• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
45
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

NS : 8 / 3/ 2021

NG: 15 / 3/ 2021 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021

TẬP ĐỌC

TIẾT 50: CỬA SÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng; tha thiết , giàu tình cảm.

- Biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng những từ ngữ cần thiết.

2. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.

3. Thái độ: HS học thuộc bài thơ.

* GD HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ : - Bảng phụ.Tranh minh họa sgk

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 4’

GV yêu cầu 2 HS đọc lại bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời các câu hỏi:

- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới :

1. Giới thiệu bài, ghi bảng. 1’

2. Bài giảng.

a. Luyện đọc. 10’

- GV yêu cầu từng tốp (mỗi tốp 6 HS) tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ.

- nhắc HS chú ý phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai chính tả (then khóa, mênh mông, cần mẫn, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp lóa…).

- Giáo viên nhắc HS chú ý :

+ Ngắt giọng đúng nhịp thơ.+ Phát âm đúng.

- GV cho HS luyện đọc lượt 2.

- GV giúp HS giải nghĩa thêm những từ ngữ, hình ảnh các em chưa hiểu (Cần câu

- 2 HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng. và trả lời câu hỏi.

+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.

+ Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh,…

- HS lắng nghe. Nhắc lại tên bài.

- 1HS đọc toàn bài.

- Đọc nối tiếp lần 1

- HS luyện phát âm.

- HS đọc lượt 2.

- Học sinh đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó.

(2)

uốn cong lưỡi sóng - ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn).

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ để gây ấn tượng.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 12’

- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Cách giới thiệu ấy có gì hay?

? Cách giới thiệu ấy có gì hay ?

GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp chơi chữ giúp người đọc hiểu thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.

- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào ?

- Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn ?

- ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.

c. Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng 9’

- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1,2 HS đọc toàn bài thơ.

- Lắng nghe

- Để nói về nơi sông chảy ra biển, trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ: Là cửa, nhưng không then, khóa/ Cũng không khép lại bao giờ.

- Cách nói đó rất đặc biệt - cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường - không có then, có khóa. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.

1, Giới thiệu đặc điểm của cửa sông.

- Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về với đất liền; nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hòa lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ; nơi cá tôm tụ hội;

những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng; nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất; nơi tiễn đưa người ra khơi…

2, Cửa sông là 1 địa điểm đặc biệt.

+ Dù giáp mặt vùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng …nhớ một vùng núi non…

+ Phép nhân hóa giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

3, Cửa sông chung thuỷ, không quên cội nguồn.

- HS nêu ý nghĩa của bài thơ.

(3)

- Gv hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc.

- Hd HS luyện đọc diễn cảm khổ 4 và 5.

- Kiểm tra việc luyện đọc của HS yếu.

- hdẫn hsinh nhận xét cách đọc của bạn mình.

- Yêu cầu HS thi đọc.

3. Củng cố, dặn dò : 3’

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ - HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu thơ, khổ thơ.

- Nhiều HS luyện đọc,thi đọc diễn cảm.

- HS nhẩm học thuộc. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.

CHÍNH TẢ (Nghe –viết)

TIẾT 26: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Nghe viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động ;

- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT 2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.

2. Kĩ năng: Tr/bày đúng hình thức bài văn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, rèn chữ, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài - Bút dạ + 2 phiếu khổ to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A.Kiểm tra bài cũ: 5’

- Giáo viên kiểm tra hai học sinh : cho hai học sinh lên viết trn bảng lớp : 5 tên riêng nước ngoài trong bài chính tả trước.

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 1’

- Trong tiết chính tả hôm nay, các em tiếp tục được ôn luyện về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài thông qua bài viết chính tả và hệ thống bài tập. Từ đó các em sẽ khắc sâu hơn về quy tắc viết hoa, vận dụng những điều đã biết vào làm bài, vào cuộc sống.

2. Hướng dẫn HS viết chính tả HĐ1. Hướng dẫn chính tả (8’)

- Giáo viên đọc bài chính tả một lượt - Mời 1 học sinh đọc, giáo viên hỏi :

+ Bài chính tả nói lên điều gì?

- Hai học sinh lên bảng viết, học sinh viết vào giấy nháp : Sác – lơ Đác – uyn, A-đam, Ê-va, Nữ Oa, Trung Quốc, Ấn Độ.

- Học sinh theo dõi trong sgk.

+ Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1- 5.

(4)

- YC học sinh đọc thầm, tìm những từ khó viết, luyện viết.

- YC học sinh gấp sgk, nghe viết.

- Giáo viên đọc từng câu hoặc bộ phận cuả câu cho học sinh viết (2 lần).

HĐ2. Học sinh viết bài (15’)

- Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả.

HĐ3. Chấm và chữa bài chính tả: (5’) - Giáo viên chấm 5-7 bài, yêu cầu học sinh đổi vở soát lỗi .

- Giáo viên nhận xét, chữa lỗi chung.

3. Hdẫn HS làm bài tập chính tả (5’) Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài và cả bài tác giả bài “Quốc tế ca”.

- Giáo viên giao việc:

+ Đọc thầm lại bài văn.

+ Tìm các tên riêng trong bài văn (dùng bút chì gạch trong VBT).

+ Nêu cách viết các tên riêng đó - Cho học sinh làm bài.

+ Giáo viên giải thích thêm.

* Công xã Pa-ri: tên một cuộc cách mạng (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó).

* Quốc tế ca : tên một tác phẩm (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó).

- Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò: (1’)

- Mời học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên dịa lí nước ngoài.

- Dặn học sinh ghi nhớ qui tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.

- HS phát hiện, luyện viết những từ viết dễ sai: Chi-ca-gô, Niu yok, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ…

- Học sinh gấp sách giáo khoa, nghe viết.

- Học sinh tự sốt lỗi.

- Hsinh đổi vở cho nhau để sửa lỗi.

- Một học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.

- Hai học sinh làm phiếu. Cả lớp làm vào vở bài tập hoặc làm vào vở nháp.

+ Tên riêng và qui tắc viết tên riêng đó.

* Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây- teâ, Pa-ri (viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trong một bộ phận của tên được ngăn cách bởi dấu gạch nối).

* Pháp: (viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt).

- HS nêu quy tắc.

TOÁN

TIẾT 124: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

(5)

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

Tính: a) 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng b) 30 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài 1’

2. Bài giảng

a. Thực hiện phép trừ số đo tgian: 15’

* Ví dụ 1: GV treo bảng phụ ghi VD 1.

+ GV hỏi: Ô tô đi từ Huế khi nào?

+ Ô tô đến Đà Nẵng khi nào?

+ Đề bài yêu cầu ta tính gì?

+ Để tính được thời gian ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng ta thực hiện phép tính gì?

+ Lấy thời gian nào trừ thời gian nào?

+ 15giờ 55phút – 13giờ 10phút = ? + Khi trừ các số đo tg ta phải làm gì ? + Chúng ta đặt tính như thế nào?

- Gọi HS đọc cách đặt tính, GV ghi bảng.

- Gọi HS tính.

15giơ 55phút 13giờ 10phút 2giờ 45phút

- Thông qua ví dụ 1, em nào nêu được cách thực hiện phép trừ các số đo thời gian?.

* Ví dụ 2:

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ 2.

+ Trên cùng 1 đoạn đường Hòa chạy mất bao nhiêu thời gian?

+ Bình chạy mất bao nhiêu thời gian?

+ Đề bài hỏi chúng ta điều gì?

+ Để biết Bình chạy ít hơn Hòa bao nhiêu giây ta làm tính gì?

+ Em hãy nêu phép tính tương ứng.

+ Khi trừ các số đo tgian ta phải làm gì?

+ Chúng ta đặt tính như thế nào?

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.

- HS lắng nghe.

- HS nối tiếp nhắc lại tựa bài.

Gọi 1 HS đọc yêu cầu ví dụ 1.

+ Lúc 13giờ 10phút.

+ Lúc 15giờ 55phút

+ Tính thời gian ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng.

+ Phép tính trừ

+ Lấy 15giờ 55phút trừ 13giờ 10phút.

+ Phải đặt tính

+ Đặt tính sau cho các đơn vị cùng thời gian thẳng hàng với nhau.

- HS đọc: Viết 15giờ 55phút rồi viết 13giờ 10phút, viết dấu trừ ở giữa rồi kẻ dấu vạch ngang.

+ Lấy 55 trừ 10 bằng 45, viết 45 rồi hạ đơn vị thời gian phút xuống. Lấy 15 trừ 13 bằng 2, viết 2 rồi hạ đơn vị giờ xuống.

Vậy: 15giờ 55phút – 13giờ 10phút = 2giờ 45phút

+ Khi trừ các số đo thời gian, ta cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.

- HS nhận xét.

Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Mất 3phút 20giây.

- Mất 2phút 45giây.

+ Hỏi Bình chạy ít hơn Hòa bao nhiêu giây?

+ Tính trừ.

+ 3phút 20giây – 2phút 45giây.

+ Ta phải đặt tính.

+ Đặt tính sau cho các đơn vị cùng thời

(6)

- Gọi HS đọc cách đặt tính, GV ghi bảng.

+ Các em hãy quan sát xem số chỉ giây của số trừ và số chỉ giây của số bị trừ như thế nào?

- Vậy ta phải làm sao?

- GV nhận xét, chốt ý:

3giờ 20phút đổi 2phút 80giây 2giờ 45phút thành 2phút 45giây 0phút 35giây - Gọi HS tính.

- Thông qua ví dụ 2, em nào nêu được cách thực hiện phép trừ các số đo thời gian?

b. Hướng dẫn làm bài tập: 18’

* Bài tập 1:

- GV cho HS nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa (nếu có).

* Bài tập 2:

- GV cho HS nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa (nếu có).

* Bài tập 3:

- GV củng cố kĩ năng giải toán cho HS.

GV cùng HS tóm tắt bài toán.

- GV hướng dẫn HS cách giải.

4. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Gọi HS nêu lại cách trừ các số đo thời gian và phần chú ý.

- Dặn HS về học bài, làm bài tập

gian thẳng hàng với nhau.

- HS đọc: Viết 15giờ 55phút rồi viết 13giờ 10phút, viết dấu từ ở giữa rồi kẻ dấu vạch ngang.

3giờ 20phút 2giờ 45phút

- (20giây < 45giây nên 20 không trừ được cho 45)

+ Lấy 1 phút trong 3phút của số trừ đổi ra giây ta được: 2phút 80giây.

+ Lấy 80 trừ 45 bằng 35, viết 35 rồi hạ đơn vị thời gian giây xuống. Lấy 2 trừ 2 bằng 0, viết 0 rồi hạ đơn vị phút xuống.

- Nêu: Khi trừ các số đo thời gian, ta cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.

* Trường hợp số đo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhr hơn, hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.

- HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét

_22giờ 15 phút 21 giờ 75 phút 12giờ 35 phút 12 giờ 35 phút 9 giờ 40 phút - HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét

- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào tập Bài giải:

+ Tgian đi A- B, kể cả thời gian nghỉ là:

8giờ 30phut - 6giờ 45phút =1giờ 45phút.

