• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

NS : 8 / 3/ 2021

NG: 15 / 3/ 2021 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021

TẬP ĐỌC

TIẾT 50: CỬA SÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng; tha thiết , giàu tình cảm.

- Biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng những từ ngữ cần thiết.

2. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.

3. Thái độ: HS học thuộc bài thơ.

* GD HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ : - Bảng phụ.Tranh minh họa sgk III. HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C:Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 4’

GV yêu cầu 2 HS đọc lại bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời các câu hỏi:

- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới :

1. Giới thiệu bài, ghi bảng. 1’

2. Bài giảng.

a. Luyện đọc. 10’

- GV yêu cầu từng tốp (mỗi tốp 6 HS) tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ.

- nhắc HS chú ý phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai chính tả (then khóa, mênh mông, cần mẫn, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp lóa…).

- Giáo viên nhắc HS chú ý :

+ Ngắt giọng đúng nhịp thơ.+ Phát âm đúng.

- GV cho HS luyện đọc lượt 2.

- GV giúp HS giải nghĩa thêm những từ ngữ, hình ảnh các em chưa hiểu (Cần câu uốn

- 2 HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng. và trả lời câu hỏi.

+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.

+ Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh,…

- HS lắng nghe. Nhắc lại tên bài.

- 1HS đọc toàn bài.

- Đọc nối tiếp lần 1

- HS luyện phát âm.

- HS đọc lượt 2.

- Học sinh đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó.

(2)

cong lưỡi sóng - ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn).

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ để gây ấn tượng.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 12’

- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Cách giới thiệu ấy có gì hay?

? Cách giới thiệu ấy có gì hay ?

GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp chơi chữ giúp người đọc hiểu thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.

- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào ?

- Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn ?

- ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.

c. Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng 9’

- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1,2 HS đọc toàn bài thơ.

- Lắng nghe

- Để nói về nơi sông chảy ra biển, trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ: Là cửa, nhưng không then, khóa/ Cũng không khép lại bao giờ.

- Cách nói đó rất đặc biệt - cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường - không có then, có khóa. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.

1, Giới thiệu đặc điểm của cửa sông.

- Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về với đất liền; nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hòa lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ; nơi cá tôm tụ hội;

những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng; nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất; nơi tiễn đưa người ra khơi…

2, Cửa sông là 1 địa điểm đặc biệt.

+ Dù giáp mặt vùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng …nhớ một vùng núi non…

+ Phép nhân hóa giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

3, Cửa sông chung thuỷ, không quên cội nguồn.

- HS nêu ý nghĩa của bài thơ.

(3)

- Gv hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc.

- Hd HS luyện đọc diễn cảm khổ 4 và 5.

- Kiểm tra việc luyện đọc của HS yếu.

- hdẫn hsinh nhận xét cách đọc của bạn mình.

- Yêu cầu HS thi đọc.

3. Củng cố, dặn dò : 3’

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ - HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu thơ, khổ thơ.

- Nhiều HS luyện đọc,thi đọc diễn cảm.

- HS nhẩm học thuộc. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.

TOÁN

TIẾT 124: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C. Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

Tính: a) 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng b) 30 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài 1’

2. Bài giảng

a. Thực hiện phép trừ số đo tgian: 15’

* Ví dụ 1: GV treo bảng phụ ghi VD 1.

+ GV hỏi: Ô tô đi từ Huế khi nào?

+ Ô tô đến Đà Nẵng khi nào?

+ Đề bài yêu cầu ta tính gì?

+ Để tính được thời gian ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng ta thực hiện phép tính gì?

+ Lấy thời gian nào trừ thời gian nào?

+ 15giờ 55phút – 13giờ 10phút = ? + Khi trừ các số đo tg ta phải làm gì ? + Chúng ta đặt tính như thế nào?

- Gọi HS đọc cách đặt tính, GV ghi bảng.

- Gọi HS tính.

15giơ 55phút 13giờ 10phút 2giờ 45phút

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.

- HS lắng nghe.

- HS nối tiếp nhắc lại tựa bài.

Gọi 1 HS đọc yêu cầu ví dụ 1.

+ Lúc 13giờ 10phút.

+ Lúc 15giờ 55phút

+ Tính thời gian ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng.

+ Phép tính trừ

+ Lấy 15giờ 55phút trừ 13giờ 10phút.

+ Phải đặt tính

+ Đặt tính sau cho các đơn vị cùng thời gian thẳng hàng với nhau.

- HS đọc: Viết 15giờ 55phút rồi viết 13giờ 10phút, viết dấu trừ ở giữa rồi kẻ dấu vạch ngang.

+ Lấy 55 trừ 10 bằng 45, viết 45 rồi hạ đơn vị thời gian phút xuống. Lấy 15 trừ 13 bằng 2, viết 2 rồi hạ đơn vị giờ xuống.

Vậy: 15giờ 55phút – 13giờ 10phút =

(4)

- Thông qua ví dụ 1, em nào nêu được cách thực hiện phép trừ các số đo thời gian?.

* Ví dụ 2:

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ 2.

+ Trên cùng 1 đoạn đường Hòa chạy mất bao nhiêu thời gian?

+ Bình chạy mất bao nhiêu thời gian?

+ Đề bài hỏi chúng ta điều gì?

+ Để biết Bình chạy ít hơn Hòa bao nhiêu giây ta làm tính gì?

+ Em hãy nêu phép tính tương ứng.

+ Khi trừ các số đo tgian ta phải làm gì?

+ Chúng ta đặt tính như thế nào?

- Gọi HS đọc cách đặt tính, GV ghi bảng.

+ Các em hãy quan sát xem số chỉ giây của số trừ và số chỉ giây của số bị trừ như thế nào?

- Vậy ta phải làm sao?

- GV nhận xét, chốt ý:

3giờ 20phút đổi 2phút 80giây 2giờ 45phút thành 2phút 45giây 0phút 35giây - Gọi HS tính.

- Thông qua ví dụ 2, em nào nêu được cách thực hiện phép trừ các số đo thời gian?

b. Hướng dẫn làm bài tập: 18’

* Bài tập 1:

- GV cho HS nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa (nếu có).

* Bài tập 2:

- GV cho HS nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa (nếu có).

2giờ 45phút

+ Khi trừ các số đo thời gian, ta cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.

- HS nhận xét.

Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Mất 3phút 20giây.

- Mất 2phút 45giây.

+ Hỏi Bình chạy ít hơn Hòa bao nhiêu giây?

+ Tính trừ.

+ 3phút 20giây – 2phút 45giây.

+ Ta phải đặt tính.

+ Đặt tính sau cho các đơn vị cùng thời gian thẳng hàng với nhau.

- HS đọc: Viết 15giờ 55phút rồi viết 13giờ 10phút, viết dấu từ ở giữa rồi kẻ dấu vạch ngang.

3giờ 20phút 2giờ 45phút

- (20giây < 45giây nên 20 không trừ được cho 45)

+ Lấy 1 phút trong 3phút của số trừ đổi ra giây ta được: 2phút 80giây.

+ Lấy 80 trừ 45 bằng 35, viết 35 rồi hạ đơn vị thời gian giây xuống. Lấy 2 trừ 2 bằng 0, viết 0 rồi hạ đơn vị phút xuống.

- Nêu: Khi trừ các số đo thời gian, ta cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.

* Trường hợp số đo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhr hơn, hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.

- HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét

_22giờ 15 phút 21 giờ 75 phút 12giờ 35 phút 12 giờ 35 phút 9 giờ 40 phút - HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét

(5)

* Bài tập 3:

- GV củng cố kĩ năng giải toán cho HS.

GV cùng HS tóm tắt bài toán.

- GV hướng dẫn HS cách giải.

4. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Gọi HS nêu lại cách trừ các số đo thời gian và phần chú ý.

- Dặn HS về học bài, làm bài tập

- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào tập Bài giải:

+ Tgian đi A- B, kể cả thời gian nghỉ là:

8giờ 30phut - 6giờ 45phút =1giờ 45phút.

+ Tgian người đó đi hết qđường AB là:

1giờ 45phút - 15 phút = 1giờ 30phút Đáp số: 1giờ 30phút

TẬP ĐỌC

TIẾT 51: NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Hỉểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

3. Thái độ:- GDHS kính yêu thầy cô giáo, biết ơn những người đã dạy mình

* Quyền được giáo dục về các giá trị: Uống nước nhớ nguồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa (UDCNTT)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thâỳ Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài. 1’

2. Hdẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

Hđ1. Luyện đọc đúng: 10’

- Mời 1 HS giỏi đọc.

- HD chia đoạn.

- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. Cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- Mời 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

Hđ2. Tìm hiểu bài: 14’

+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

2 - 3 HS đọc bài và nêu nội dung

- HS theo dõi SGK

- Đ1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.

- Đ2: Tiếp cho đến đến tạ ơn thầy.

- Đoạn 3: Đoạn còn lại.

+ Lần 1 đọc kết hợp sửa phát âm.

+ Lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

+ 1 HS đọc toàn bài.

- HS theo dõi.

+ Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng

(6)

+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

-> Rút ý1:

+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào?

- Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao khẩu hiệu nào có ND tương tự?

-> Rút ý 2. GV tiểu kết rút ra nội dung bài.

Vài HS nêu ND bài.

* qua tìm hiểu bài tập đọc này em thấy mình có quyền và bổn phận gì?

Hđ3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 8’

- Mời HS nối tiếp đọc bài. Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.

- Cho HS luyện đọc diễm cảm đoạn 1 trong nhóm. Thi đọc diễn cảm trước lớp.

GV nhận xét ghi điểm.

*Qua bài em học tập được điều gì?

3. Củng cố-dặn dò: 3’

- HS nêu lại ND bài. Về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Nhận xét tiết học.

yêu quý, kính trọng thầy.

+ Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng...

1. Tình cảm của học trò với cụ giáo Chu.

+Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Thầy mời học trò cùng tới thăm 1người thầy...

+ Tiên học lễ, hậu học văn; Uống nước nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo;

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều… ; Kính thầy…

2. Truyền thống tôn sư trọng đạo..

ND: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp

- HS đọc.

- HS tìm giọng đọc diễm cảm cho mỗi đoạn.

- HS luyện đọc diễn cảm.

- HS thi đọc.

+ Luôn có ý thức tôn sư trọng đạo ...

KỂ CHUYỆN

TIẾT 25: VÌ MUÔN DÂN

I. MỤC TIÊU:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

- Hiểu ý nghĩa c/c: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Từ đó giúp HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc - truyền thống đoàn kết.

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện.

- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to, nếu có)

(7)

- Bảng lớp viết những từ chú giải.

- Giấy khổ to vẽ sơ đồ gia tộc.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C :Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 3’

- Kiểm tra 2 HS : Cho HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự an ninh nơi làng xóm, phố phường mà các em biết.

- GV nhận xét B. Dạy Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Bài giảng:

HĐ1: Giáo viên kể chuyện. 8’

- Giáo viên kể lần 1: (GV kể to, rõ ràng) sau đó mở bảng phụ dán giấy khổ to đã viết sẵn từ ngữ để giải thích cho học sinh hiểu, giải thích quan hệ gia tộc giữa Trần Quốc Tuấn – Trần Quang Khải và các vị vua nhà Trần lúc bấy giờ.

- GV giải nghĩa một số từ khó :

+ Tị hiềm : nghi ngờ, không tin nhau, tránh không quan hệ với nhau.

+ Quốc công Tiết chế : chỉ huy cao nhất của quân đội.

+ Chăm-pa: một nước ở phía Nam nước Đại Việt bấy giờ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay).

+ Sát Thát: diệt giặc Nguyên

- GV dán tờ phiếu vẽ lược đồ về quan hệ gia tộc của các nvật trong truyện và giảng giải.

- Giáo viên kể lần 2 – 3: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp.

- Đoạn 1: Tranh vẽ cảnh Trần Liễu thân phụ của Trần Quốc Tuấn lâm bệnh nặng trối trăn những lời cuối cùng cho con trai.

- Đoạn 2 – 3: Cảnh giặc Nguyên ồ ạt xâm lược nước ta. Trần Quốc Tuấn đón tiếp Trần Quang Khải ở Bến Đông, tự tay dội nước thơm tắm cho Trần Quang Khải.

- Đoạn 4 – 5: Vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và các bô lão trong điện Diên Hồng.

- Đoạn 6: Cảnh giặc Nguyên tan nát thua chạy về nước.

- 2 HS lần lượt kể..

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh và lắng nghe kể chuyện.

- HS quan sát c đồ + nghe GV giảng giải.

- HS quan sát tranh + nghe cô giáo kể.

- Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.

(8)

HĐ2: Hướng dẫn hs kể chuyện. 20’

+ Yêu cầu 1:

- Gv nêu yêu cầu, nhắc học sinh chú ý cần kể những ý cơ bản của câu chuyện, không cần lặp lại nguyên văn của lời thầy cô.

- Giáo viên nhận xét, khen học sinh kể tốt.

+ Yêu cầu 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Giáo viên nhận xét.

+ Yêu cầu 3:

- Giáo viên gợi ý để học sinh tự nêu câu hỏi – cùng trao đổi – trình bày ý kiến riêng.

HĐ3. HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 5’

- Nói về ý nghĩa câu chuyện

- Giáo viên nhận xét – chốt lại: Câu chuyện ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc, khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó.

3. Củng cố - dặn dò: 2’

- Nhận xét, tuyên dương bạn học tốt

- Yc học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện.

- 6 hs nối tiếp nhau dựa theo 6 tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện.

1 học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Hs thi đua kể lại toàn bộ c/c - Cả lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu – cả lớp suy nghĩ.

- Hs tự nêu câu hỏi và câu trả lời theo ý kiến của cá nhân.

- HS kể theo nhóm 3 (mỗi em kể và giới thiệu về 2 tranh)

- Kể lại toàn bộ truyện một lượt + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ Đại diện các nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện

- Lớp nhận xét

- Hs chọn bạn kể chuyện hay nhất và nêu ưu điểm của bạn.

- Lắng nghe, ghi bài chuyển tiết

TOÁN

TIẾT 125: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố cách cộng trừ số đo thời gian.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cộng trừ số đo thời gian, vận dụng giải các bài toán thực tiễn.

3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C.Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. (4’)

- Y/c HS nêu cách thực hiện cộng, trừ số đo thời gian

- Đại diện chữa bài 3 B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài. 1’

- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1. 8’

- HS nêu yêu cầu bài tập và tự làm bài

- 2 HS nêu, lớp nhận xét . - 1 HS lên chữa bài.

- HS tự tính, đại diện chữa bài..

(9)

- Lưu ý112 giờ = 23 giờ

= 90 phút (3/2  60) 214 giờ = 94 giờ

= (9/4  60) = 135 giây - Mời đại diện chữa bảng.

- Củng cố lại cách chuyển đổi số đo thời gian.

Bài 2: 8’

- HS thực hiện phép + số đo thời gian.

- HS và GV nhận xét.

- GV thu vở chấm chữa bài, củng cố lại cách thực hiện cộng số đo thời gian.

Bài 3: 8’

- Yêu cầu HS tự thực hiện phép trừ số đo thời gian.

- GV giúp đỡ HS yếu chuyển đổi ở phần a, c rồi mới thực hiện.

- Gv và HS cùng chữa bài, củng cố lại cách trừ hai số đo thời gian.

Bài 4: 6’

- Mời HS đọc đề bài.

- Phân tích bài rồi làm bài.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Y/c HS nhắc lại cách cộng, trừ số đo thời gian.

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau: Nhân số đo thời gian với một số.

a) 12 ngày:= 288 giờ;

3,4 ngày= 81,6giờ

4 ngày12 giờ = 108giờ;

2

1giờ = 30p’

b)_18p 5giờ Hay _ 17 phút 65 giây 12p23giờ 12 phút 23 giây 5 phút 42 giây

a) 2 năm 5 tháng + 3 năm 6 tháng 5 năm 11tháng

- HS suy nghĩ tự làm bài, đại diện chữa bài.

a) 4 năm 3 tháng - 2 năm 8 tháng 1 năm 7 tháng

- HS đọc kĩ đề bài, rồi tự làm.

- Đại diện nêu cách tính.

Bài giải:

Thời gian hai sự kiện cách nhau là:

1961 – 1942 = 19 ( năm)

Đáp số : 19 năm

KHOA HỌC

TIẾT 50: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU. Sau bài học học sinh có khả năng:

1. Kiến thức: - Củng cố cho Hs các kiến thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.

2. Kĩ năng: - Rèn cho HS kỹ năng tự hệ thống, trình bày tốt.

3. Thái độ: - Giáo dục Hs ý thức BVMT, tiết kiệm vật chất và năng lượng.

*Tích hợp GDMT

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh hoạ. Phiếu học tập.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. 4’

+ Em hãy kể tên một số loại vật liệu - Một số HS nêu.

(10)

thường dùng. Nêu công dụng của chúng.

- Nhận xét, đánh giá B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Bài giảng:

a. Hoạt động 1: Làm bài 2. 10’

+ Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.

+ Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài tập.

- Yêu cầu thảo luận cặp.

- Gọi HS trao đổi trước lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

- Kết luận: Con người, máy múc, động cơ cần năng lượng để hoạt động.

b.Hđộng 2: Nhà tuyên truyền giỏi. 20’

+ Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.

+ Cách tiến hành:

- Viết tên đề tài lên bảng.

1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.

2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.

3.Thực hiện an toàn khi sử dụng chất điện.

- Chia lớp làm các nhóm, yêu cầu các nhóm tự chọn đề tài, thảo luận.

- Yêu cầu Hs thể hiện trước lớp.

- Nhận xét, khen ngợi.

3. Củng cố, dặn dũ. (3’)

+ Khi sử dụng các nguồn năng lượng ta cần chú ý điều gì?

- HS nêu.

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận (5’) Các phương

tiện

Sử dụng năng lượng Xe đạp N. lượng cơ bắp Mỏy baytừ

con người.

N. lượng chất đốt từ xăng.

Thuyền buồm N. lượng từ giú.

ô tô N. lượng chất đốt từ xăng.

Bánh xe nước N. lượng từ nước chảy.

Tàu hoả N. lượng chất đốt từ than đỏ.

Pin mặt trời N. lượng từ mặt trời.

- Đọc tên 3 đề tài.

- Làm việc nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Đại diện tuyên truyền trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn tuyên truyền hay nhất.

-HS nêu

(11)

*GDMT: Khi sử dụng năng lượng để hoạt động máy móc chúng ta phải chú ý điều gì để đảm bảo vấn đề môi trường?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học và làm bài VBT.

- Chuẩn bị: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

NS : 8 / 3/ 2021

NG: 16 / 3/ 2021 Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021

CHÍNH TẢ (Nghe –viết)

TIẾT 26: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Nghe viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động ;

- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT 2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.

2. Kĩ năng: Tr/bày đúng hình thức bài văn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, rèn chữ, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài - Bút dạ + 2 phiếu khổ to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A.Kiểm tra bài cũ: 5’

- Giáo viên kiểm tra hai học sinh : cho hai học sinh lên viết trn bảng lớp : 5 tên riêng nước ngoài trong bài chính tả trước.

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 1’

- Trong tiết chính tả hôm nay, các em tiếp tục được ôn luyện về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài thông qua bài viết chính tả và hệ thống bài tập. Từ đó các em sẽ khắc sâu hơn về quy tắc viết hoa, vận dụng những điều đã biết vào làm bài, vào cuộc sống.

2. Hướng dẫn HS viết chính tả HĐ1. Hướng dẫn chính tả (8’)

- Giáo viên đọc bài chính tả một lượt - Mời 1 học sinh đọc, giáo viên hỏi :

+ Bài chính tả nói lên điều gì?

- Hai học sinh lên bảng viết, học sinh viết vào giấy nháp : Sác – lơ Đác – uyn, A-đam, Ê-va, Nữ Oa, Trung Quốc, Ấn Độ.

- Học sinh theo dõi trong sgk.

+ Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1- 5.

(12)

- YC học sinh đọc thầm, tìm những từ khó viết, luyện viết.

- YC học sinh gấp sgk, nghe viết.

- Giáo viên đọc từng câu hoặc bộ phận cuả câu cho học sinh viết (2 lần).

HĐ2. Học sinh viết bài (15’)

- Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả.

HĐ3. Chấm và chữa bài chính tả: (5’) - Giáo viên chấm 5-7 bài, yêu cầu học sinh đổi vở soát lỗi .

- Giáo viên nhận xét, chữa lỗi chung.

3. Hdẫn HS làm bài tập chính tả (5’) Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài và cả bài tác giả bài “Quốc tế ca”.

- Giáo viên giao việc:

+ Đọc thầm lại bài văn.

+ Tìm các tên riêng trong bài văn (dùng bút chì gạch trong VBT).

+ Nêu cách viết các tên riêng đó - Cho học sinh làm bài.

+ Giáo viên giải thích thêm.

* Công xã Pa-ri: tên một cuộc cách mạng (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó).

* Quốc tế ca : tên một tác phẩm (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó).

- Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò: (1’)

- Mời học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên dịa lí nước ngoài.

- Dặn học sinh ghi nhớ qui tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.

- HS phát hiện, luyện viết những từ viết dễ sai: Chi-ca-gô, Niu yok, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ…

- Học sinh gấp sách giáo khoa, nghe viết.

- Học sinh tự sốt lỗi.

- Hsinh đổi vở cho nhau để sửa lỗi.

- Một học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.

- Hai học sinh làm phiếu. Cả lớp làm vào vở bài tập hoặc làm vào vở nháp.

+ Tên riêng và qui tắc viết tên riêng đó.

* Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây- teâ, Pa-ri (viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trong một bộ phận của tên được ngăn cách bởi dấu gạch nối).

* Pháp: (viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt).

- HS nêu quy tắc.

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 50: LIÊN KẾT CÂU CÂU BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ

I. MỤC TIÊU :

(13)

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

2. Kĩ năng: Biết cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

3.Thái độ. Có ý thức trong việc sử dụng đúng liên kết câu bằng thay thế từ ngữ.

Bài 2 : (Giảm tải)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng lớp (hoặc bảng phụ) viết 2 câu văn theo hàng ngang BT1 (phần nhận xét).

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C:Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 3’

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Bài giảng

HĐ1: Hdẫn hsinh tìm hiểu ví dụ: 18’

Bài 1: Gọi HS đọc yc và nội dung của bài.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại đoạn văn + chú giải + Nêu rõ đoạn văn nói về ai ?

+ Những từ ngữ nào cho biết điều đó.

- Cho hs làm bài trongtrong VBT, gọi 1 HS làm trên bảng lớp.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

Sau đó, GV kết luận lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

 Cách diễn đạt trong đoạn văn trên tốt hơn cách diễn đạt trong đoạn văn dưới là vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau để chỉ một đối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán.

- GV nxét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.

* Ghi nhớ: 6’

Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/76)

- Ycầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ.

- 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lặp từ ngữ.

- Hs lắng nghe.

Bài 1: Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn.

+ Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.

Bài 2: Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây?

- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2: vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.

- HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76) - HS tự nêu

(14)

- GV nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài ngay tại lớp.

HĐ2: Hdẫn hsinh làm bài luyện tập: 16’

Bài 1:

- GV giao việc:

+ Đọc lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ in đậm trong đoạn văn.

+ Từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào ? + Nêu tác dụng của việc thay thế

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Cho 1 em làm vào bảng phụ

- GV cùng HS nhận xét.

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.

 Từ anh ở câu 2 thay thế cho từ Hai Long ở câu 1

 Cụm từ người liên lạc (ở câu 4) thay cho từ người đặt hộp thư (ở câu 2).

 Từ đó (ở câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (ở câu 4)

Bài 2 : (Giảm tải) 3. Củng cố - Dặn dò 3’

- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK/76.

- Gv hệ thống lại kiến thức bài học

- Dặn HS về nhà học bài, lấy ba ví dụ về liên kết câu có sử dụng phép thay thế từ ngữ và chuẩn bị bài sau.

Bài 1: Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế các từ ngữ ở đây có tác dụng gì?

- HS tự làm bài vào vở. 1 em làm vào bảng phụ, kết quả :

+ Từ anh thay cho Hai Long.

+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.

+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.

Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.

TOÁN

TIẾT 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng để giải các BT có nội dung thực tiễn.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng nhóm

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở;

thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng. 1’

2. Bài giảng 12’

a. Ví dụ 1: GV nêu ví dụ.

- 1 - 2 HS nêu

- Một học sinh đọc.

(15)

- BT cho biết ôtô đi từ địa điểm nào đến địa điểm nào?

? Ôtô đi từ Hà Nội -> Thanh Hoá hết ? tgian?

? Ôtô đi từ Thanh Hoá đến Vinh hết ? thời gian?

? Bài toán yêu cầu ta làm gì?

- Vậy muốn biết ôtô đó đi cả quãng đường từ Hà Nôi đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ta làm ntn?

- Gv cho hs nêu phép tính tương ứng.

? Con có nhận xét gì về phép tính này.

? Phép cộng số đo t/gian c/ ta đã được học chưa?

GV: Để giúp các em biết cách thực hiện số đo thời gian như thế nào? hôm nay cô … - ? Lớp thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách thực hiện phép cộng này.

GV: như vậy các bạn đã chỉ ra 3 cách làm để thực hiện phép cộng này và 3 cách làm đều được. Nhưng ta làm theo cách 3 là thuận tiện hơn cả đó là ta cộng các số đo cùng đơn vị với nhau.

- HD: + Đặt tính (đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho các số đo cùng đơn vị phải thẳng cột với nhau)

+ Tính (cộng từ phải sang trái và cộng lần lượt các số đo cùng đơn vị với nhau)

- yc hs đứng tại chỗ tính, gv ghi.

? 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ? giờ ? phút.

GV: Vậy ôtô đã đi cả quãng đường từ HN đến Vinh hết 5giờ 50phút.

b. Ví dụ 2:

- GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.

3giờ 15phút 5 = - Cho HS thực hiện vào bảng con.

- Mời một HS lên bảng thực hiện.

- Lưu ý HS đổi 75 phút ra giờ.

- ôtô đi từ Hà Nội đến Vinh.

+ Hết 3giờ 15phút

+ Đi từ Thanh Hóa đến Vinh hết 2 giờ 35 phút.

+ Tính quãng đường ôtô ddi từ HN đến Vinh hết bao nhiêu thời gian?

- Thực hiện phép cộng.

- 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút.

+ là phép cộng số đo thời gian + Chưa học.

3 hs trình bày:

+ Đổi ra giờ rồi cộng. (số thập phân)

+ Đổi ra phút rồi cộng.

+ lấy số đo đơn vị giờ + số đo đơn vị giờ, số đo đơn vị phút + số đo đơn vị phút.

- Một hs tính, cả lớp làm vở nháp.

3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút

- 5 giờ 50 phút

- HS thực hiện: 3giờ 15phút 5

15giờ 75phút

3 giờ15 phút

Thanh Hóa H à

N iộ Vinh

2 giờ 35 phút

?

(16)

- Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào?

3. Luyện tập: 20’

Bài tập 1 (135):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.

- GV nhận xét.

*Bài tập 2 (135):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào nháp.

- Mời một HS khá lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

4. Củng cố - Dặn dò. 3’

? Nêu cách nhân số đo thời gian với một số?

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài:

Chia số đo thời gian cho một số.

75phút = 1giờ 15phút Vậy:3giờ 15phút 5 =

16giờ15phút.

- HS nêu. Tính:

a. 3giờ 12phút 3 = 9giờ 36phút 4giờ 23phút 4 = 17giờ 32phút

12giờ 25giây 5 = 62phút 5giây

b. 24,6giờ ; 13,6phút ; 28,5giây

*Tóm tắt

1 vòng : 1phút 25giây 3 vòng : ?

*Bài giải:

Tgian bé Lan ngồi trên đu quay là:

1phút 25giây 3 = 4phút 15giây

Đáp số: 4phút 15giây

KHOA HỌC

TIẾT 51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA

I. MỤC TIÊU.

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Nêu và chỉ được đâu là nhị, nhụy. Nói tên được các bộ phận chính của nhị, nhụy.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy

3. Thái độ: HS có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

+ Hình trang 104,105 SGK (UDCNTT) + HS và GV sưu tầm một số hoa thật.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ.(4’)

- Kể tên một số loài hoa mà em biết? Hoa gồm có những bộ phận nào?

- Nhận xét, kl.

B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài. 2’

- GV yêu cầu HS qs H 1, 2 ( 104 ) chỉ vào hình

- Một số HS nêu.

- HS làm việc cá nhân.

(17)

và kể tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng

- Gv giới thiệu cơ quan sinh sản của một số loại hoa khác và GT : hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.

2. Bài giảng

HĐ1: Nhị và nhuỵ. Hoa đực và hoa cái. 10’

* Mục tiêu: HS phân biệt được nhuỵ và nhị;

hoa đực và hoa cái.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp.

-HS trao đổi theo cặp – Qsát hình 1-2 SGK và cho biết:

+ Tên cây?

+Cơ quan sinh sản của cây đó?

+Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?

+Trên cùng 1 loài cây có hoa, hoa được gọi tên là những loại hoa gì?

- GV y/c HS thực hiện theo y/c trang 104 SGK.

Quan sát H 3-4 phân biệt đâulà nhị, đâu là nhuỵ Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gv chốt lại kết quả đúng.

-Yêu cầu HS quan sát 2 bông hoa mướp và cho biết hoa nào hoa đực, hoa nào hoa cái?

+Tại sao ta có thể phân biệt được hoa mướp đực và hoa mướp cái?

HĐ2:Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ. 10’

* Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ.

* Cách tiến hành:

* Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Y/c nhóm trưởng điều khiển nhóm làm nv:

+ Quan sát các bộ phận của bông hoa đã sưu tầm được và chỉ đâu là nhị( nhị đực) đâu là nhuỵ ( nhị cái)

+ phân loại các bông hoa xem hoa nào có cả nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ.

* Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em trình bày từng nhiệm vụ..

- Y/c HS kết luận theo mục bóng đèn SGK.

HĐ3: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính. 10’

- Các nhóm thảo luận.

- HS làm việc cặp đôi theo gợi ý của GV.

- Đại diện trình bày kết quả.

+H1: Cây dong riềng. Cơ quan sinh sản là hoa.

+H2: Cây phượng: Cơ quan sinh sản là hoa.

+Cùng là thực vật có hoa cơ quan sinh sản là hoa.

+Hoa đực và hoa cái.

- Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận

- Nhóm trưởng điểu khiển theo y/c của GV.

+ Hình a: Hoa mướp đực Hình b: Hoa mướp cái.

+Vì ở hoa mướp cái phần từ nách lá đến đài hoa có hình dạng giống quả mướp nhỏ

- Đại diện cầm hoa đã sưu tầm để giới thiệu từng bộ phận của hoa - đại diện nhóm khác trình bày về nhị, nhuỵ

Hoa có cả nhị và nhuỵ

Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ Phượng, dong

riềng, râm bụt, sen,đào,mơ, mận

Bầu bí, mướp, dưa chuột, dưa hấu…

(18)

* Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.

* Cách tiến hành.

Bước 1: Làm việc cá nhân.

- HS qs sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú ứng với từng bộ phận của nhị và nhuỵ.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em lên chỉ bản đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ.

3. Củng cố, dặn dò. (4’)

- Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?

-Thế nào là hoa lưỡng tính, hoa đơn tính?

- Nhận xét chung tiết học,

- Cb bài “Sự sinh sản của thực vật có hoa.”

- HS làm việc cá nhân, và đại diện trả lời.

- Nhị gồm: a. Bao phấn b. Chỉ nhị - Nhuỵ gồm: c.Đầu nhuỵ d. Vòi e. Bầu nhuỵ g. Noãn - 2 hs trả lời.

ĐẠO ĐỨC

EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.

2. Kĩ năng: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Thái độ: Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.

* GDQP-AN: Kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam (Tiết 2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng nhóm - Tranh, ảnh, về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thâỳ Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc ta (nhất là công cuộc bảo vệ đất nước)?

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài. 1’

- Cả lớp cùng hát bài: Trái đất này của chúng em, nhạc: Trương Quang Lục, thơ Định Hải.

+ Bài hát nói lên điều gì?

+ Để trái đất mãi mãi hoà bình, tươi đẹp

2 HS trả lời

- Nói về trái đất tươi đẹp.

(19)

chúng ta cần phải làm gì? Đó là nội dung bài học.

2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.

- GV cho HS q/s các tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh (đã chuẩn bị) và hỏi:

+ Em thấy những gì trong những bức tranh đó?

- YC HS đọc thông tin trang 37,38 SGK:

+ Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở vùng có chiến tranh?

+ Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?

+ Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình chúng ta cần phải làm gì?

GV: Chiến tranh đã gây ra nhiều đau thương, mất mát. Đã có biết bao người dân vô tội phải chết, trẻ em thất học, đói nghèo, bệnh tật… Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.

- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1. Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay hay không giơ tay - GV mời một số HS giải thích lí do.

- GV kết luận: Các ý kiến(a), (d) là đúng;

các ý kiến (b), (c) là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- YC tìm những việc làm t/hiện lòng yêu h/bình.

- GV kl : Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi

- Hậu quả tàn khốc của chiến tranh, nhân dân và nhất là trẻ em bị thương vong.

- Cuộc sống của người dân ở vùng có chiến tranh rất khổ cực. Nhiều trẻ em phải sống trong cảnh mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế... Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính….

- Chiến tranh để lại hậu quả lớn về người, của :

+ Cướp đi nhiều sinh mạng

+ Thành phố làng mạc bị phá hoại, tàn phá.

- Để thế giới không còn chiến tranh, chúng ta phải cùng sát cánh bên nhau cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh….

- Học sinh suy nghĩ thực hiện theo quy ước.

Làm bài tập 2 SGK.

- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi bài làm với bạn bên cạnh. Một số HS trình bày ý kiến trước lớp.

Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại : Các việc làm b, c thể hiện lòng yêu hoà bình.

(20)

người chúng ta cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác, như các hành động, việc làm : Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.

Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.

- YC học sinh thảo luận theo cặp để tìm ra những hoạt động bảo vệ hoà bình.

- Em đã tham gia vào những hoạt động nào trong những hoạt động vừa nêu trên?

- GV kluận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.

3. Củng cố - Dặn dò: 5’

- Em cần phải làm gì để bảo vệ hòa bình, trong cuộc sống chúng ta phải thể hiện như thế nào để chứng tỏ em yêu hòa bình ?

- Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện… về chủ đề Em yêu hoà bình.

- Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.

Làm bài tập 3 SGK.

- HS thảo luận nhóm đôi. Một nhóm làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả…

- Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, vùng bị bão lụt …

-2 HS đọc

- GV gọi 2 HS đọc mục ghi nhớ SGK

NS : 8 / 3/ 2021

NG: 17 / 3/ 2021 Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2021

TẬP ĐỌC

TIẾT 52: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó.

- ND: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, khi dồn dập, náo nức khi khoan thai thể hiện diễn biến vui tươi, náo nhiệt của hội thi.

3. Thái độ: - Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả gửi gấm niềm yêu mến, tự hào đối với truyền thống dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ nội dung bài.

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, dàm thoại, gợi mở; thực hành, quan sát, nhóm, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

(21)

- HS đọc bài Nghĩa thầy trò và nêu nd bài.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài. 1’

Con biết những lễ hội nào ở nước ta?(K)

- Hãy quan sát tranh nêu ND bức tranh?

- GV: Các con ạ, mỗi khi mùa xuân đến cũng đồng nghĩa với việc mùa của những lễ hội ở nước ta bắt đầu. Mỗi lễ hội đều có những điểm độc đáo, thú vị và ý nghĩa riêng của nó. Đây chính là lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, 1 làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

(W) Con có muốn biết điều gì về lễ hội này ko?

GV: Vậy lễ hội này được bắt nguồn từ đâu, lễ hội này được diễn ra như thế nào và cách thức tổ chức ra sao, chúng ta tìm hiểu qua bài hôm nay.

2. Hdẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

Hđ1. Luyện đọc đúng: 10’

(Kĩ thuật đọc tích cực) - Y/c hs chia đoạn.

- GV hd đọc từng đoạn

- HS đọc nối tiếp lần 1 + rèn đọc đúng từ.

(trẩy quân,lấy lửa, giần sàng)

- HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ.

Đ1: sông Đáy Đ3: Đình Đ4: trình (Kết hợp xem tranh)

? Ngoài các từ trên, trong bài còn từ nào em chưa hiểu nghĩa.

- Chú ý nghỉ hơi rõ sau các câu văn dài:

+ hs phát hiện cách ngắt, nghỉ, nhận giọng.

+ GV đọc mẫu lại các câu văn dài.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi 2 cặp đọc bài trước lớp.

- HD đọc toàn bài: Toàn bài đọc với

2 HS đọc bài và nêu nội dung.

- HS: + Lễ hội rước ông Bồ chùa Cảnh Huống ở Yên Đức

+ Lễ hội đua thuyền chùa Quỳnh Lâm- Đông Triều + Lễ hội chùa Yên Tử...

- Tranh vẽ 1 người đàn ông và nhiều người phụ nữ mặc quần áo cổ truyền, người thì bưng bê rổ, người thì thổi lửa vào cái niêu...

- Con muốn biết các lễ hội được bắt nguồn từ đâu.

- Con muốn biết trong các lễ hội đó có các trò chơi dân gian nào.

- Con muốn biết các trò chơi đó được diễn ra ntnào?

1 - 2 HS đọc toàn bài - Cả lớp theo dõi.

- 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn.)

- Cả lớp theo dõi.

- HS tìm thêm từ trong bài mà mình chưa hiểu nghĩa

+ Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân/

bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ/bên bờ sông Đáy xưa.//

(22)

giọng kể linh hoạt thể hiện khi thế vui tươi của cuộc thi.

- Giáo viên đọc mẫu.

Hđ2. Tìm hiểu bài: 14’ (L)

(KT đặt câu hỏi, KT hoạt động nhóm, KT đọc tích cực)

- Cho HS đọc đoạn 1:

+ Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

- Từ ngữ: Trẩy quân (xem tranh) + Nêu ý chính của đoạn 1?

* Xuất phát từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa nên hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân được ra đời. Vậy diễn biến lễ hội này như thế nào? Cô mời các em đọc đoạn 2,3 và trả lời cho cô câu hỏi:

?Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.

- GV cho HS xem tranh lấy lửa.

+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?

- Xem tranh ảnh các thành viên phối hợp nhịp nhàng.

- Nêu ý chính của đoạn 2, 3

*GV: Diễn biến của hội thi diễn ra rất nhịp nhàng và có sự ăn ý giữa các thành viên trong độ với nhau. Phải chăng dành chiến thắng trong hội thi là một điều ao ước của mỗi đội? Chúng ta

- HS lắng nghe

+ Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

(ghi bảng từ khóa: + trẩy quân

- Trẩy quân (hành quân đi đánh giặc)

Ý1: Giới thiệu nguồn gốc hội thi thổi cơm.

+ Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt lên leo bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm trên ngọn mang xuống châm vào ba que diêm để hương cháy thành ngọn lửa.

- HS xem.

+ Khi một thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác, mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước, nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.

(ghi bảng từ khóa)

+ lấy lửa + vót đũa + giã thóc, giần sàng + lấy nước, nấu cơm * xem tranh

2. Diễn biến của hội thi.

(23)

cùng tìm hiểu đoạn 4 của bài.

- Cho HS đọc đoạn 4:

+ Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi” đối với dân làng?

- Từ ngữ: Giật giải.

 GV: Giải thưởng của Hội thổi cơm thi là phần thưởng cho đội chứng tỏ được sự khéo léo tài trí sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Giật được giải thưởng cũng có ý nghĩa là chứng minh được điều đó. Vì thế việc giật giải là niềm tự hào khó có gì sánh nổi

- Nêu ý chính của đoạn 4:

- Qua bài văn này, tác giả gửi gắm gì về tình cảm của mình đối với những nép đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc?

- GV tiểu kết rút ra nội dung bài.

- GV chốt lại những điều hs muốn biết.

Hđ3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 8’

(Kĩ thuật đọc tích cực) - Y.c 4 hs đọc nối tiếp 4 đoạn

? Toàn bài đọc với giọng ntn? Cần nhấn giọng những TN gợi tả gì?

Gv: Để đọc hay bài này, ngoài đọc to và rõ ràng, ta còn cần chú ý điểm gì?

- Giáo viên đưa đoạn 2 (diễn cảm)

- Hs đọc thầm, tìm cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng ...

+ Nhấn giọng ở những TN tả hoạt động của từng thành viên ...

- Y.c 2,3 hs đọc trước lớp - GV đọc mẫu

- Luyện đọc trong nhóm 4.

- Thi đọc giữa các nhóm trước lớp.

- GV+ HS đánh giá, bình chọn hs đọc hay

3. Củng cố-dặn dò: 3’

- Bài văn muốn nói lên điều gì ?

(H) Các con có muốn biết thêm gì về lễ hội này nữa không?

+ Con làm thế nào để tìm hiểu thêm về lễ hội này?

+ Vì giật được giải trong cuộc thi chứng tỏ đội thi rất tài giỏi, khéo léo, ăn ý …

- Giật giải (giành được giải nhất trong cuộc thi)

(ghi bảng) + giật giải

3. Ý nghĩa của hội thi.

+ Tác giả thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt…

HS nêu ND bài.

ND: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc.

- Học sinh đọc nối tiếp.

+ Ngắt, nghỉ đúng và nhấn giọng các từ miêu tả.

- Học sinh tìm

- 2,3 hs đọc trước lớp - Luyện đọc theo nhóm.

- Thi đọc trước lớp.

.

+ Con có.

+ Con sẽ tìm hiểu thêm ở trên mạng + Nếu có dịp con sẽ bảo bố mẹ dẫn đến làng Đồng Vân để xem trực tiếp

(24)

* Các em cần làm gì để giữ gìn nét đẹp truyền thống này?

- Giáo dục hs giữ gìn và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.

* Liên hệ: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là 1 trong những nét đẹp văn hóa lễ hội của dân tộc ta. Chúng ta phải yêu mến và tự hào về lễ hội, cần có ý thức tham gia nhiệt tình vào các lễ hội để lễ hội được duy trì và lưu truyền. Không chỉ có lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân mà còn nhiều lễ hội khác trên mảnh đất quê hương, đất nước ta nữa.

- Ở địa phương mình có lễ hội gì?

- Cho hs xem tranh về 1 số lễ hội trên cả nước và 1 video về lễ rước nước tại Lễ hội Thái Miếu nhà Trần ở Đông Triều - Giáo viên nhận xét, dặn dò.

lễ hội diễn ra như thế nào.

...

TOÁN

TIẾT 127: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

2. Kĩ năng: -Vận dụng vào giải một số bài toán có nội dung thực tế.

- HS làm được BT1. HS khá, giỏi làm được tất cả 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thứctích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Cho HS làm vào bảng con BT 3 tiết trước.

- GV nhận xét dánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Bài giảng.

HĐ1. Hình thành phép chia. 12’

a. Ví dụ 1: GV nêu ví dụ.

+ Muốn biết trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào?

- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.

1 HS lên bảng, dưới lớp giở VBT- GV kiểm tra

+ Ta phải thực hiện phép chia:

42phút 30giây : 3 = ? - HS thực hiện:

42phút 30giây 3

12 14phút 10giây

(25)

Thời gian Hải thi đấu một ván cờ là : 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây Đáp số : 14 phút 10 giây . b. Ví dụ 2:

- GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.

- Cho HS thực hiện vào bảng con.

- Mời một HS lên bảng thực hiện.

Lưu ý HS đổi 3 giờ ra phút rồi tiếp tục chia.

+ Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?

HĐ2. Luyện tập. 20’

Bài tập 1 (136):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào vở.

- GV nhận xét.

*Bài tập 2 (136):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào bảng con.

- Mời một HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

TC : “AI THÔNG MINH HƠN”

1*/ Trong 3 phút bạn An đi được 500m. Nếu cứ đi như vậy thì An đi 2km hết bao lâu ?

2*/ 2 con mèo cứ 2 phút bắt được 2 con chuột. Hỏi 5 con mèo bắt 5 con chuột trong bao lâu ?

3. Củng cố, dặn dò: 3’

+ Ôn chia số đo thời gian cho một số .

+ Ôn lại các phép tính cộng, trừ, nhân số đo thời gian đã học .

+ Tìm hiểu trước bài luyện tập.

0 30giây 00

Vậy: 42phút 30giây : 3 = 14phút 10giây

- HS thực hiện:

7giờ 40phút 4

3giờ = 180phút 1giờ 55phút 220phút

20 0

Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.

* Ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.

*Tính:

a. 24phút 12giây 4

0 12 6phút 3giây 0

b. 35giờ 40phút 5

0 40 7giờ 8phút 0

c. 1giờ 12phút d. 3,1 phút

*Bài giải:

Người thợ làm việc trong thời gian là:

12giờ – 7giờ 30phút = 4giờ 30phút T/ bình người đó làm 1 dụng cụ hết số tgian là: 4giờ 30phút : 3 = 1giờ 30phút Đáp số: 1giờ 30phút.

An đi 2 km hết 12 phút.

5 con mèo bắt 5 con chuột trong 2 phút.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS biết kể bằng lời kể của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam3. + Chăm chú nghe bạn

Kiến thức: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.. Kĩ

Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam... Đề bài: Hãy kể lại một

- HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.. - Hs

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

(keå roõ trình töï caùc söï vieäc xaûy ra, haønh ñoäng cuûa nhaân vaät; chuù yù nhaán maïnh nhöõng chi tieát theå hieän thaùi ñoä toân sö troïng ñaïo, tình caûm

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu.. học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc