• Không có kết quả nào được tìm thấy

TIẾT 129: LUYỆN TẬP CHUNG

TIẾT 52: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó.

- ND: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, khi dồn dập, náo nức khi khoan thai thể hiện diễn biến vui tươi, náo nhiệt của hội thi.

3. Thái độ: - Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả gửi gấm niềm yêu mến, tự hào đối với truyền thống dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ nội dung bài.

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, dàm thoại, gợi mở; thực hành, quan sát, nhóm, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- HS đọc bài Nghĩa thầy trò và nêu nd bài.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài. 1’

Con biết những lễ hội nào ở nước ta?(K)

- Hãy quan sát tranh nêu ND bức tranh?

- GV: Các con ạ, mỗi khi mùa xuân đến cũng đồng nghĩa với việc mùa của những lễ hội ở nước ta bắt đầu. Mỗi lễ hội đều có những điểm độc đáo, thú vị và ý nghĩa riêng của nó. Đây chính là lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, 1 làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

(W) Con có muốn biết điều gì về lễ hội này ko?

GV: Vậy lễ hội này được bắt nguồn từ đâu, lễ hội này được diễn ra như thế nào và cách thức tổ chức ra sao, chúng ta tìm hiểu qua bài hôm nay.

2. Hdẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

Hđ1. Luyện đọc đúng: 10’

(Kĩ thuật đọc tích cực) - Y/c hs chia đoạn.

- GV hd đọc từng đoạn

- HS đọc nối tiếp lần 1 + rèn đọc đúng từ.

2 HS đọc bài và nêu nội dung.

- HS: + Lễ hội rước ông Bồ chùa Cảnh Huống ở Yên Đức

+ Lễ hội đua thuyền chùa Quỳnh Lâm- Đông Triều + Lễ hội chùa Yên Tử...

- Tranh vẽ 1 người đàn ông và nhiều người phụ nữ mặc quần áo cổ truyền, người thì bưng bê rổ, người thì thổi lửa vào cái niêu...

- Con muốn biết các lễ hội được bắt nguồn từ đâu.

- Con muốn biết trong các lễ hội đó có các trò chơi dân gian nào.

- Con muốn biết các trò chơi đó được diễn ra ntnào?

1 - 2 HS đọc toàn bài - Cả lớp theo dõi.

- 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn.)

(trẩy quân,lấy lửa, giần sàng)

- HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ.

Đ1: sông Đáy Đ3: Đình Đ4: trình (Kết hợp xem tranh)

? Ngoài các từ trên, trong bài còn từ nào em chưa hiểu nghĩa.

- Chú ý nghỉ hơi rõ sau các câu văn dài:

+ hs phát hiện cách ngắt, nghỉ, nhận giọng.

+ GV đọc mẫu lại các câu văn dài.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi 2 cặp đọc bài trước lớp.

- HD đọc toàn bài: Toàn bài đọc với giọng kể linh hoạt thể hiện khi thế vui tươi của cuộc thi.

- Giáo viên đọc mẫu.

Hđ2. Tìm hiểu bài: 14’ (L)

(KT đặt câu hỏi, KT hoạt động nhóm, KT đọc tích cực)

- Cho HS đọc đoạn 1:

+ Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

- Từ ngữ: Trẩy quân (xem tranh) + Nêu ý chính của đoạn 1?

* Xuất phát từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa nên hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân được ra đời. Vậy diễn biến lễ hội này như thế nào? Cô mời các em đọc đoạn 2,3 và trả lời cho cô câu hỏi:

?Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.

- GV cho HS xem tranh lấy lửa.

+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?

- Cả lớp theo dõi.

- HS tìm thêm từ trong bài mà mình chưa hiểu nghĩa

+ Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân/

bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ/bên bờ sông Đáy xưa.//

- HS lắng nghe

+ Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

(ghi bảng từ khóa: + trẩy quân

- Trẩy quân (hành quân đi đánh giặc)

Ý1: Giới thiệu nguồn gốc hội thi thổi cơm.

+ Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt lên leo bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm trên ngọn mang xuống châm vào ba que diêm để hương cháy thành ngọn lửa.

- HS xem.

+ Khi một thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác, mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước, nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn

- Xem tranh ảnh các thành viên phối hợp nhịp nhàng.

- Nêu ý chính của đoạn 2, 3

*GV: Diễn biến của hội thi diễn ra rất nhịp nhàng và có sự ăn ý giữa các thành viên trong độ với nhau. Phải chăng dành chiến thắng trong hội thi là một điều ao ước của mỗi đội? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 4 của bài.

- Cho HS đọc đoạn 4:

+ Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi” đối với dân làng?

- Từ ngữ: Giật giải.

 GV: Giải thưởng của Hội thổi cơm thi là phần thưởng cho đội chứng tỏ được sự khéo léo tài trí sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Giật được giải thưởng cũng có ý nghĩa là chứng minh được điều đó. Vì thế việc giật giải là niềm tự hào khó có gì sánh nổi

- Nêu ý chính của đoạn 4:

- Qua bài văn này, tác giả gửi gắm gì về tình cảm của mình đối với những nép đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc?

- GV tiểu kết rút ra nội dung bài.

- GV chốt lại những điều hs muốn biết.

Hđ3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 8’

(Kĩ thuật đọc tích cực) - Y.c 4 hs đọc nối tiếp 4 đoạn

? Toàn bài đọc với giọng ntn? Cần nhấn giọng những TN gợi tả gì?

Gv: Để đọc hay bài này, ngoài đọc to và rõ ràng, ta còn cần chú ý điểm gì?

- Giáo viên đưa đoạn 2 (diễn cảm)

- Hs đọc thầm, tìm cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng ...

+ Nhấn giọng ở những TN tả hoạt động của từng thành viên ...

trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.

(ghi bảng từ khóa)

+ lấy lửa + vót đũa + giã thóc, giần sàng + lấy nước, nấu cơm * xem tranh

2. Diễn biến của hội thi.

+ Vì giật được giải trong cuộc thi chứng tỏ đội thi rất tài giỏi, khéo léo, ăn ý …

- Giật giải (giành được giải nhất trong cuộc thi)

(ghi bảng) + giật giải

3. Ý nghĩa của hội thi.

+ Tác giả thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt…

HS nêu ND bài.

ND: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc.

- Học sinh đọc nối tiếp.

+ Ngắt, nghỉ đúng và nhấn giọng các từ miêu tả.

- Học sinh tìm

- Y.c 2,3 hs đọc trước lớp - GV đọc mẫu

- Luyện đọc trong nhóm 4.

- Thi đọc giữa các nhóm trước lớp.

- GV+ HS đánh giá, bình chọn hs đọc hay

3. Củng cố-dặn dò: 3’

- Bài văn muốn nói lên điều gì ?

(H) Các con có muốn biết thêm gì về lễ hội này nữa không?

+ Con làm thế nào để tìm hiểu thêm về lễ hội này?

* Các em cần làm gì để giữ gìn nét đẹp truyền thống này?

- Giáo dục hs giữ gìn và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.

* Liên hệ: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là 1 trong những nét đẹp văn hóa lễ hội của dân tộc ta. Chúng ta phải yêu mến và tự hào về lễ hội, cần có ý thức tham gia nhiệt tình vào các lễ hội để lễ hội được duy trì và lưu truyền. Không chỉ có lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân mà còn nhiều lễ hội khác trên mảnh đất quê hương, đất nước ta nữa.

- Ở địa phương mình có lễ hội gì?

- Cho hs xem tranh về 1 số lễ hội trên cả nước và 1 video về lễ rước nước tại Lễ hội Thái Miếu nhà Trần ở Đông Triều - Giáo viên nhận xét, dặn dò.

- 2,3 hs đọc trước lớp - Luyện đọc theo nhóm.

- Thi đọc trước lớp.

.

+ Con có.

+ Con sẽ tìm hiểu thêm ở trên mạng + Nếu có dịp con sẽ bảo bố mẹ dẫn đến làng Đồng Vân để xem trực tiếp lễ hội diễn ra như thế nào.

...

KHOA HỌC