+ Tgian người đó đi hết qđường AB là:

1giờ 45phút - 15 phút = 1giờ 30phút Đáp số: 1giờ 30phút

KHOA HỌC

TIẾT 50: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU. Sau bài học học sinh có khả năng:

(7)

1. Kiến thức: - Củng cố cho Hs các kiến thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.

2. Kĩ năng: - Rèn cho HS kỹ năng tự hệ thống, trình bày tốt.

3. Thái độ: - Giáo dục Hs ý thức BVMT, tiết kiệm vật chất và năng lượng.

*Tích hợp GDMT

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh hoạ. Phiếu học tập.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. 4’

+ Em hãy kể tên một số loại vật liệu thường dùng. Nêu công dụng của chúng.

- Nhận xét, đánh giá B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Bài giảng:

a. Hoạt động 1: Làm bài 2. 10’

+ Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.

+ Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài tập.

- Yêu cầu thảo luận cặp.

- Gọi HS trao đổi trước lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

- Kết luận: Con người, máy múc, động cơ cần năng lượng để hoạt động.

b.Hđộng 2: Nhà tuyên truyền giỏi. 20’

+ Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.

+ Cách tiến hành:

- Viết tên đề tài lên bảng.

- Một số HS nêu.

- HS nêu.

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận (5’) Các phương

tiện

Sử dụng năng lượng

Xe đạp N. lượng cơ bắp từ con người.

Mỏy bay N. lượng chất đốt từ xăng.

Thuyền buồm N. lượng từ giú.

ô tô N. lượng chất đốt từ xăng.

Bánh xe nước N. lượng từ nước chảy.

Tàu hoả N. lượng chất đốt từ than đỏ.

Pin mặt trời N. lượng từ mặt trời.

- Đọc tên 3 đề tài.

(8)

1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.

2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.

3.Thực hiện an toàn khi sử dụng chất điện.

- Chia lớp làm các nhóm, yêu cầu các nhóm tự chọn đề tài, thảo luận.

- Yêu cầu Hs thể hiện trước lớp.

- Nhận xét, khen ngợi.

3. Củng cố, dặn dũ. (3’)

+ Khi sử dụng các nguồn năng lượng ta cần chú ý điều gì?

*GDMT: Khi sử dụng năng lượng để hoạt động máy móc chúng ta phải chú ý điều gì để đảm bảo vấn đề môi trường?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học và làm bài VBT.

- Chuẩn bị: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

- Làm việc nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Đại diện tuyên truyền trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn tuyên truyền hay nhất.

-HS nêu

NS : 8 / 3/ 2021

NG: 16 / 3/ 2021 Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021

TOÁN

TIẾT 125: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố cách cộng trừ số đo thời gian.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cộng trừ số đo thời gian, vận dụng giải các bài toán thực tiễn.

3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. (4’)

- Y/c HS nêu cách thực hiện cộng, trừ số đo thời gian

- Đại diện chữa bài 3 B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài. 1’

- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1. 8’

- HS nêu yêu cầu bài tập và tự làm bài - Lưu ý

1

1 2 giờ = 3 2 giờ

= 90 phút (3/2  60)

- 2 HS nêu, lớp nhận xét . - 1 HS lên chữa bài.

- HS tự tính, đại diện chữa bài..

a) 12 ngày:= 288 giờ;

3,4 ngày= 81,6giờ

4 ngày12 giờ = 108giờ; giờ = 30p’

b)_18p 5giờ Hay _ 17 phút 65 giây

2 1

(9)

1

2 4 giờ = 9 4 giờ

= (9/4  60) = 135 giây - Mời đại diện chữa bảng.

- Củng cố lại cách chuyển đổi số đo thời gian.

Bài 2: 8’

- HS thực hiện phép + số đo thời gian.

- HS và GV nhận xét.

- GV thu vở chấm chữa bài, củng cố lại cách thực hiện cộng số đo thời gian.

Bài 3: 8’

- Yêu cầu HS tự thực hiện phép trừ số đo thời gian.

- GV giúp đỡ HS yếu chuyển đổi ở phần a, c rồi mới thực hiện.

- Gv và HS cùng chữa bài, củng cố lại cách trừ hai số đo thời gian.

Bài 4: 6’

- Mời HS đọc đề bài.

- Phân tích bài rồi làm bài.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Y/c HS nhắc lại cách cộng, trừ số đo thời gian.

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau: Nhân số đo thời gian với một số.

12p23giờ 12 phút 23 giây 5 phút 42 giây

a) 2 năm 5 tháng + 3 năm 6 tháng 5 năm 11tháng

- HS suy nghĩ tự làm bài, đại diện chữa bài.

a) 4 năm 3 tháng - 2 năm 8 tháng 1 năm 7 tháng

- HS đọc kĩ đề bài, rồi tự làm.

- Đại diện nêu cách tính.

Bài giải:

Thời gian hai sự kiện cách nhau là:

1961 – 1942 = 19 ( năm)

Đáp số : 19 năm

KỂ CHUYỆN

TIẾT 26: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC

Đề bài : Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

2. Kĩ năng: Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

3. Thái độ: Tự hào và có ý thức tiếp nối truyền thống thuỷ chung, đoàn kết, hiếu học của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Một số truyện, sách, báo liên quan.

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở;

thực hành nhóm, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(10)

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

HS kể lại chuyện Vì muôn dân, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Bài giảng:

HĐ1. Hướng dẫn HS tìm những câu chuyện phù hợp với yêu cầu của tiết học. 5’

+ Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:

- Mời một HS đọc yêu cầu của đề.

- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp).

- Mời 4 HS đọc gợi ý 1, 2,3, 4 trong SGK.

- GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình….

- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.

- Cho HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể.

HĐ2. HS tập kể chuyện: 20’

- Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.

- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.

- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:

+ Đại diện các nhóm lên thi kể.

HĐ3. HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu truyện. 5’

- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .

+ Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.

- Ví dụ: Câu chuyện bạn kể nói đến truyền thống gì của dân tộc?

- Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?

- Hiện nay truyền thống đó được giữ gìn và phát triển nhu thế nào?

- Học sinh cả lớp cùng trao đổi tranh luận.

- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn:

+ Bạn kể chuyện hay nhất.

+ Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học.

1 - 2 HS kể lại chuyện

- HS đọc đề.

Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

- HS đọc.

- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.

- HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.

- HS thi kể chuyện trước lớp.

- Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.

(11)

?

3 giờ 15 phút

Thanh Hóa

Hà N iộ Vinh

2 giờ 35 phút

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe.

NS : 8 / 3/ 2021

NG: 17 / 3/ 2021 Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2021

TOÁN

TIẾT 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng để giải các BT có nội dung thực tiễn.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng nhóm

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở;

thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng. 1’

2. Bài giảng 12’

a. Ví dụ 1: GV nêu ví dụ.

- BT cho biết ôtô đi từ địa điểm nào đến địa điểm nào?

? Ôtô đi từ Hà Nội -> Thanh Hoá hết ? tgian?

? Ôtô đi từ Thanh Hoá đến Vinh hết ? thời gian?

? Bài toán yêu cầu ta làm gì?

- Vậy muốn biết ôtô đó đi cả quãng đường từ Hà Nôi đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ta làm ntn?

- Gv cho hs nêu phép tính tương ứng.

? Con có nhận xét gì về phép tính này.

? Phép cộng số đo t/gian c/ ta đã được học chưa?

GV: Để giúp các em biết cách thực hiện số đo thời gian như thế nào? hôm nay cô … - ? Lớp thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách thực hiện phép cộng này.

- 1 - 2 HS nêu

- Một học sinh đọc.

- ôtô đi từ Hà Nội đến Vinh.

+ Hết 3giờ 15phút

+ Đi từ Thanh Hóa đến Vinh hết 2 giờ 35 phút.

+ Tính quãng đường ôtô ddi từ HN đến Vinh hết bao nhiêu thời gian?

- Thực hiện phép cộng.

- 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút.

+ là phép cộng số đo thời gian + Chưa học.

3 hs trình bày:

+ Đổi ra giờ rồi cộng. (số thập phân)

+ Đổi ra phút rồi cộng.

(12)

GV: như vậy các bạn đã chỉ ra 3 cách làm để thực hiện phép cộng này và 3 cách làm đều được. Nhưng ta làm theo cách 3 là thuận tiện hơn cả đó là ta cộng các số đo cùng đơn vị với nhau.

- HD: + Đặt tính (đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho các số đo cùng đơn vị phải thẳng cột với nhau)

+ Tính (cộng từ phải sang trái và cộng lần lượt các số đo cùng đơn vị với nhau)

- yc hs đứng tại chỗ tính, gv ghi.

? 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ? giờ ? phút.

GV: Vậy ôtô đã đi cả quãng đường từ HN đến Vinh hết 5giờ 50phút.

b. Ví dụ 2:

- GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.

3giờ 15phút 5 = - Cho HS thực hiện vào bảng con.

- Mời một HS lên bảng thực hiện.

- Lưu ý HS đổi 75 phút ra giờ.

- Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào?

3. Luyện tập: 20’

Bài tập 1 (135):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.

- GV nhận xét.

*Bài tập 2 (135):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào nháp.

- Mời một HS khá lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

4. Củng cố - Dặn dò. 3’

? Nêu cách nhân số đo thời gian với một số?

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài:

Chia số đo thời gian cho một số.

+ lấy số đo đơn vị giờ + số đo đơn vị giờ, số đo đơn vị phút + số đo đơn vị phút.

- Một hs tính, cả lớp làm vở nháp.

3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút

- 5 giờ 50 phút

- HS thực hiện: 3giờ 15phút 5

15giờ 75phút 75phút = 1giờ 15phút Vậy:3giờ 15phút 5 =

16giờ15phút.

- HS nêu. Tính:

a. 3giờ 12phút 3 = 9giờ 36phút 4giờ 23phút 4 = 17giờ 32phút

12giờ 25giây 5 = 62phút 5giây

b. 24,6giờ ; 13,6phút ; 28,5giây

*Tóm tắt

1 vòng : 1phút 25giây 3 vòng : ?

*Bài giải:

Tgian bé Lan ngồi trên đu quay là:

1phút 25giây 3 = 4phút 15giây

(13)

Đáp số: 4phút 15giây

TẬP ĐỌC

TIẾT 51: NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Hỉểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

3. Thái độ:- GDHS kính yêu thầy cô giáo, biết ơn những người đã dạy mình

* Quyền được giáo dục về các giá trị: Uống nước nhớ nguồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa (UDCNTT)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thâỳ Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài. 1’

2. Hdẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

Hđ1. Luyện đọc đúng: 10’

- Mời 1 HS giỏi đọc.

- HD chia đoạn.

- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. Cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- Mời 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

Hđ2. Tìm hiểu bài: 14’

+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

-> Rút ý1:

+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào?

- Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm

2 - 3 HS đọc bài và nêu nội dung

- HS theo dõi SGK

- Đ1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.

- Đ2: Tiếp cho đến đến tạ ơn thầy.

- Đoạn 3: Đoạn còn lại.

+ Lần 1 đọc kết hợp sửa phát âm.

+ Lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

+ 1 HS đọc toàn bài.

- HS theo dõi.

+ Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.

+ Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng...

1. Tình cảm của học trò với cụ giáo Chu.

+Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Thầy mời học trò cùng tới thăm 1người

(14)

đó? Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao khẩu hiệu nào có ND tương tự?

-> Rút ý 2. GV tiểu kết rút ra nội dung bài.

Vài HS nêu ND bài.

* qua tìm hiểu bài tập đọc này em thấy mình có quyền và bổn phận gì?

Hđ3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 8’

- Mời HS nối tiếp đọc bài. Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.

- Cho HS luyện đọc diễm cảm đoạn 1 trong nhóm. Thi đọc diễn cảm trước lớp.

GV nhận xét ghi điểm.

*Qua bài em học tập được điều gì?

3. Củng cố-dặn dò: 3’

- HS nêu lại ND bài. Về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Nhận xét tiết học.

thầy...

+ Tiên học lễ, hậu học văn; Uống nước nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo;

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều… ; Kính thầy…

2. Truyền thống tôn sư trọng đạo..

ND: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp

- HS đọc.

- HS tìm giọng đọc diễm cảm cho mỗi đoạn.

- HS luyện đọc diễn cảm.

- HS thi đọc.

+ Luôn có ý thức tôn sư trọng đạo ...

LỊCH SỬ

TIẾT 26: CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG

I- MỤC TIÊU. Học xong bài này, học sinh biết.

1. Kiến thức: Từ ngày 18 đến ngày 30/12/1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội.

- Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một “ ĐBP trên không”.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức bài học để thuật lại chiến thắng ĐBP trên không.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ Thành phố HN (để chỉ một số địa danh tiêu biểu liên quan tới sự kiện ĐBP trên không)

- Ảnh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở HN ( UDCNTT)

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A - Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Hãy thuật lại cuộc tiến công vào Sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968 ?

- Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

- Nhận xét, kl.

B - Bài mới.

- 2HS trả lời.

- Một số HS trả lời.

(15)

1. Giới thiệu bài: - Dùng ảnh tư liệu để gợi cho HS biết về những ngày đánh thắng máy bay Mĩ cuối tháng 12/1972 ở HN, từ đó nêu vấn đề để vào bài. 2’

2. Giảng bài. 28’

* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.

- GV cho HS đọc SGK, ghi kết quả làm việc vào phiếu học học tập.

- Cho HS quan sát hình trong hình trong SGK, sau đó Gv nói về việc máy bay B52 của Mĩ tàn phá HN.

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.

* Hoạt động 3:Làm việc cả lớp

- Tại sao gọi là chiến thắng “ ĐBP trên không” ?

- Y/C HS đọc SGK và thảo luận:

+ Ôn lại chiến thắng ĐBP ( 7/5/1954) và ý nghĩa của nó ( góp phần quyết định trong việc kết thúc chiến tranh, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ - ne – vơ)

+ Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, quân ta đã thu được những kết quả gì ?

+ Ý nghĩa của chiến thắng ĐBP trên không.

- GV dùng bản đồ chỉ một số địa danh tiêu biểu liên quan tới sự kiện ĐBP trên không và nêu rõ những ND cần nắm.Nhấn mạnh ý nghĩa của chiến thắng ĐBP trên không.

* Liên hệ : Qua tìm hiểu và giao bài trước về nhà , em hãy kể về tinh thần chiến đấu của quân dân HN ( hoặc ở địa phương em ) trong 12 ngày đêm đánh trả B52 Mĩ.

- Qua các phong trào đấu tranh giành cho dân tộc em có cảm nhận được điều gì về những người dân Việt Nam?

* GV giảng tiểu kết bài.

3. Củng cố dặn dò (3’)

-Tại saoMĩ ném bom hòng huỷ diệt HNội?

- Gd cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

- GV nhận xét bài học, dặn học sinh chuẩn bị bài : Lễ kí hiệp định Pa- ri.

1. Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52

- HS đọc SGK, thảo luận nhóm và trình bày ý kiến riêng về kiến riêng về âm mưu của Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá HN.

- HS qs hình trong hình trong SGK.

2. Hà Nội – 12 ngày đêm quyết chiến

- HS dựa vào SGK, kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời HN, với một số gợi ý: số lượng máy bay Mĩ, tinh thần chiến đấu kiên cường của các lực lượng phòng không của ta, sự thất bại của Mĩ.

- 2HS trả lời.

- HS đọc SGK và thảo luận theo y/c các câu hỏi.

3. Ý nghĩa chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

+Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta còn Mĩ thiệt hại nặng nề như TDP trong trận ĐBP năm 1954.

+ Cuộc tập kích = máy bay B52 của Mĩ bị đập tan, 81 máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi….

+ Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân nước Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc.

- HS đọc phần ghi nhớ (tr 44).

- 2 hs trả lời.

ĐỊA LÍ

(16)

TIẾT 26: CHÂU PHI (TIẾP THEO)

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của người dân Châu Phi là da đen.

Nắm được đặc điểm chính của kinh tế châu Phi, 1 số nét tiêu biểu của Ai Cập.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa lí của Ai Cập.

3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài.

* NDĐC:Văn minh Ai Cập:

- Xác định được vị trí địa lý của nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh một số hoạt động kinh tế của Châu Phi (UDCNTT)

III. CÁC HĐ DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: (4')

- Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?

- Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác với các châu lục khác?

- Nhận xét, kl.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài 1’

2. Bài giảng.

HĐ1. Dân cư châu Phi. 8’

Bước 1:HS dựa vào bảng số liệu của bài 17, cho biết:

+Dân cư châu Phi đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới.

- Dân cư sống tập trung ở đâu?

Bước 2 : Đại diện báo cáo kết quả..

- GV KL lại theo SGK.

HĐ2. Hoạt động kinh tế. 10’

Bước 1: HS đọc thông tin SGK và sự hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:

+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?

+ Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao ?

- Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả.

Hoạt động 3. Ai Cập 12’

Bc 1: HS thảo luận câu hỏi ở mục 5 SGK.

Bc 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ tự

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- HS làm việc cá nhân.

- Đại diện trả lời, lớp nhận xét bổ sung..

+ Đứng thứ hai

+ Vùng ven biển và các thung lũng sông còn các vùng hoang mạc hầu như không có người.

- HS làm việc cá nhân và trả lời.

+ Kinh tế chậm phát triển, hầu hết chỉ tập trung khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

+ Thiếu việc làm, thiếu ăn, thiếu mặc, dịch bệnh, đặc biệt là bệnh HIV/AIDS.

+ Ai Cập, Cộng hoà Nam Phi. An- giê- ri

- HS trả lời kết hợp chỉ bản đồ.

- HS thảo luận theo cặp.

- Đại diện trình bày, kết hợp chỉ bản

(17)

nhiên của châu Phi dòng sông Nin, vị trí giới hạn của Ai cập.

- Nêu vị trí của nước Ai Cập?

- Sông ngòi, đất đai ở Ai Cập có đặc điểm gì?

- Ai Cập thuộc đới khí hậu nào?

- Nêu đặc điểm kinh tế văn hoá của ai Cập?

đồ.

+Nằm ở Bắc Phi, là cầu nối của 3 châu lục: Á, Âu, Phi

+Có sông Nin là con sông lớn, cung cấp nước cho đồng bằng và sản xuất + Khí hậu nhiệt đới nhiều mưa.

+ Kinh tế tương đối phát triển, có các ngành kt: Khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch.

VĂN MINH AI CẬP 1. Giới thiệu về Ai Cập và văn minh Ai Cập

Ai Cập là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong 4 nền văn minh phát sinh một cách độc lập và lâu đời nhất trên thế giới này. Nền văn minh Ai Cập mà được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN.

Vị trí của Ai Cập lược đồ châu Phi 2. Một số câu chuyện về văn minh Ai Cập

Kim tự tháp

Kim tự tháp là lăng mộ của các Pharaon Ai Cập. Kim tự tháp là do người đời sau đặt ra, gọi theo hình dạng của chiếc tháp hình chóp. Còn người Ai Cập cổ đại gọi nó bằng tên khác “ngôi nhà vĩnh cửu bằng đá”, “rực rỡ”,...

Theo tín ngưỡng của người Ai Cập xưa thì chết chỉ là sự chuyển sang một thế giới khác và để người chết có được cuộc sống vĩnh hằng ở “thế giới bên kia” cần phải giữ gìn xác chết không cho thối rữa. Tin vào điều đó, ngay từ khi còn sống, các Pharaon Ai Cập đã lo xây dựng Kim tự tháp - những lăng mộ khổng lồ, cực kỳ kiên cố để giữ gìn thi thể của mình và gọi đó là “thiên đường”.

(18)

Ở vùng Hạ Ai Cập, người ta đã thống kê được 67 kim tự tháp, có cái đã đổ nát, có cái làm dở dang. Kim tự tháp được xây dựng đầu tiên là Kim tự tháp của vua Giôse khoảng thiên niên kỷ III TCN. Kim tự tháp Khêốp là kim tự tháp lớn nhất, hiện còn tương đối nguyên vẹn. Theo thiết kế ban đầu, kim tự tháp cao 146,6m (hiện nay đỉnh chóp bị bào mòn còn lại 137,7m), đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 232m, bốn mặt phẳng của tháp là hình tam giác cân. Kim tự tháp trông xa cao như một ngôi nhà 40, 50 tầng. Kim tự tháp Khêốp được đánh giá là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Tài nghệ xây dựng Kim tự tháp của người Ai Cập được thể hiện trước hết ở việc đẽo đá, mài đá và lắp ghép đá khi mà trong tay họ chỉ có những công cụ rất thô sơ bằng đá, gỗ,... Hàng triệu tảng đá được ghè đẽo theo kích thước đã định, rồi được mài nhẵn, xếp chồng lên nhau hàng trăm tầng, không có bất cứ một loại vật liệu kết dính nào mà vẫn đứng vững bốn, năm ngàn năm nay như muốn thách thức với thời gian. Người Ai Cập thường hãnh diện nói:

“Bất cứ cái gì cũng đều sợ thời gian, nhưng thời gian thì lại sợ Kim tự tháp”.

Tượng Nhân sư lớn và Quần thể kim tự tháp Giza Pharaon

Pharaon (phiên âm tiếng Việt: Pharaông; trong tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là “ngôi nhà vĩ đại”) là tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại từ Vương triều thứ Nhất cho đến khi bị Đế Quốc La Mã thôn tính năm 30 TCN.

Trên thực tế, tước hiệu này chỉ được sử dụng chính thức từ thời kỳ Tân Vương quốc, nhất là Vương triều thứ 18 nhưng đã trở nên thông dụng trong việc dùng để chỉ các vua Ai Cập cổ đại.

Quyền trượng và cây gậy là dấu hiệu chung của quyền lực của vua Ai Cập. Vương miện đội đầu của vua Ai Cập thường là màu đỏ hoặc màu trắng, hoặc có khi là sự kết hợp cả màu đỏ và màu trắng. Vương miện được cho là có phép thuật. Mặc dù rất phổ biến trong những bức chân dung hoàng gia, chưa từng có một chiếc vương miện Ai Cập cổ nào được tìm ra. Một số nhà khoa học

(19)

phỏng đoán rằng vương miện là những vật dụng tôn giáo, nên rất có thể một vị Pharaon đã chết sẽ không được sở hữu một chiếc vương miện, mà thay vào đó chúng được truyền lại cho người kế vị.

3. Củng cố - Dặn dò.(3’)

- GV nx bổ sung và giới thiệu về kim tự tháp, tượng nhân sư Ai Cập...

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tốt.

- Chuẩn bị bài: Châu Mĩ.

NS : 8 / 3/ 2021

NG: 18 / 3/ 2021 Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2021

TOÁN

TIẾT 127: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

2. Kĩ năng: -Vận dụng vào giải một số bài toán có nội dung thực tế.

- HS làm được BT1. HS khá, giỏi làm được tất cả 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thứctích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Cho HS làm vào bảng con BT 3 tiết trước.

- GV nhận xét dánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Bài giảng.

HĐ1. Hình thành phép chia. 12’

a. Ví dụ 1: GV nêu ví dụ.

+ Muốn biết trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào?

- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.

Thời gian Hải thi đấu một ván cờ là : 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây Đáp số : 14 phút 10 giây . b. Ví dụ 2:

- GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.

- Cho HS thực hiện vào bảng con.

- Mời một HS lên bảng thực hiện.

1 HS lên bảng, dưới lớp giở VBT- GV kiểm tra

+ Ta phải thực hiện phép chia:

42phút 30giây : 3 = ? - HS thực hiện:

42phút 30giây 3

12 14phút 10giây 1 30giây

00

Vậy: 42phút 30giây : 3 = 14phút 10giây

- HS thực hiện:

7giờ 40phút 4

3giờ = 180phút 1giờ 55phút

(20)

Lưu ý HS đổi 3 giờ ra phút rồi tiếp tục chia.

+ Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?

HĐ2. Luyện tập. 20’

Bài tập 1 (136):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào vở.

- GV nhận xét.

*Bài tập 2 (136):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào bảng con.

- Mời một HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

TC : “AI THÔNG MINH HƠN”

1*/ Trong 3 phút bạn An đi được 500m. Nếu cứ đi như vậy thì An đi 2km hết bao lâu ?

2*/ 2 con mèo cứ 2 phút bắt được 2 con chuột. Hỏi 5 con mèo bắt 5 con chuột trong bao lâu ?

3. Củng cố, dặn dò: 3’

+ Ôn chia số đo thời gian cho một số . + Ôn lại các phép tính cộng, trừ, nhân số đo thời gian đã học .

+ Tìm hiểu trước bài luyện tập.

220phút 20 0

Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.

* Ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.

*Tính:

a. 24phút 12giây 4

0 12 6phút 3giây 0

b. 35giờ 40phút 5

0 40 7giờ 8phút 0

c. 1giờ 12phút d. 3,1 phút

*Bài giải:

Người thợ làm việc trong thời gian là:

12giờ – 7giờ 30phút = 4giờ 30phút T/ bình người đó làm 1 dụng cụ hết số tgian là: 4giờ 30phút : 3 = 1giờ 30phút Đáp số: 1giờ 30phút.

An đi 2 km hết 12 phút.

5 con mèo bắt 5 con chuột trong 2 phút.

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 50: LIÊN KẾT CÂU CÂU BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

2. Kĩ năng: Biết cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

3.Thái độ. Có ý thức trong việc sử dụng đúng liên kết câu bằng thay thế từ ngữ.

Bài 2 : (Giảm tải)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(21)

- Bảng lớp (hoặc bảng phụ) viết 2 câu văn theo hàng ngang BT1 (phần nhận xét).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 3’

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Bài giảng

HĐ1: Hdẫn hsinh tìm hiểu ví dụ: 18’

Bài 1: Gọi HS đọc yc và nội dung của bài.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại đoạn văn + chú giải + Nêu rõ đoạn văn nói về ai ?

+ Những từ ngữ nào cho biết điều đó.

- Cho hs làm bài trongtrong VBT, gọi 1 HS làm trên bảng lớp.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

Sau đó, GV kết luận lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

 Cách diễn đạt trong đoạn văn trên tốt hơn cách diễn đạt trong đoạn văn dưới là vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau để chỉ một đối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán.

- GV nxét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.

* Ghi nhớ: 6’

Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/76)

- Ycầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài ngay tại lớp.

HĐ2: Hdẫn hsinh làm bài luyện tập: 16’

Bài 1:

- GV giao việc:

- 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lặp từ ngữ.

- Hs lắng nghe.

Bài 1: Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn.

+ Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.

Bài 2: Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây?

- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2: vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.

- HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76) - HS tự nêu

Bài 1: Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế các từ

(22)

+ Đọc lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ in đậm trong đoạn văn.

+ Từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào ? + Nêu tác dụng của việc thay thế

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Cho 1 em làm vào bảng phụ

- GV cùng HS nhận xét.

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.

 Từ anh ở câu 2 thay thế cho từ Hai Long ở câu 1

 Cụm từ người liên lạc (ở câu 4) thay cho từ người đặt hộp thư (ở câu 2).

 Từ đó (ở câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (ở câu 4)

Bài 2 : (Giảm tải) 3. Củng cố - Dặn dò 3’

- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK/76.

- Gv hệ thống lại kiến thức bài học

- Dặn HS về nhà học bài, lấy ba ví dụ về liên kết câu có sử dụng phép thay thế từ ngữ và chuẩn bị bài sau.

ngữ ở đây có tác dụng gì?

- HS tự làm bài vào vở. 1 em làm vào bảng phụ, kết quả :

+ Từ anh thay cho Hai Long.

+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.

+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.

Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 50: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Dựa theo truyện thái Sư Trần Thủ Độ , biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.

2. Kĩ năng: Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

* Quyền được xét xử công bằng.

II. KNS:

- Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).

- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.

- Một số vật dụng để HS sắm vai, diễn kịch.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 3’

- GV yêu cầu: Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.

B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu: 1’

2. Bài giảng:

- HS nối tiếp nhau phát biểu: Các vở kịch: Ở vương quốc Tương lai; Lòng dân; Người Công dân số Một.

- Lắng nghe, nhắc lại tên bài

(23)

Bài tập 1: 8’

- Yc HS đọc yêu cầu và đoạn trích.

+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?

+ Nội dung của đoạn trích là gì?

+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?

Bài tập 2: 12’

Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.

- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở. 1 nhóm làm vào bảng phụ gắn lên bảng, cho lớp nhận xét .

- GV cùng HS nhận xét, sữa chữa, bổ sung.

- Gọi 1 nhóm tbày bài làm của mình.

- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.

- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.

Bài tập 1: HS đọc yêu cầu và đoạn trích.

HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông

+Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha

+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn Bài tập 2: Dựa vào nội dung của trich đoạn trên (SGK). Hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch.

- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.

VD: Phú nông: - Bẩm , vâng …

Trần Thủ Độ: - Ta nghe phu nhân nói ngươi muốn xin chức câu đương, có đúng không?

Phú nông: - (Vẻ vui mừng) Dạ đội ơn Đức Ông. Xin Đức Ông giúp con được thỏa nguyện ước.

Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết chức câu đương phải làm những việc gì không?

Phú nông: - Dạ bẩm … (gãi đầu, lúng túng). Con phải … phải … đi bắt tội phạm ạ …

Trần Thủ Độ: Làm sao ngươi biết kẻ nào là phạm tội?

Phú nông: -Dạ bẩm …bẩm … Con cứ thấy nghi nghi là bắt ạ.

Trần Thủ Độ: - Thì ra ngươi hiểu chức phận thế đấy! Thôi được, nể tình phu nhân, ta sẽ cho ngươi được thỏa nguyện.

Có điều chức câu đương của ngươi là do phu nhân xin cho nên không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân ngươi để phân biệt.

Phú nông: (Hoảng hốt, cuống cuồng).

Ấy chết! Sao ạ? Đức ông bảo gì cơ ạ? ...

- HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nxét.

(24)

Bài tập 3: 14’ HS đọc yc của bài tập.

- Gợi ý HS: Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.

- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.

- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.

Bài tập 3: Phân vai đọc (hoặc diễn thử) màn kịch trên.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai

+ Trần Thủ Độ + Phú ông + Người dẫn chuyện

- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.

- HS diễn kịch trước lớp.

ĐẠO ĐỨC

EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.

2. Kĩ năng: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Thái độ: Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.

* GDQP-AN: Kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam (Tiết 2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng nhóm - Tranh, ảnh, về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thâỳ Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc ta (nhất là công cuộc bảo vệ đất nước)?

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài. 1’

- Cả lớp cùng hát bài: Trái đất này của chúng em, nhạc: Trương Quang Lục, thơ Định Hải.

+ Bài hát nói lên điều gì?

+ Để trái đất mãi mãi hoà bình, tươi đẹp chúng ta cần phải làm gì? Đó là nội dung bài học.

2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.

2 HS trả lời

- Nói về trái đất tươi đẹp.

(25)

- GV cho HS q/s các tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh (đã chuẩn bị) và hỏi:

+ Em thấy những gì trong những bức tranh đó?

- YC HS đọc thông tin trang 37,38 SGK:

+ Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở vùng có chiến tranh?

+ Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?

+ Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình chúng ta cần phải làm gì?

GV: Chiến tranh đã gây ra nhiều đau thương, mất mát. Đã có biết bao người dân vô tội phải chết, trẻ em thất học, đói nghèo, bệnh tật… Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.

- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1. Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay hay không giơ tay - GV mời một số HS giải thích lí do.

- GV kết luận: Các ý kiến(a), (d) là đúng;

các ý kiến (b), (c) là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- YC tìm những việc làm t/hiện lòng yêu h/bình.

- GV kl : Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi người chúng ta cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc,

- Hậu quả tàn khốc của chiến tranh, nhân dân và nhất là trẻ em bị thương vong.

- Cuộc sống của người dân ở vùng có chiến tranh rất khổ cực.

Nhiều trẻ em phải sống trong cảnh mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế... Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính….

- Chiến tranh để lại hậu quả lớn về người, của :

+ Cướp đi nhiều sinh mạng

+ Thành phố làng mạc bị phá hoại, tàn phá.

- Để thế giới không còn chiến tranh, chúng ta phải cùng sát cánh bên nhau cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh….

- Học sinh suy nghĩ thực hiện theo quy ước.

Làm bài tập 2 SGK.

- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi bài làm với bạn bên cạnh. Một số HS trình bày ý kiến trước lớp.

Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại : Các việc làm b, c thể hiện lòng yêu hoà bình.

Làm bài tập 3 SGK.

- HS thảo luận nhóm đôi. Một

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.. Kĩ năng: Hiểu

Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam... Đề bài: Hãy kể lại một

- HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.. - Hs

* Ñeà baøi : Keå chuyeän veà moät laàn em ñöôïc ñi thaêm caûnh ñeïp ôû ñòa phöông em hoaëc ôû nôi khaùc?. * Gôïi yù 1: Xaùc ñònh roõ caûnh ñeïp maø em ñeán

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

(keå roõ trình töï caùc söï vieäc xaûy ra, haønh ñoäng cuûa nhaân vaät; chuù yù nhaán maïnh nhöõng chi tieát theå hieän thaùi ñoä toân sö troïng ñaïo, tình caûm

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu.. học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc