• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Giúp học sinh có biểu tượng về vận tốc, đơn vị vận tốc.

2. Kĩ năng: Biết tính vận tốc của môt chuyển động đều.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh vẽ 3 chuyển động ô tô, xe máy. Xe đạp. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thày Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- HS nêu miệng BT3, GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

GV nêu bài toán : “Một ô tô mỗi giờ đi được 50 km, 1 xe máy mỗi giờ đi được 40 km và cùng đi quãng đường từ A đến B, nếu khởi hành cùng một lúc từ A thì xe nào đến B trước ?”

GV : Ô tô và xe máy xe nào đi nhanh hơn ? 2. Bài giảng. 12’

a. Bài toán : - GV nêu ví dụ.

+ Muốn biết trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km phải làm TN?

- GV: Ta nói vận tốc trung bình hay vận tốc của ô tô 42,5 km trên giờ, viết tắt là 42,5

- 1 - 2 HS nêu

- Ô tô đi nhanh hơn, vì 1giơ ô tô đi được 50km.

-HS giải:

Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: 170 : 4 = 42,5(km)

Đáp số: 42,5km

km/ giờ.

- GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô là:

170 : 4 = 42,5(km).

+ Đơn vị vận tốc của bài toán này là gì?

+ Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào?

+ Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là V, thì V được tính như thế nào?

- Vậy vận tốc của ô tô là:

170 : 4 = 42,5 (km/giờ)

Quãng đường: Thời gian = Vận tốc

- Gọi HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc.

- Cho HS thảo luận, ước lượng vận tốc người đi bộ, xe máy, xe đạp, ô tô.

+ Vận tốc của 1 chuyển động cho biết gì?

b. Ví dụ :

- GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.

- Cho HS thực hiện vào giấy nháp.

- Mời một HS lên bảng thực hiện.

+ Đơn vị vận tốc trong bài này là gì?

- Cho HS nhắc lại cách tính vận tốc.

3. Luyện tập:

Bài tập 1 (139): 6’

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bảng con.1 HS làm bảng lớp.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

Bài tập 2 (139): 6’

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào vở.

-Cho HS đổi nháp, chấm chéo.

- Cả lớp và GV nhận xét.

*Bài tập 3 (139): 8’

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vào nháp.

- Mời một HS khá lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV củng cố nội dung bài.

- Về học bài và chuẩn bị bài sau Luyện tập - GV nhận xét tiết học.

+ Là km/giờ

- Quy tắc : Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

+V được tính như sau:

V = S : t

- Vận tốc của một chuyển động cho biết mức độ nhanh hay chậm của một chuyển động trong một đơn vị thời gian.

- HS lắng nghe và đọc lại.

- HS thực hiện:

Vận tốc chạy của người đó là:

60 : 10 = 6(m/giây) +Đơn vị vận tốc trong bài: m/giây - HS nêu lại quy tắc tính vận tốc.

1 HS nêu yêu cầu. 1 HS làm bảng Tóm tắt: 3giờ : 105km

Vận tốc : …km/giờ ? Bài giải: Vận tốc của xe máy là:

105 : 3 = 35(km/giờ) Cả lớp nhận xét

1 HS nêu yêu cầu. 1 HS làm vở Tóm tắt: 2,5giờ : 1800km Vận tốc:….Km/giờ ? Bài giải: Vận tốc của máy bay là:

1800 : 2,5 = 720(km/giờ) - Cả lớp nhận xét.

HS khá lên bảng chữa bài.

*Tóm tắt: 1phút 20giây : 400 m Vận tốc :…m/giây ?

*Bài giải:1 phút 20 giây = 80 giây

Vận tốc chạy của người đó là:

400 : 80 = 5(m/giây) - Cả lớp nhận xét.

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 52: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1

- Thay thế được những từ ngữ lặp lại trong 2 đoạn văn theo y/cầu của BT2 2. Kĩ năng: Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.

*Bài tập 2: giảm tải

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- HS nêu miệng BT3 tiết trước.

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Các em đã được học về cách thay thế các từ ngữ liên kết câu. Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập về cách thay thế đó. Qua luyện tập, các em biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu, góp phần nâng cao hiệu quả làm bài của mình. (Ghi bảng.) 1’

2. Bài giảng.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Bài tập 1: 30’

- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn văn (GV đưa bảng phụ đã viết đoạn văn lên).

- GV giao việc:

 Các em đọc lại đoạn văn.

 Chỉ rõ người viết đã dùng từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương.

 Chỉ rõ tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ để thay thế.

- Cho HS làm bài (GV đánh thứ tự các số câu trên đoạn văn ở bảng phụ)

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

a/ Các từ ngữ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương”

- 1 - 2 HS nêu

HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn văn

-HS dùng bút chì đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn.

-1 HS lên bảng làm bài.

+ Tìm những từ ngữ..:

- Những từ ngữ để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương: Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, Tráng sĩ ấy,

 Câu 1: Phù Đổng Thiên Vương  Câu 2: Tráng sĩ ấy

 Câu 3: Người trai làng Phù Đổng b/ Tác dụng của việc dùng từ thay thế:

trách lặp lại từ, giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn, rõ hơn ý mà vẫn đảm bảo sự liên kết

*Bài tập 2: giảm tải 3. Củng cố dặn dò: 4’

- HS nêu ND bài.

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau Mở rộng vốn từ : Truyền thống .

người trai làng Phù Đổng.

- Tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế: Tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 52: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Nắm được yêu cầu của bài văn tả đồ vật theo những đề đã cho.

- Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.

2. Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu sửa trong bài viét của mình.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng lớp ghi 5 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu…

cần chữa chung trước lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Hôm nay, cô sẽ trả bài kiểm tra viết các em đã làm ở tiết Tập làm văn tuần trước. Qua tiết hôm nay, các em cần rút ra kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật, biết tự mình sửa lỗi mà minh còn hay mắc phải. Không những thế tiết học còn giúp các em biết viết lại 1 đoạn văn sao cho hay hơn.

1’

2. Bài giảng

a. Nhận xét về kết quả làm bài của HS.

18’

- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:

+ Nêu nhận xét về kết quả làm bài:

- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.