• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 25

Ngày soạn: 13 tháng 3 năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2021 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Tiết 49 - 25:

Hội vật

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Hiểu nội dung bài: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đo vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

2. Kĩ năng :

Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bài giảng điện tử, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng + Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?

+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạybài mới: (52’) 1. Giới thiệu bài:

Trong các môn thi tài ở lễ hội, vật là môn thi phổ biến nhất. Hội thi vật vừa có lợi cho sức khỏe, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái, hấp dẫn cho mọi người. Bài học ngày hôm nay sẽ đưa các em đến vói không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật.

- Hai học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Muốn nhìn rõ mặt nhà vua nhưng vua đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho đến gần...

- Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói.

- 1 học sinh nêu nội dung bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.

(2)

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc.

Hai câu đầu đoạn 2: đọc nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác nhanh, thoắt biến, thoắt hóa của Quắm đen. Ba câu tiếp theo: đọc chậm hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả cách vật có vẻ lớ ngớ, chậm chạp của ông Cản Ngũ, sự chán ngán của người xem.

- Đoạn 3 và 4: giọng sôi nổi.

- Đoạn 5: giọng nhẹ nhàng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc từng đoạn trước lớp.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc các từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với một số từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Giáo viên têu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Kt đọc trong nhóm

- Giáo viên gọi đại diện nhóm lên thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc - Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh đọc từ khó: Nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, sới vật, lăn xả, khôn lường, loay hoay, Quắm Đen.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc các từ chú giải ở cuối bài trong sách giáo khoa.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Hs đọc

- Đại diện nhóm lên thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(3)

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ?

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.

+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 4, 5 và trả lời câu hỏi.

+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?

+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ?

- Giáo viên nêu nội dung bài : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đo vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

4. Luyện đọc lại:

- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của câu chuyện.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.

- Giáo viên gọi 3 học sinh thi đọc đoạn văn, lớp theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc cả bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

KỂ CHUYỆN (20’)

1.Giáo viên nêu nhiệm vụ:

Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, học sinh kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật

- Học sinh đọc đoạn 1, lớp theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem.

- Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

- Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ.

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.

- Ông Cán Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc.

- Học sinh đọc thầm đoạn 4, 5 và trả lời câu hỏi.

- Quắm đen gò lung không sao nhấc nổi chân ông và ông nắm lấy khố anh ta nhấc nổi lên như nhấc con ếch.

- Vì ông điềm đạm giàu kinh nghiệm.

Ông đã thắng nhờ cả mưu trí và sức khỏe.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại nội dung bài.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- 3 học sinh thi đọc lại đoạn 2 và 3, lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Hai học sinh đọc cả bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

(4)

– kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.

2.Hướng dẫn học sinh kể theo từng gợi ý.

- Giáo viên gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.

- Giáo viên nhắc học sinh lưu ý: Để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật.

- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh tập kể 1 đoạn của câu chuyện.

- Giáo viên gọi 5 học sinh tiếp nối nhau đoạn của câu chuyện.

- Giáo viên gọi hai học sinh kể lại cả câu chuyện.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện.

- Từng cặp học sinh tập kể 1 đoạn của câu chuyện.

- 5 học sinh nối tiếp nhau kể lại 5 đoạn câu chuyện trước lớp.

- Hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện, lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- Buổi chiều:

TOÁN Tiết 121:

Thực hành xem đồng hồ (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).

2. Kĩ năng:

Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã). Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của học sinh.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, đồng hồ.

(5)

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (32) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từng tranh hiểu các hành động và thời điểm diễn ra hoạt động đó và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

+ Đồng hồ A: 2giờ 9 phút + Đồng hồ B: 5 giờ 16 phút

+ Đồng hồ C: 11giờ 21 phút + Đồng hồ D: 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút.

+ Đồng hồ E: 10 giờ 39 phút hay 11 giờ kém 21 phút.

+ Đồng hồ G: 3 giờ 57 phút hay 4 giờ kém 3 phút.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh đọc yêu cầu bài 1.

- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Học sinh tự làm bài.

- Học sinh nêu kết quả, cả lớp bổ sung:

a) An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút.

b) An đến trường lúc 7 giờ 12 phút.

c) An đang học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút.

d) An ăn cơm chiều lúc 6 giờ kém 15 phút.

e) An đang xem truyền hình lúc 8 giờ 7 phút.

g) An đang ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(6)

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử.

- Giáo viên yêu cầu lớp tự làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ trong tranh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Học sinh quan sát và so sánh hai đồng hồ.

- Học sinh tự làm bài vào vở.

- Một số học sinh nêu kết quả, cả lớp bổ sung:

+ Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian là:

H - B; I - A; K - C ; L - G ; M - D;

N - E.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh quan sát đồng hồ trong tranh.

- Học sinh làm bài vào vở theo yêu cầu.

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.

a) Hà đánh răng và rửa mặt hết : 10 phút,

b) Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút.

c) Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 49: ĐỘNG VẬT I/ MỤC TIÊU

1. kiến thức:

- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

2. Kĩ năng:

- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.

- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người

(7)

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật.

* GDTNMTBĐ: Liên hệ một số loài động vật biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng ( Củng cố)

* BVMT: Nhận ra sự đa dạng, phong phú của các vất sống trong môi trường tự nhiên. Cần phải bảo vệ các con vật, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các con vật

( Củng cố).

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: Giáo án.Tranh ảnh về loài động vật. Hình ảnh minh hoạ trong SGK

2. Học sinh: HS sưu tầm các loại tranh ảnh về động vật. Chuẩn bị bài . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả

- Nhận xét, ghi nhận 2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài : ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật

* Cách tiến hành:

- 2 HS lên bảng trả lời

- Hs lắng nghe

+ Bước1: Làm việc theo nhóm

- Quan sát các hình trong SGK và cho biết đó là con vật gì, có dặc điểm gì về hình dạng, kích thước.

- Y/c các nhóm ghi kết quả vào giấy.

- Các nhóm dán bài của mình lên bảng.

+ GV: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có hình dạng, kích thước khác nhau.

- Động vật sống ở đâu?

- Động vật di chuyển bằng cách nào?

Hoạt động 2: Các bộ phận chính bên ngoài cơ thể động vật

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Các nhóm quan sát các hình trong SGK trả lời câu hỏi

- Kể tên các bộ phận giống nhau trên cơ thể các con vật có trong tranh?

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh ở SGK và thảo luận

- Các nhóm thảo luận ghi kết quả - Các nhóm dán bài

- Nhận xét.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- Sống trên mặt đất, dưới mặt đất, dưới nước, trên không..

- Bằng chân, cánh, vây..

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trả lời.

(8)

- Gọi đại diện các nhóm trả lời.

+ GVKL: Cơ thể động vật thường gồm 3 phần: Đầu, mình và cơ quan di chuyển.

Chân, cánh, vây, đuôi gọi chung là cơ quan di chuyển.

Hoạt động 3: Trò chơi “Thử tài hoạ sĩ

- Y/c các nhóm lấy giấy, bút. Trong thời gian 5p vẽ một con vật bất kì mà mình thích.

- Y/c các nhóm dán bài lên bảng

- Y/c các nhóm giới thiệu về con vật được vẽ là gì? Hẫy chỉ và gọi tên các bộ phận chính?

- Nhận xét, khen ngợi các nhóm vẽ đẹp, chỉ đúng tên bộ phận.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Tổ chức chò trơi: Đố bạn con gì?

- GV phổ biến cách chơi cho HS: 5 hs nhận các miếng bìa ghi tên các con vật. 5 hs còn lại nhận miếng giấy nhỏ ghi tên một con vật và có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. HS có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu và chạy đến bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mình cầm trên tay.

- Gọi 10 hs lên chơi - Gv nhận xét, khen ngợi.

* Ngoài động vật trên cạn có bạn nào kể được những loài động vật có ở biển?

* Con đã làm gì để bảo vệ loài vật có ích?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài “ Con trùng”

- Nhận xét và bổ sung.

- Hs lắng nghe

- Các nhóm lấy giấy bút và vẽ.

- Thực hiện

- Đại diện các nhóm thực hiện.

- Lắng nghe luật chơi.

- 10 hs lên chơi - Lắng nghe - HS nêu

______________________________________________________

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 25: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn tập củng cố lại các kiến thức đã học ở bài 9,10, 11 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống

(9)

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Gv: - Băng nhạc nói về tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

-Tranh ảnh giao tiếp khách nước ngoài 2. HS: - VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS - Nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút )

* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến - Cách tiến hành:

- Lần lượt đọc từng ý kiến.

- Để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế các em có thể tham gia những hoạt động gì?

- Cư xử với khách nước ngoài là một việc làm tốt hay xấu? Vì sao?

- Vì sao phải tôn trọng đám tang?

+ GVKL:

* Hoạt động 2: Xử lý tình huống.

- Cách tiến hành:

- Chia nhóm, phát phiếu giao việc.

- HS làm theo hướng dẫn.

- Nghe giới thiệu.

- Nghe băng nhạc ( tư suy nghĩ ) bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng.

- Thảo luận lý do tán thành, không tán thành, lưỡng lự

- Hs trả lời

- Nghe KL, ghi nhận.

- Nhận phiếu giao việc. Tiến hành thảo luận trong nhóm. Đại diện báo cáo; cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.

- TH1: Em không nên chỉ trỏ, cười đùa với khách nước ngoài.

- TH2: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, chạy đi xem, chỉ trỏ. Khách nước ngoài

- TH3: Em nên hỏi thăm và trò chuyện với họ.

- TH4: Em nên khuyên ngăn các bạn khi làm những việc không đúng với khách

(10)

- Sau mỗi ý kiến, HDHS thảo luận về những lý do tán thành, không tán thành hoặc còn lưỡng lự

*Kết luận: Chúng ta nên tôn trọng khách nước ngoài …

* Hoạt động 3: Trò chơi Nên và Không nên

Cách tiến hành:

Phát ĐDHT.

- Nêu luật chơi : Trong thời gian 5’, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp khách nước ngoài theo 2 cột: “Nên” và

“Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng cuộc.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

nước ngoài.

- HS lắng nghe.

- Nhận ĐDHT.

- Nghe phổ biến luật chơi.

- Tiến hành trò chơi.

- Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả công việc của mỗi nhóm

*Kết luận: Cần phải tôn trọng khách nước ngoài, không nên làm gì xúc phạm đế họ. Đó là một biểu hiện của nếp sống có văn hóa.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- LHGD: Thực hiện tôn trọng khách nước ngoài và nhắc bạn bè cùng thực hiện.

- VN học bài và chuẩn bị bài “Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.”

- Lắng nghe

_________________________________________

Ngày soạn: 14 tháng 3 năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2021 TOÁN Tiết 122:

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

2. Kĩ năng:

Học sinh có kĩ năng giải bài toán liến quan đến rút về đơn vị.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa.

(11)

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ô ly.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ : 5’

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị

a. Bài toán 1

- Giáo viên đọc bài toán.

- GV gọi học sinh đọc lại bài toán.

- Giáo viên hỏi:

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?

+ Muốn biết mỗi can có bao nhiêu lít mật ong ta làm thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào nháp, 1 học sinh lên bảng làm bài.

Tóm tắt 7 can: 35l 1 can:…?

- Giáo viên nhận xét và hỏi: Để tính số lít mật ong có trong một can, chúng ta làm phép tính gì ?

- Giáo viên giới thiệu: Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, yêu cầu chúng ta tìm số lít mật ong trong một can, để tìm được số lít mật ong trong một can, chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau.

b. Bài toán 2:

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3, lớp theo dõi nhận xét.

a) Hà đánh răng và rửa mặt hết : 10 phút,

b) Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút.

c) Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút.

- Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại bài toán.

- Học sinh trả lời.

- Bài toán cho biết có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can.

- Bài toán hỏi mỗi can có bao nhiêu lít mật ong.

- Ta lấy số mật ong có tất cả chia 7 can.

- Học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp.

Bài giải

Số lít mật ong trong mỗi can là:

35 : 7 = 5 ( lít ) Đáp số: 5 lít.

- Làm phép tính chia.

- Học sinh lắng nghe.

(12)

- Giáo viên đọc bài toán.

- GV gọi học sinh đọc lại bài toán.

- Giáo viên hỏi:

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn tính được số mật ong có trong hai can, trước hết chúng ta phải tính được gì ?

- Làm thế nào để tính được số lít mật ong có trong một can ?

- Số lít mật ong có trong 1 can là bao nhiêu ?

- Biết số lít mật ong có trong một can, làm thế nào để tính số mật ong có trong 2 can.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Tóm tắt 7 can: 35l 2 can:….?

- Giáo viên hỏi: Trong bài toán 2, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ? - Giáo viên giới thiệu: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng hai bước:

+ Bước 1: Tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau ( Thực hiện phép chia).

