• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng :

Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở”.

Yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa

- Học sinh: Vở chính tả, vở bài tập Tiếng Việt, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: bứt rứt, tức bực, nứt nẻ, sung sức.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Dạy bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài.

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Hai học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: bứt rứt, tức bực, nứt nẻ, sung sức.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh nghe viết:

a. Hướng dẫn chuẩn bị:

- Giáo viên đọc đoạn chính tả 1 lần.

- Yc hs đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.

- Giáo viên hỏi:

+ Những chữ nào trong bài viết hoa?

- Yc hs luyện viết từ khó vào bảng con, 2 học sinh lên viết bảng lớp.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương b. Giáo viên đọc cho học sinh viết.

- Gv đọc cho học sinh viết bài.

- Gv đọc cho học sinh soát lỗi.

c. Nhận xét, chữa bài.

- Gv thu vở viết của hs và nhận xét.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2a

- Gv gọi học sinh đọc yêu của bài.

- Gv yêu cầu hs làm bài trên bảng phụ theo nhóm 4 trong thời gian 3'.

- Mời đại diện các nhóm HS trình bày bài làm

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nx đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh ghi tên bài lên bảng.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm . - Học sinh trả lời.

+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, tên riêng của người.

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con, 2 hs lên viết bảng lớp: Man-gát, xuất phát.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Hs lắng nghe và viết bài vào vở.

- Hs nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- Học sinh nộp vở

- 2 Hs đọc y/c bài tập, cả lớp đọc thầm.

- Học sinh làm trên bảng phụ theo nhóm 4 trong thời gian 3 phút

- Các nhóm HS trình bày bài làm:

Góc sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em trông

Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy

Trần Đăng Khoa - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

-    ---TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 50: CÔN TRÙNG I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.

2. Kĩ năng:

- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.

* Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ côn trùng có lợi và diệt các côn trùng có hại.

* BVMT: Cần phải bảo vệ các con vật, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các con vật.( HĐ 3)

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI ( HĐ 3) - Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động

( thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án.Hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 96, 97.

2. Học sinh: HS sưu tầm các loại tranh ảnh về các loại côn trùng. Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động GV Hoạt động HS

1/ KTBC : ( 5 phút )

- Cơ thể động vật có những bộ phận nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) - Ghi tên bài lên bảng.

- 2 HS lên bảng trả lời.

- Nghe giới thiệu.

- 2 HS nhắc lại tên bài.

b. Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài côn trùng.

* Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: nói tên và chỉ ra các bộ phận: đầu, ngực, bụng, chân, cánh của các con côn trùng trong các hình.

- Tổ chức làm việc cả lớp.

- Côn trùng có bao nhiêu chân? Chân côn trùng có gì đặc biệt không?

- Trên đầu côn trùng thường có gì?

- Cơ thể côn trùng có xương sống không?

* Kết luận: Côn trùng ( sâu bọ ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các côn trùng đều có cánh.

Hoạt động 2 : Sự phong phú, đa dạng về đặc điểm bên ngoài của côn trùng.

* Cách tiến hành :

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.Quan

- Quan sát các hình trang 96, 97 thảo luận theo câu hỏi gợi ý .

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

- Có 6 chân. Chân được chia thành các đốt.

- Trên đầu côn trùng có mắt, râu, mồm..

- Côn trùng không có xương sống.

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại.

- Hoạt động theo nhóm 4 và trả lời.

sát các hình minh hoạ trong SGK và trả lời.

- Nêu màu sắc của các con côn trùng?

- Chân của các con côn trùng khác nhau có gì khác nhau?

- Cánh của các con côn trùng khác nhau ntn?

- Gọi đại diện các nhóm trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

+GVKL: Côn trùng có nhiều loài khác nhau, mỗi loài có đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau

Hoạt động 3: Ích lợi và tác hại của côn trùng

- Y/c HS kể tên một số côn trùng mà em biết.

- Tổ chức thảo luận nhóm.Y/c các nhóm phân loại côn trùng ghi trên bảng thành 2 nhóm: Côn trùng có ích- côn trùng có hại.

- Y/c các nhóm dán kết quả lên bảng và giải thích tại sao loài côn trùng có lợi hoặc có hại ntn.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Với những loại côn trùng có hại ta cần làm gì?Những loại con trùng không có hại ta sẽ làm gì?

+GVKL: Côn trùng như ( ong, tằm ) có lợi cho con người và cây cối. Một số loài côn trùng có hại như bướm đẻ trúng sâu, châu chấu ăn hại lá cây, muỗi đốt hút máu….

- Một số loài côn trùng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống con người

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Đọc phần ghi nhớ

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài “Tôm, cua”

- Nhận xét tiết học.

- Có màu sắc khác nhau như trắng, xanh, nâu, vàng..

- …khác nhau. Có con chân ngắn, mập; có con chân dài, mảnh…

- Cánh cũng rất khác nhau. Có con nhiều lớp cánh, phía ngoài là cánh cứng, trong là cánh mỏng..

- Đại diện các nhóm trả lời.

- Nhận xét.

- Lắng nghe và nhắc lại

- HS kể.

- Các nhóm thảo luận về ích lợi và tác hại của côn trùng

- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng và trả lời.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- 2 HS đọc lại.

- Lắng nghe

___________________________________________

Ngày soạn: 16 tháng 3 năm 2021

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2021 TOÁN Tiết 125: