nối tiếp đọc đoạn và nêu cách đọc: giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh sâu lắng; giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình.

- HS theo dõi.

- HS nêu các từ cần nhấn giọng.

(14)

- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm đọc tốt.

4. Hoạt động vận dụng( 5 phút) + Nhắc lại nội dung đoạn trích?

*TTHCM: Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ là một người có tấm lòng đối với nước với dân ntn? .

+ GV cho HS phân vai, diễn lại vở kịch.

- GV yêu cầu HS ghi lại một số ý chính về nội dung của bài vào vở.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, dặn HS học bài.

- HS đọc phân vai theo nhóm 3.

- Vài nhóm thi đọc . Lớp nhận xét.

- 1 HS nhắc lại.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

ĐẠO ĐỨC

Tiết 11: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết vì sao cần phải kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.

+Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

* KNS: Kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan đến người già, trẻ em; kĩ năng giao tiếp, ứng sử với người già, trẻ em trong cuộc sống, ở nhà, ở trường, ngoài xã hội.

*CV3799 Tích hợp thêm nội dung bài Nhớ ơn tổ tiên. (Thực hiện trong tiết 3) II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

1. Giáo viên: tranh ảnh SGK 2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5p

- GV tổ chức cho cả lớp khởi động - TBVN điều hành lớp hát, vận động theo

(15)

bằng ca khúc: Bà ơi bà - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn vào bài mới

2. Hoạt động luyện tập: 30p Hoạt động 1: Nêu những việc mình sẽ làm trong các tình huống

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Thảo luận để tìm cách giải quyết các tình huống đó.

+ Em hãy thảo luận cùng các bạn trong nhóm để tìm cách giải quyết các tình huống sau.

1. Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì?

2. Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành một quả bóng?

3. Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu là Lan em sẽ làm gì?

- GV tổ chức cho HS hoạt động cả

lớp

+ GV gọi các nhóm lên sắm vai xử lý tình huống của nhóm mình + GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận: Khi gặp người già các em cần nói năng, chào hỏi lễ phép, khi gặp em nhỏ chúng ta phải nhường nhịn, giúp

nhịp bài hát tại chỗ

Hoạt động nhóm 4

- HS tiến hành chia nhóm và thảo luận để

tìm ra cách ứng xử.

1. Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên địa chỉ....để tìm gia đình em bé. Nếu nhà em ở gần, em sẽ dẫn bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.

2. Em sẽ can để 2 em không đánh nhau nữa.

Sau đó có thể hướng dẫn các em chơi với bạn.

3. Em sẽ ngừng nhảy dây và hỏi cụ xem cụ cần hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ hướng dẫn đường đi cho cụ. Nếu không biết, em sẽ lễ phép xin lỗi bà cụ.

- HS thực hiện

+ HS tiến hành sắm vai xử lý tình huống.

+ HS nhận xét.

Hoạt động nhóm 3

(16)

đỡ.

Hoạt động 2: Những việc làm cụ thể thể hiện lòng kính già, yêu trẻ.

Làm việc với phiếu bài tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận

- HS tiến hành chia nhóm.

- HS thảo luận

Phiếu học tập Em hãy đánh dấu X vào  trước ý đúng:

1. Ngày dành riêng cho thiếu nhi

 Ngày 1 tháng 6 ;  Ngày 6 tháng 5 2.Ngày dành riêng cho người cao tuổi.

 Ngày 22 tháng 12 ;  Ngày 1 tháng 10

3. Ghi vào  chữ G trước tên tổ chức dành riêng cho người cao tuổi, chữ T trước tên tổ chức dành riêng cho trẻ em.

 Hội người cao tuổi ;  Hội Cựu chiến binh

 Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;  Sao nhi đồng - GV yêu cầu các nhóm lên trình bày

kết quả

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận

Hoạt động 3: Truyền thống tốt đẹp - Kính già, yêu trẻ.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo bàn

- GV đưa nội dung thảo luận:

* KNS: Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam?

+ GV gọi HS trả lời nội dung đã thảo luận

- GV nhận xét, kết luận.

3. Hoạt động vận dụng: 5p

- Các nhóm lên dán phiếu của mình lên bảng.

- Đọc phiếu của từng nhóm và nêu ý kiến.

Hoạt động nhóm bàn

- HS thảo luận theo bàn

+ 4 HS trả lời câu hỏi.

+ Nhận xét, bổ sung.

(17)

- GV đặt câu hỏi liên hệ:

+ Hãy kể những tấm gương mà em đã từng gặp hoặc nghe kể về lòng kính già, yêu trẻ?

+ Vì sao ta phải kính trọng người già, yêu thương và nhường nhịn em nhỏ?

* Kết luận: Kính già, yêu trẻ là truyền thống đạo lí tốt đẹp của người dân Việt Nam.

- GV tổng kết bài

* Củng cố - dặn dò

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.

- HS nối tiếp trình bày sưu tầm đã chuẩn bị

- HS trình bày theo yêu cầu

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

KĨ THUẬT

TIẾT 17: THỨC ĂN NUÔI GÀ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà. Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.

- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.

+ Giáo dục hs biết cách chăm sóc gà trong gia đình.

CV 3799: Điều chỉnh thời lượng từ 2 tiết thành 1 tiết để dạy bài mới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Gv: Tranh minh họa SGK -Hs: SKG, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 5’

- Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta ?

- Nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta ?

- Nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu bài: 1’Để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết

- 2 Hs trả lời - Lớp nhận xét

(18)

cho gà thì ta cần có đầy đủ những thức ăn như thế nào? Tiết học hôm nay, chúng ta tìm hiểu qua bài “Thức ăn nuôi gà”

2. HĐ hình thành KT mới: 30’

HĐ1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà:12’

- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục I + Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?

+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?

+ Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể

gà?

GV: Thức ăn có t/d cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà.

HĐ2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà: 10’

- Cho HS quan sát hình 1

+ Kể tên các loại thức ăn nuôi gà?

GV: Ghi tên thức ăn lên bảng theo từng nhóm thức ăn

HĐ 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà: 10’

+ Thức ăn của gà được chia làm mấy nhóm? Hãy kể tên các nhóm thức ăn?

GV tóm tắt, giải thích, minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.

- Cho hs thảo luận nhóm và trả lời, mỗi nhóm một loại thức ăn.

- Cho các nhóm lần lượt nêu kết quả thảo luận. Cho lớp nhận xét.

- Gv kết luận lại.

- Đọc thông tin và trả lời :

+ Nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng.

+ Từ nhiều loại thức ăn khác nhau:

tận dụng các thức ăn dư thừa của con người, lấy từ các loại nông sản trồng trọt, các loại thức ăn có sẵn trong thiên nhiên …

+ Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà.

- Như lúa, ngô, khoai, đỗ, sắn, ốc, tép, rau, các loại côn trùng khác.

HS đọc nội dung mục II và thảo luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận về

một nhóm thức ăn

* Thức ăn của gà được chia làm 5 nhóm:

- Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường, nhóm thức ăn cung cấp chất đạm, nhóm thức ăn cung cấp chât khoáng, nhóm thức ăn cung cấp vi ta min và thức ăn tổng hợp

+ Chất bột đường: có tác dụng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày của gà và chuyển hóa thành chất béo tích lũy trong thịt, trứng gà.

Thức ăn này có trong hạt củ của cây lương thực, hoa màu, để nguyên hạt cho gà ăn: gạo, đậu, mì…

+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm: là rất cần thiết duy trì hoạt động sống và tạo thịt trứng, làm gà

(19)

3. HĐ vận dụng. 5’

- Cho hs nêu lại tên một số thức ăn dùng để nuôi gà?

- Kể tên các nhóm thức ăn, tác dụng của từng nhóm thức ăn ?

- Gv hệ thống lại bài.

* Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.Hs về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

nhanh lớn, đẻ nhiều và to trứng. Có nhiều trong các loại côn trùng, động vật và các loại họ đậu, có thể cho ăn nguyên hạt, con, hoặc chế biến: đậu, châu chấu, giun, cá…

+ Thức ăn cung cấp chất khoáng:

có tác dụng hình thành xương và vỏ trứng. Thức ăn này có trong các vỏ sò,hến tôm, trứng, người ta lấy nguyên liệu này để sấy khô và xay bột cho gà ăn: ốc, tôm, cua, … + Thức ăn cung cấp vi- ta -min:

Có tác dụng cần thiết với sức khỏe, sự sinh trưởng và sinh sản của gà.

Thức ăn có trong gạo cám, thịt, cá, cỏ tươi..

+ Thức ăn tổng hợp: Có tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng tổng hợp cho gà: cám tổng hợp.

- 2 hs trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

Ngày soạn: 6/11/2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 81: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính chu vi hình tròn , tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

- Vận dụng tính giải bài toán liên quan tính chu vi của hình tròn đó.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học. NL mô hình toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Bảng nhóm, SGK.

2. Học sinh: Vở, SGK.

(20)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:3p

- Cho HS tổ chức thi đua: Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập:33p Bài tập 1:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài, đánh giá.

+ Nêu cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn?

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi HS đọc bài của mình.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài.

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc bài toán.

- GV giúp HS phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì?

- HS thi đua nêu - HS khác nhận xét - HS ghi bảng

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- 3 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở ô li.

- 2 HS đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

- 3 HS nhận xét, chữa bài.

a, Chu vi của hình tròn là:

9 2  3,14 = 56,52 (cm) a, Chu vi của hình tròn là:

4,4  2  3,14 = 5,66 (dm) a, Chu vi của hình tròn là:

221  2  3,14 = 15,7 (cm) - Muốn tính vhu vi hình tròn khi biết bán kính ta lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với số 3,14.

- 1 HS đọc , cả lớp cùng theo dõi.

- 2 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vở ôli.

a, Đường kính của hình tròn là:

15,7 : 3,14 = 5 (m) b, Bán kính của hình tròn là:

18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm) - 1 học sinh đọc trước lớp.

- HS trả lời các câu hỏi của GV.

+ Đường kính của một bánh xe đạp là 0,65m

(21)

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Hướng dẫn HS nhận thấy: Bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe.

Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.

- Gọi HS đọc bài làm của mình

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài cho học sinh.

Bài tập 4:

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình trong SGK.

+ Chu vi của hình H là gì?

+ Để tính được chu vi hình H chúng ta phải tính được gì trước?

- GV: Để tính được chu vi hình H chúng ta phải tính nửa chu vi của hình tròn, sau đó cộng với độ dài đường kính của hình tròn.

- Yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS đây là bài tập trắc nghiệm tất cả các bước tìm chu vi của hình các em làm ra giấy nháp chỉ cần ghi đáp số vào vở.

+ a, Tính chu vi của bánh xe.

b, Người đi xe đạp đi được bao nhiêu mét nếu bánh xe lăn được 10 vòng, 100 vòng?

- HS thảo luận cặp đôi.

- Cả lớp làm bài vào vở ôli, 1 làm bài vào bảng phụ.

- 2 cặp đọc, HS nhận xét.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải

a, Chu vi của bánh xe đạp đó là:

0,65  3,14 = 2,041 (m) b, Vì bánh xe lăn được 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe đó. Vậy:

Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là:

2,041  10 = 20,41 (m) Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là:

2,041  100 = 204,1 (m) Đáp số: a) 2,041m

b) 20,41m; 204,1m - HS đọc đề bài và quan sát hình vẽ.

- HS quan sát và nêu: Chu vi của hình H chính là tổng độ dài của 1 nửa chu vi hình tròn và độ dài đường kính hình tròn.

- Chúng ta cần đi tìm nửa chu vi của hình tròn.

- HS nghe GV phân tích bài toán.

- HS làm bài.

- Đọc bài, nhận xét chữa bài Chu vi của hình tròn là:

6 x 3,14 = 18,84 (cm)

(22)

- Gọi HS báo cáo - GV nhận xét chốt lại

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 4p + Nêu cách tính diện tích hình thang?

- GV hệ thống nội dung bài.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò:

Nửa chu vi của hình tròn:

18,84 : 2 = 9,42 (cm) Chu vi của hình H là:

9,42 + 6 = 15,42 (cm)

* Khoanh vào đáp án : D

- HS nêu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 37: CÂU GHÉP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Khái quát được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.

- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Hình thành và phát triển cho HS lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng nhóm - Học sinh: SGK, VBTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Bắn tên

( Nội dung: Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ có từ trái nghĩa với các từ sau: mới, xấu, mạnh)

- Cách chơi:

- Học sinh tham gia chơi.

(23)

HS ngồi tại chỗ. GV gọi bắt đầu từ 1 HS xung phong và chỉ nhanh vào em B bất kì để "bắn tên". Lúc này em B phải trả lời nhanh đáp án của mình. Nếu B nói đúng thì được quyền chỉ định 1 bạn C nào đó để

bắn tên tiếp. Cứ làm như thế trong 3 phút, nếu bạn nào trả lời sai thì bị phạt.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.

- GV chốt và chuyển ý: Qua trò chơi, các em đã được ôn tập về cấu tạo từ, tìm được các câu tục ngữ, thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa với các từ đã cho. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Câu ghép. (GV ghi tên bài lên bảng).

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (13 phút)

Bài 1:

- Cho HS đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

+ Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên rồi xác định chủ ngữ - vị ngữ trong từng câu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- Lắng nghe.

- HS chơi

- Học sinh mở sách giáo khoa và ghi đầu bài.

- 2 HS nối tiếp đọc đoạn văn và các yêu cầu phần nhận xét.

- HS làm bài tập, chữa bài.

1. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ /

CN cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó. VN

2. Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu

CN1 VN 1 CN2 hai tai con chó giật giật.

VN2

3. Con chó / chạy sải thì khỉ / gò

lưng

CN1 VN1 CN2 VN2 như người phi ngựa.

4. Chó / chạy thong thả, khỉ / buông CN1 VN1 CN2 VN2

(24)

Bài 2: Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp.

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài

- Y/c HS thảo luận cặp để xếp 4 câu trên vào 2 nhóm: câu đơn và câu ghép.

- Đại diện cặp đọc bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

Bài 3: Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không? Vì sao?

- Gọi hs nêu yêu cầu bài - Yêu cầu Hs làm việc nhóm - Yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV chốt lại nội dung cơ bản của câu ghép.

+ Thế nào là câu ghép? Em hãy nêu đặc điểm của câu ghép?

- GV kết luận: Câu ghép là kiểu câu được cấu tạo từ hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trở lên và không bao hàm nhau. Vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ). Giữa các vế câu ghép có những mối quan hệ nhất định.

* Ghi nhớ: SGK

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.

- Yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho ND ghi nhớ.

thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- Thảo luận theo cặp làm bài. Chữa bài.

- Câu 1: câu đơn

- Các câu 2, 3, 4 là câu ghép - Lớp nhận xét.

- HS yêu cầu và làm bài.

- Thảo luận nhóm 4.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

thảo luận, cặp khác nhận xét, bổ sung.

+ Không thể tách mỗi cụm C - V trong các câu ghép trên thành một câu đơn được vì các vế câu diễn tả

những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn (kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ...thì) sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

- 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK.

- HS lấy VD minh hoạ cho ND ghi nhớ.

(25)

- GV chốt và chuyển ý: Qua phần nhận xét, các em đã hiểu thế nào là từ câu ghép, đặc điểm của câu ghép. Để củng cố hơn về

kiến thức các con vừa học, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động thực hành.

3. Hoạt động luyện tập(17 phút)

Bài tập 1/8: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.

Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây.

Xác định các vế câu trong từng câu ghép.

- GV nhắc HS chú ý thực hiện các yêu cầu của đề.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

STT Vế 1 Vế 2

Câu 1

Trời /xanh...

C V

biển/ cũng...

C V

Câu 2

Trời / rải...

C V

biển / mơ … C V Câu

3

Trời / âm … C V

biển/xám xịt, C V Câu

4

Trời / ầm … C V

biển/ đục....

C V Câu

5

Biển/nhiều…

đẹp,

C V

ai / cũng ...

C V Bài tập 2/9:

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Cho HS làm bài.

- GV chốt câu trả lời đúng: Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.

Bài tập 3/9: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- GV nhấn mạnh yêu cầu:

Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo

- 2 HS đọc. Lớp đọc thầm.

- 2 HS nhắc lại.

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, đọc thầm.

- HS làm bài theo cặp, 2 em làm trên phiếu. Lớp nhận xét.

- Đại diện vài cặp nêu ý kiến trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

- HS làm việc cá nhân, nối tiếp đọc câu.

- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.

- Lớp theo dõi.

- HS trao đổi cặp, nêu ý kiến. Lớp bổ sung.

(26)

thành câu ghép.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, khen HS làm bài tốt.

- GV chốt và chuyển ý: Qua các bài tập chúng ta đã xác định được các vế trong câu ghép, quan hệ giữa các vế câu ghép.

Để giúp các em củng cố thêm về khả năng sử dụng câu ghép khi nói, viết, chúng ta cùng chuyển sang Hoạt động vận dụng.

4. Hoạt động vận dụng(5 phút) + Nêu khái niệm về câu ghép.

+ Nêu ví dụ 1 câu ghép mà em sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

- Nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức bài học.

- Các con chú ý khi vận dụng kiến thức vừa học vào viết câu văn, đoạn văn.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.

- Hs làm bài, chữa bài.

a) Mùa xuân đã về, trăm hoa đua nở khắp nơi.

b) Mặt trời mọc, sương tan dần.

c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì lười biếng, tham lam.

d) Vì trời mưa to nên tôi không đến thăm anh được.

- Lắng nghe

- 2 HS nêu.

- 3; 4 HS đặt câu.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

Ngày soạn: 6/11/2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 82: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nắm được quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.

- Giải các bài toán liên quan đến diện tích hình tròn

+CV3969: Tập trung yêu cầu tính được diện tích hình tròn khi biết bán kính hoặc chu vi của hình tròn.

(27)

+Không làm bài tập 2 (tr.100)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học. NL mô hình toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Chuẩn bị hình tròn bán kính 10cm và băng giấy mô tả quá trình cắt, dán các phần của hình tròn.

2. Học sinh: Mỗi HS đều có một hình tròn bằng bìa mỏng, bán kính 5cm. Chuẩn bị sẵn kéo cắt giấy, hồ dán và thước kẻ thẳng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5p

- Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:

+ Nêu quy tắc và công thức tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi?

+ Nêu quy tắc và công thức tính bán kính của hình tròn khi biết chu vi?

- Nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.

7p

- GV giới thiệu quy tắc tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK trình bày.

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế

nào?

+ Nếu gọi S là diện tích, r là bán kính thì S được tính như thế nào?

- GV nêu ví dụ: Tính diện tích hình tròn có bán kính 2 cm?

- Gọi HS nêu cách tính và kết quả, GV ghi bảng.

+ Vậy muốn tính diện tích của hình tròn ta

- HS nêu + d = C : 3,14 + r = C : 2 : 3,14

- HS nghe.

- HS theo dõi GV giới thiệu.

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

- Nhiều HS nhắc lại.

- HS nêu: S = r r 3,14 - HS thực hành tính:

Diện tích hình tròn là:

2 2 3,14 = 12,56 (dm2) Đáp số: 12,56 dm2. + Bán kính của hình tròn.

(28)

cần biết gì?

- GV nhận xét, chốt cách tính diện tích hình tròn.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: 18p Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá.

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét, chữa bài.

4. Hoạt động vận dụng 4p

+ Nêu cách tính diện tích hình tròn?

- Tính diện tích một mặt bàn hình tròn có bán kính là 1,5cm.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

* Củng cố, dặn dò:

-HS theo dõi

- 1 học sinh đọc: viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.

- 3 HS lên bảng làm bài trên bảng . - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

- 3 học sinh nhận xét, chữa bài.

H tròn (a) (b) (c)

Bán kính

5 m

0,4dm 5

3m Diện ích

75,8 cm2

0,5024 dm2

1,1304 m2 + Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

- 1 HS đọc thành tiếng: Tính diện tích của mặt bàn hình tròn có bán kính 45cm.

- 1 HS tóm tắt bài toán

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở ô ly .

- 3 HS đọc bài, HS nhận xét.

- 1 HS nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Diện tích của sàn diễn đó là:

4545 3,14 = 6358,5 (cm2) Đáp số: 6358,5 cm2 - 2 HS trả lời; lớp theo dõi, nhận xét.

- HS tính:

1,5 x 1,5 x 3,14 = 7,065(cm2) - Lắng nghe.

(29)

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

KỂ CHUYỆN

Tiết 19: CHIẾC ĐỒNG HỒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng, do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì chỉ biết đến việc riêng của mình.

- Dựa vào tranh minh họa và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ.

+ Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện.

+Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+HS biết được mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng cũng đáng quý.

*CV 3969: Chủ điểm “ Người công dân” tuần 19,20,21 Gv lựa chọn tổ chức cho Hs thực hành 1 bài kể chuyện.

*TTHCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục mọi người để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên:Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

- Học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động khởi động( 3P)

- Cho cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình đoàn kết”

- Giới thiệu: Trực tiếp

- GV nêu tác dụng của phân môn kể

chuyện lớp 5.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(30)

mới( 32P)

Hướng dẫn kể chuyện( 12P) a, GV kể chuyện.

- GV kể chuyện lần 1.

- GV kể chuyện lần 2, yêu cầu HS giải thích các từ: tiếp quản, đồng hồ quả quýt. (GV có thể giải thích cho HS hiểu).

- GV nêu câu hỏi giúp HS nhớ lại nội dung truyện.

+ Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?

+ Mọi người dự hội nghị bàn tán về

chuyện gì?

+ Bác Hồ mượn câu chuyện Chiếc đồng hồ để làm gì?

+ Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ

nhất?

- GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20P)

* Kể trong nhóm

- Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm theo hướng dẫn:

+ Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4HS.

+ Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, để HS nào cũng được kể chuyện, trình bày khả

năng phỏng đoán của mình.

* Kể trước lớp

- Hãy nêu nội dung chính của từng tranh minh hoạ?

- GV nhận xét, ghi câu trả lời đúng dưới mỗi tranh.

- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn trước lớp. GV nhận xét để những HS sau rút kinh nghiệm.

- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước

- HS lắng nghe.

- HS tiếp nối nhau giải thích theo ý hiểu của mình.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

+ Vào năm 1954.

+ Về chuyện đi học lớp tiếp quản ở Thủ đô Hà Nội.

+ Để nói về công việc của mỗi người, để mọi người đều hiểu công việc nào cũng quý.

- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- 2 bàn HS tạo thành 1 nhóm cùng kể

chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- 4 HS trong nhóm thi kể tiếp nối từng đoạn truyện.

- 4HS kể từng đoạn trước lớp.

(31)

lớp. Sau mỗi HS kể, GV tổ chức cho HS dưới lớp hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Yêu cầu HS nhận xét, tìm ra bạn kể

chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.

4. Hoạt động vận dụng( 5P) + Câu chuyện khuyên ta điều gì?

+ Em có nhận xét gì về cách nói chuyện của Bác Hồ với các cán bộ?

*TT HCM: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ, nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó, cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình,...

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện, chuẩn bị câu chuyện em đã được nghe, được đọc về những tấm gương sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

- 2-3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và trả lời câu hỏi về ý nghĩa truyện mà các bạn dưới lớp hỏi.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể

hay nhất.

- HS phát biểu.

+ Khi nói chuyện, Bác nói nhỏ nhẹ ôn tồn, dễ hiểu, vui vẻ, dí dỏm.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

KHOA HỌC

HỖN HỢP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS hiểu thế nào là hỗn hợp.

- Biết cách tạo ra 1 hỗn hợp. Kể tên 1 số hỗn hợp.Biết cách tách các chất trong hỗn hợp (trường hợp đơn giản).

-Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Yêu thích tìm hiểu, khám phá khoa học.

*KNS:

-Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề ( Tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp )

-Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.

-Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện .

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

1. Giáo viên: Hình minh họa SGK.

(32)

2. Học sinh: VBT, SGK1. túi muối, 1 túi mì chính, 1 túi hạt tiêu, thìa nhỏ, cốc nhựa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+Kể tên một số chất ở thể rắn lỏng , khí?

+ Nêu ghi nhớ bài học . - GV nhận xét .

-GV ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:( (30p)

* Hoạt động 1: Trò chơi "tạo hỗn hợp gia vị"

- GV cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.

+ Chia nhóm, phát đồ dùng học tập cho từng nhóm: muối tinh, mì chính, hạt tiêu, cốc, thìa, phiếu báo cáo.

+ Quan sát, nếm riêng từng chất nêu đặc điểm và ghi báo cáo.

+ Dùng thìa lấy từng chất cho vào cốc, trộn đều.

+ Quan sát, nếm chất khi đã trộn, nêu nhận xét và ghi báo cáo.

- Gọi 1 nhóm lên báo cáo, các nhóm khác bổ sung.

- Nhận xét kết quả, thái độ làm việc của từng nhóm.

- GV hỏi:

? Hỗn hợp các em vừa trộn có tên là gì?

- 2HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

- HS nhận xét

- Học sinh hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

+ 2 bàn HS quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, nhóm trưởng lên nhận đồ dùng học tập.

+ Các thành viên trong nhóm nếm riêng từng chất. Nêu nhận xét, nhóm trưởng ghi báo cáo.

-1 nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm.

Tên và đặc điểm từng chất tạo ra hỗn hợp

Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp 1.Muối tinh:

1thìa,màu trắng có vị mặn

-Hỗn hợp gia

vị,có vị

ngọt ,mặn ,cay.

2,Mìchính:1thìa , màu trắng , có vị ngọt

3.Hạt tiêu xay nhỏ, một thìa, màu đen có vị cay.

- HS trao đổi trong nhóm và trả

+ Dùng muối tinh, mì chính, hạt tiêu đã xay nhỏ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

Teacher’s aids: student book and teacher’s book, class CDs, flashcards, IWB software, projector/interactive whiteboard/TV.. Students’ aids: Student book,

- Tell pupils that they are going to listen to the recording, circle the correct options and write the answer to complete the sentences6. - Give them a few seconds to read each of

Teacher’s preparation: sach mem.vn, book, flashcards, laptop, CD, speakers, youtube.com.. Student’s preparation: books,

Tell pupils that they are going to listen to the recording and circle the correct answers.. - Give them a few seconds to read the sentences in silence and guess the words to fill

- Output: Ss pronounce the sounds 'crocodile, 'elephant, 'wonderful and 'beautiful in the words and the sentences correctly..

- Tell pupils that they are going to read the text about Mai and her friends Nam and Phong and write their names under the