+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại, các bước giải bài toán lien quan đến rút về đơn vị.

3. Luyện tập, thực hành:

Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh nêu bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc lại bài toán.

- Học sinh trả lời.

- Bài toán cho biết có 35l mật ong chia dều vào 7 can.

- Bài toán hỏi 2 can có mấy lít mật ong.

- Tính số mật ong có trong 1 can.

- Lấy số mật ong có trong 7 can chia cho 7.

- Số lít mật ong trong một can là : 35 : 7 = 5( l )

+ Lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân lên hai lần:

5 x 2 = 10 ( lít )

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải

Số lít mật ong có trong mỗi can là : 35 : 7 = 5 (l)

Số lít mật ong có trong hai can là : 5 x 2 = 10 (l)

Đáp số : 10l mật ong - Học sinh trả lời.

- Bước tìm số lít mật ong trong q can gọi là bước rút về đơn vị.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh nêu bài toán.

- Bài toán cho biết có 24 viên thuốc chứa đều trog 4 vỉ.

- Bài toán hỏi 3 vỉ thuốc đó có bao

(13)

+ Vậy muốn biết một vỉ có bao nhiêu viên thuốc ta làm như thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Vậy muốn biết 1 bao gạo nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm thế nào ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tóm tắt bài.

- Giáo viên ghi bảng tóm tắt.

Tóm tắt : 7 bao có : 28kg 5 bao có : …..kg

- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Trong bài toán trên, bước nào là bước rút về đơn vị ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Giáo viên gọi một học sinh đọc đề bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy 8 hình tam giác rồi tự sắp xếp thành hình như

nhiêu viên thuốc ?

- Ta thực hiện phép chia.

- Học sinh tự làm bài vào vở.

- Một học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải:

Số viên thuốc mỗi vỉ có là:

24: 4 = 6 ( viên ) Số viên thuốc 3 vỉ có là:

6 x 3 = 18 ( viên )

Đáp số: 18 viên thuốc - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Có 28kg gạo đựng đều trong 7 bao.

- Bài toán hỏi 5 bao đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?

- Ta thực hiện phép chia.

- Học sinh nêu tóm tắt.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải:

Số ki-lô-gam gạo có trong một bao là:

28 : 7 = 4 (kg)

Số ki-lô-gam gạo có trong 5 bao là:

4 x 5 = 20 (kg)

Đáp số: 20 kg gạo - Học sinh nhận xét.

- Bước thực hiện phép chia để tìm số ki-lô-gam gạo có trong 1 bao.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự xếp hình theo yêu cầu.

(14)

trong sách giáo khoa.

- Giáo viên theo dõi học sinh xếp hình, nhận xét, tuyên dương học sinh xếp đúng, nhanh.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe.

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài

---    --- CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 49:

Hội vật

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng :

Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, bài tập TV.

- Học sinh: Vở chính tả, vở bài tập Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : 5’

- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ sau : nhún nhảy, dễ dãi, bãi bỏ, sặc sỡ.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Đọc đoạn chính tả 1 lần:

- Giáo viên yêu cầu hai học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.

- Giáo viên hỏi:

+ Những chữ nào trong bài viết hoa ?

- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: nhún nhảy, dễ dãi, bãi bỏ, sặc sỡ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe giới thiệu bài.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe .

- 2 học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.

- Học sinh trả lời.

- Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người.

(15)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng lớp, cả lớp viết từ khó vào bảng con.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

c. Nhận xét, chữa bài.

- Giáo viên thu vở và nhận xét bài làm của học sinh.

3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài trên máy tính bảng để thi tìm các tiếng có bắt đầu bằng tr/ch

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày bài làm

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại bài và huẩn bị bài sau.

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con, 2 học sinh lên viết bảng lớp: Cản ngũ, Quắm đen, giục giã.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.

- Học sinh lắng ghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- Học sinh nộp vở và nghe giáo viên nhận xét.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm trên máy tính bảng trong thời gan 5 phút

- 3 học sinh trình bày bài:

+ Màu hơi trắng: trăng trắng

+ Cùng nghĩa với siêng năng: chăm chỉ + Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió: chong chóng

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

---    ---

TẬP ĐỌC Tiết 50:

Hội đua voi ở Tây Nguyên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nết độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.

2. Kĩ năng :

Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

(16)

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, yêu thêm nét văn hoá về lễ hội trên đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh hoạ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng đọc lại câu chuyện “ Hội vật” và trả lời câu hỏi.

+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ?

+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?

+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài:

- Các em thường được xem các cuộc đua thuyền, đua xe đạp, đua mô tô, đua ngựa… nhưng ở Tây Nguyên còn có hội đua voi. Bài học ngày hôm nay cô sẽ giới thiệu với chúng ta về một ngày hội đua voi như vậy.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc:

giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập hơn ở đoạn 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Gv theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.

- GV hd học sinh đọc từ khó trong bài.

- Hai học sinh đọc lại câu chuyện

“ Hội vật” và trả lời câu hỏi.

- Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem.

- Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ.

- Ông Cán Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Hs lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- Học sinh quan sát tranh minh họa.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc các từ khó trong bài: Vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt.

(17)

- GV y/c học sinh đọc nt câu lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm.

- Gv gọi đại diện nhóm lên thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi.

+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

+ Cuộc đua diễn ra như thế nào ?

+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương ?

- Giáo viên họi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và đưa ra nội dung bài : Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nết độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

+ Những chú voi chạy đến đích trước tiên/ đều ghìm đà,/ huơ vòi/ chào khan giả đã nhiệt liệt cổ vũ, / khen ngợi chúng.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm.

- Đại diện nhóm lên thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

- Voi đua từng tốp mười con voi dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ rất bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất.

- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

+ Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con voi lao đầu hăng máu phóng như bay bụi cuốn mù mịt. Những chàng man- gat gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.

- Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà huơ vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại nội dung bài.

(18)

4. Luyện đọc lại:

- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn theo gợi ý.

- Giáo viên gọi 3 học sinh thi đọc đoạn văn.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc cả bài, lớp theo dõi bình chọn học sinh đọc hay nhất.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Qua bài đọc em hiểu gì ?

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc.

- Ba học sinhthi đọc đoạn 2.

- Hai học sinh thi đọc cả bài, lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất sôi nổi và thú vị, đó là nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên.

- Học sinh lắng nghe.

---    ---

Ngày soạn: 15 tháng 3 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 17 tháng 3 năm 2021 TOÁN Tiết 123:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Củng cố kiến thức về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.

2. Kĩ năng:

Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở ô ly, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ : 5’

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1tiết trước.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải:

Số viên thuốc mỗi vỉ có là:

(19)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện tập:

Bài 1

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.

.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Tóm tắt

7 thùng: 2135 quyển 5 thùng:… quyển ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

24: 4 = 6 ( viên ) Số viên thuốc 3 vỉ có là:

6 x 3 = 18 ( viên )

Đáp số: 18 viên thuốc - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh đọc bài toán.

- Trong vườn ươm, người ta đã ươm 2032 cây giống trên 4 lô dất, các lô đều có số cây như nhau.

- Hỏi mỗi lô đất có bao nhiêu cây giống ?

- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.

Bài giải

Mỗi lô đất có số cây là : 2032 : 4 = 508 ( cây ) Đáp số 508 cây - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Có 2135 quyển vở được xếp vào 7 thùng.

- Hỏi 5 thùng đó có bao nhiêu quyển vở.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải

Số quyến vở trong mỗi thùnglà:

2135 : 7 = 305 (quyển) Số quyến vở trong 5 thùnglà:

305 x 5 = 1525 (quyển)

Đáp số: 1525 quyển vở - Học sinh nhận xét.

(20)

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài.

- Giáo viên hỏi: 4 xe có tất cả bao nhiêu viên gạch ?

- Bài toán yêu cầu tính gì ?

- Y/c hs dựa vào tóm tắt để lập đọc thành đề bài toán.

- Giáo viên gọi học sinh lên làm bài, lớp làm bài vào vở.

+ Tìm số gạch trong mỗi xe.

+ Tìm số gạch trong 3 xe.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài toán trên thuộc dạng toán gì ? - Bước nào là bước rút về đơn vị trong bài toán ?

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 4:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán yêu cầu tính gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét.

Tóm tắt

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Một học sinh nêu yêu cầu bài.

- Học sinh trả lời: 4 xe có 8520 viên.

- Bài toán yêu cầu tính số viên gạch của 3 xe.

- 2 học sinh đọc bài toán, lớp theo dõi nhận xét.

+ Có 4 xe ô tô như nhau chở được 8520 viên gạch. Hỏi 3 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu viên gạch ?

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Số viên gạch trong mỗi xe là : 8520 : 4 = 2130 ( viên ) Số viên gạch trong 3 xe là :

2310 x 3 = 6390 ( viên )

Đáp số : 6390 viên gạch - Học sinh nhận xét.

- Bài toán thuộc dạng bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

- Bước tìm số viên gạch trong 1 xe là bước rút về đơn vị.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Học sinh phân tích bài toán.

- Bài toán cho biết một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng kém chiều dài 8m.

- Bài toán yêu cầu tính chu vi mảnh đất đó.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Một học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải

(21)

Chiều dài: 25m

Chiều rộng: Kém chiều dài 8m Chu vi:……….?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật:

25 - 8 = 17 (m)

Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:

(25 + 17) x 2 = 84 ( m) Đáp số: 84 m - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 25:

Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa (Bài tập 1).

2. Kĩ năng:

- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? (Bài tập 2). Trả lời đúng 2 đến 3 câu hỏi Vì sao? trong Bài tập 3.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, bài tập Tiếng Việt.

- Học sinh: Bài tập Tiếng Việt, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 24, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Hai học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 24, lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

+ Các từ chỉ người hoạt động nghệ thuật: diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, giáo sư, bác học, họa sĩ, nhạc sĩ.

+ Chỉ hoạt động nghệ thuật : đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, quay phim, thiết kế.

+ Các môn nghệ thuật: điện ảnh, kịch nói, múa, cải lương, hội họa, kiến trúc.

- Học sinh nhận xét.

(22)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương . B. Dạy bài mới (32’)

1.Giới thiệu bài

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên dán lên bảng lớp 2 tờ giấy khổ to.

- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm để chơi trò chơi thi tiếp sức.

- Cách gọi và tả sự vật, con vật như thế nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm bài tập.

- Học sinh suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập.

- 2 nhóm lên bảng thi chơi trò chơi tiếp sức, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc.

Những sự vật được nhân hóa

Các sự vật được gọi bằng

Các sự vật được tả bằng các TN - Lúa

- Tre

- Đàn cò

- Gió - Mặt trời

chị cậu cô bác

- phất phơ bím tóc.

- bá vai thì thầm đứng học .

- áo trắng, khiêng nắng qua sông.

- chăn mây trên trời.

- đạp xe qua ngọn núi.

- Làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Một học sinh đọc bài tập 2 (Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ? - Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.

(23)

bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.

Bài tập 3

- Gv gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài Hội Vật và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: ( 3’ ) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.

b) Những chàng Man – gát rất bình tĩnh vì họ là những người phi ngựa giỏi nhất. c) Chị em Xô-Phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.

- Học sinh đọc lại bài Hội Vật và trả lời câu hỏi.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 4 học sinh lên bảng làm bài.

a) Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ .

b) Lúc đầu xem chừng như chán ngắt vì Quắm Đen thò lăn xả vào đánh rất hang, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ.

c) Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt.

d) Quắm đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- Buổi chiều:

HĐNGLL

(Sách Văn hóa giao thông) Bài 7:

Nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông

I. MỤC TIÊU:

(24)

1. Kiến thức

- Học sinh biết dọn dẹp những vật cản ở trên đường khi tham gia giao thông để không nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng dọn dẹp những vật làm cản trở giao thông.

3. Thái độ:

- Học sinh có ý thức dọn dẹp khi nhìn thấy những vật cản khi tham gia giao thông trên đường.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, sách văn hóa giao thông.

- Học sinh: Sách văn hóa giao thông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Phương án trả lời đúng

1. Trải nghiệm (5’)

- Giáo viên treo tranh những hình ảnh có vật cản trên đường giao thông.

- Vậy để xem khi nhìn thấy những vật cản không an toàn ở trên đường giao thong các con sẽ làm như nào. Cô và các con cùng vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động cơ bản (12’) - Gv yc hs đọc truyện cá nhân.

- Gv gọi hs truyện to trước lớp.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi.

Câu 1: Khi đang đứng đợi ba mẹ đi làm về, Việt và Nam đã nhìn thấy điều gì ?

Câu 2: Nhìn thấy những viên gạch rơi xuống đường, Nam đã bảo Việt làm gì ? Việt có đồng ý làm theo lời Nam không ?

Câu 3: Tại sao ba mẹ của Việt và Nam bị ngã ?

Câu 4: Khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông chúng ta nên làm gì ?

- Học sinh quan sát tranh.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc truyện cá nhân - 2 học sinh đọc truyện trước lớp.

- Học sinh trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- Khi đang đứng đợi ba mẹ đi làm về, Việt và Nam đã nhìn thấy một xe chở gạch chạy qua và bị rơi vài viên gạch xuống đường.

- Nhìn thấy những viên gạch rơi xuống đường, Nam đã bảo Việt là ra nhặt những viên gạch đó để vào lề đường đi không xe cộ chạy ngang vấp phải thì nguy hiểm lắm. Việt đã không đồng ý làm theo lời Nam nói.

- Vì ba mẹ Việt và Nam đã vấp phải mấy viên gạch ở đường đó và ngã.

- Khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông chúng ta nên dọn những vật cản đó lên lề đường để người khác không gặp những vật cản đó mà bị ngã xe nguy hiểm đến tính mạng.

(25)

- Giáo viên nhận xét, kết luận rút ra ghi nhớ:

Nếu thấy vật cản trên đường Hãy mau dọn dẹp, tai ương còn đâu - Gv gọi 5 học sinh đọc lại ghi nhớ.

3. Hoạt động thực hành (15’)

Em sẽ làm gì nếu nhìn thấy trên đường phố những hình ảnh sau ?

- Gv yc hs quan sát các bức tranh trong giáo khoa, thảo luận nhóm và làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và tuyên dương, rút ra ghi nhớ :

Vật làm cản trở giao thông Gây bao nguy hiểm ta không thể ngờ

Người, xe qua lại hàng giờ Chung tay dọn dẹp không chờ đợi ai.

- Giáo viên gọi 5 - 7 học sinh đọc lại ghi nhớ.

4. Hoạt động ứng dụng (5’) Bài 1

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu hs thảo luận nhóm để hoàn thành câu chuyện

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại ghi nhớ.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm và làm bài.

- Một số học sinh đọc bài làm của mình, lớp theo dõi nhận xét.

Tranh 1: Em sẽ lấy cây và để dây điện đó lên cành cây để người khác không bị vấp dây điện. Hoặc gọi người lớn đến giúp.

Tranh 2: Em sẽ kéo thùng rác đó và mang ra đúng nơi quy định.

Tranh 3: Em sẽ dừng xe lại và lôi cành cây đó vào lề đường để những người tham gia giao thông trên đường không gặp nguy hiểm khi đang đi trên đoạn đường đó.

Tranh 4: Em sẽ mượn đồ ở những nhà ở gần đó dể xúc đống đất đó đi, như vậy sẽ an toàn cho những người tham gia giao thông trên đường.

Tranh 5: Em sẽ gọi người lớn đến giúp em, khiêng khúc gỗ đó ra khỏi đường ray để tàu hỏa không gặp nguy hiểm.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại ghi nhớ.

- Học sinh đọc yêu cầu

- Học sinh chia làm 4 nhóm,thảo luận nhóm để hoàn thành câu chuyện.

(26)

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm đọc câu chuyện.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đóng vai Tấn và Dung .

- Giáo viên gọi các nhóm lên đóng vai.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

5. Củng cố, dặn dò (3’ )

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại các ghi nhớ.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Đại diện các nhóm đọc câu chuyện của nhóm mình, nhóm khác nghe và nhận xét.

Trên đường đi học về, khi đi bộ qua đường, Tấn và Dung nhìn thấy trên vạch dành cho người đi bộ có rất nhiều vỏ chai thủy tinh bị vỡ. Có lẽ, ai đó đã làm rơi vỡ mà không dọn dẹp. Vỏ chai vỡ ở giữa đường rất nguy hiểm cho người qua lại. Thế là hai bạn Tấn và Dung không ai bảo ai, hai bạn liền để cặp vào lề đường và đi tìm dụng cụ để hót những vỏ chai đó. Rất may ở đó có một xe rác, có sẵn chổi và khau hót.

Vậy là hai bạn đã tiến hành dọn dẹp đống vỏ chai vỡ đó. Mọi người đi qua đó, thấy hai bạn nhỏ đang dọn dẹp như vậy, thế là ai cũng dừng lại và giúp đỡ hai bạn nhỏ cùng dọn dẹp đống vỏ chai vỡ đó. Chỉ một lúc thôi hai bạn nhỏ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình nhờ có sự giúp đỡ của những người lớn tuổi nữa. Hai bạn còn nhận được những lời khen ngợi của những người đi trên đường. Hai bạn cảm thấy rất vui vì bản than mình đã làm được một việc có ích đó là giảm bớt được tai nạn giao thông trên đường và làm cho con đường sạch sẽ hơn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thảo luận nhóm và đóng vai theo yêu cầu.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại các ghi nhớ.

- Học sinh lắng nghe.

---    ---

(27)

BD TIẾNG VIỆT Tiết 73:

Ao làng hội xuân

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Học sinh đọc đúng cả bài thơ: “ Ao làng hội xuân” (45) to, rõ ràng, rành mạch.Trả lời đúng nội dung câu hỏi bài tập 2,3 trang 46 vở thực hành.

2. Kĩ năng :

Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học, giáo dục học sinh yêu thơ ca.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, vở thực hành.

- Học sinh: Vở thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gv y/c hs lên bảng đọc bài: Tấm thẻ đặc biệt và trả lời câu hỏi:

- Ca-ru-sô đến ngân hàng làm gì ? - Ca- ru-sô nói gì và làm gì sau đó ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (30’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng 2. Hd học sinh làm bài tập (29’) Bài tập 1

- Giáo viên đọc bài thơ “ Ao làng hội xuân”, hướng dẫn cách đọc.

- Gv gọi hs nối tiếp 2 dòng thơ lần 1.

- Gv hướng dẫn học sinh đọc từ khó.

- Gv gọi hs nối tiếp 2 dòng thơ lần 2.

- Gv gọi hs đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Gv hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Gv gọi hs đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gv y/c hs luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Gv tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Ca-ru-sô đến ngân hàng lĩnh tiền từ một tờ séc.

- Ông nói : “ Tôi có một tấm thẻ khác ” và bắt đầu hát.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi và lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Hs đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1.

- Học sinh đọc từ khó.

- Hs đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 2.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Nhóm cử đại diện thi đọc trước lớp.

- Học sinh nhận xét.

(28)

- Gv nx tuyên dương nhóm đọc tốt.

Bài tập 2:

- Giáo viên gọi học sinhđọc yêu cầu:

Chọn câu trả lời đúng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên hỏi :

a) Tháng Giêng, ao làng có việc gì ? b) Những ai tham gia sự kiện đó?

c) Những ai biểu diễn nghệ thuật ? d) Những ai là vận động viên thể thao?

e) Những ai vui chơi, uống rượu ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu:

Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi.

- Học sinh trả lời.

a) Có hội xuân.

b) Anh Trê, anh Chuối, cô Trôi, ông Chép, Bọ Gậy, cá Trắm, cá Diếc, cá Chày.

c) Anh Trê, anh Chuối, cô Trôi.

d) Ông Chép, cá Trắm.

e) Bọ Gậy, cá Diếc, cá Chày.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh nêu kết quả của mình.

a) Cá Chày “ mắt ngầu màu men” vì sao ?

b) Vì sao nhân viên ngân hàng không đưa tiền cho Ca-ru-sô ?

- Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe.

---    --- TOÁN

LUYỆN TẬP TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số; số La Mã; xem đồng hồ.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh CHT chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh HT làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh HTT thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

(29)

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh và phương án trả lời đúng 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh CHT và HT tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Đồng hồ chỉ mấy giờ?

Bài 2. Đặt tính rồi tính:

a) 1640 : 8 b) 2760 : 9

...………… ...…………

...………… ...…………

...………… ...…………

...………… ...…………

1640 : 8 = …… 2760 : 9 = … (dư…)

Kết quả:

1640 : 8 = 205 2760 : 9 = 306 (dư 6) Bài 3.

1640 04

40 0

8 205

2760 06

60 6

9 306

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Mời học sinh trình bày bài giải - Nhận xét, bổ sung, sửa bài. Bài

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm lại bài tập 4 tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3, cả lớp theo dõi nhận xétC. - Gv gọi hs nhận xét bài làm

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.2. - Giáo viên gọi học sinh

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.. - Giáo viên gọi học sinh

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài - 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 tiết 2.. tập của tiết 2 tuần 4, lớp theo dõi nhận xét... - Giáo viên gọi

Bài tập 3: Viết vào ô trống (theo mẫu) - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm vào vở (SGK) - Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp - Nhận xét,