• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình NTTS của các huyện, thành phố trong tỉnh

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH

2.1. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2.1.3. Tình hình NTTS của các huyện, thành phố trong tỉnh

Diện tích NTTS huyện Tân Hưng cao nhất là 430 ha năm 2005 và thấp nhất là 67,8 ha năm 2008, năm 2011 đạt 118,2 ha trong đó chủ yếu là cá ao nuôi với hình thức TC - BTC, kết hợp VAC, QCCT; diện tích này tập trung nhiều ở các xã Vĩnh Đại, Hưng Điền B, Vĩnh Châu A, Hưng Thạnh, TT. Tân Hưng; diện tích nuôi thủy đặc sản rất ít chỉ 0,2 ha ở TT. Tân Hưng.

Huyện Tân Hưng có phong trào nuôi cá vèo rất phát triển đạt cao nhất năm 2002-2003 với tổng số là 833 vèo và thấp nhất là năm 2006 là 195 vèo; năm 2011 đạt 292 vèo được nuôi ở các xã Vĩnh Bửu, Vĩnh Thạnh, TT. Tân Hưng, Hưng Thạnh, Vĩnh Châu, Vĩnh Châu B, Thạnh Hưng.

Nhìn chung tổng sản lượng NTTS huyện Tân Hưng giảm -2,9%/năm; trong đó cá vèo giảm -8,7 %/năm, cá ao tăng 1,4 %/năm điều này cho thấy sản lượng NTTS của huyện chuyển dần sang mô hình nuôi cá trong ao đất. Năm 2011 sản lượng NTTS của huyện là 1.661,2 tấn trong đó cá ao chiếm 71%, cá vèo chiếm 28,9%, sản lượng thủy đặc sản không đáng kể.

2) Huyện Vĩnh Hưng

Mô hình NTTS huyện Vĩnh Hưng chủ yếu là nuôi cá trong ao đất cá ao kết hợp như nuôi cá theo VAC, nuôi BTC với nguồn thức ăn là cá tạp trong mùa lũ hoặc tận dụng thức ăn dư thừa... Ngoài ra còn có mô hình nuôi cá vèo tuy nhiên số lượng vèo có xu hướng giảm, với mức giảm bình quân là (-8,7 %/năm). Đến năm 2011 diện tích NTTS huyện là 266 ha được nuôi rải rác khắp huyện; và 247 vèo cá tập trung ở các xã Tuyên Bình Tây, Tuyên Bình, Vĩnh Thuận, Vĩnh Trị, Thái Trị; ngoài ra còn khoảng 2 ha nuôi thủy đặc sản ba ba, với sản lượng khoảng 3 tấn ở TT. Vĩnh Hưng.

Về sản lượng: giai đoạn 2001-2011 sản lượng NTTS huyện Vĩnh Hưng giảm với mức giảm bình quân là (-1,3 %/năm) trong đó giảm chủ yếu ở sản lượng cá vèo với mức giảm -14,8 %/năm, nhưng sản lượng cá ao đã tăng đáng kể với tốc độ TTBQ 8,21

%/năm; điều này cho thấy cơ cấu sản lượng NTTS huyện đã chuyển dần sang NTTS trong ao đất theo hình thức BTC và nuôi kết hợp.

3) Huyện Mộc Hóa

Diện tích NTTS huyện Mộc Hóa giai đoạn 2001-2011 biến động không đáng kể, cả giai đoạn 2001-2011 tốc độ TTBQ chỉ giảm 0,4 %/năm, trong đó cơ cấu diện tích chủ yếu là cá ao chiếm 81% còn là cá nuôi kết hợp với ruộng lúa. Phong trào nuôi cá lồng, vèo ở Mộc Hóa rất phát triển, tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2011 số lượng vèo đã

giảm đáng kể, từ mức cao nhất 500 lồng/vèo năm 2001 giảm chỉ còn 253 lồng/ vèo năm 2011, với mức giảm bình quân là -6,6 %/năm.

Cá ao được nuôi rải rác khắp huyện trong đó các xã nuôi nhiều như: Bình Tân, Tân Lập; cá ruộng lúa nuôi ở xã Bình Hòa Trung và xã Bình Hiệp; cá lồng được nuôi trên sông Vàm Cỏ Tây thuộc xã Bình Hòa Tây và TT. Mộc Hóa, Cá vèo nuôi nhiều ở xã Tân Lập. Sản lượng NTTS trong giai đoạn 2001-2011 giảm với mức giảm bình quân là (-6,6

%/năm), trong đó mức giảm chủ yếu là cá lồng/vèo với mức giảm (-11,2%/năm). Cơ cấu sản lượng năm 2011 chủ yếu là cá ao chiếm 58,6% (so với 38% năm 2001), cá lồng/vèo chiếm 37,2% (so với 61% năm 2001), còn lại là cá ruộng lúa và tôm càng xanh.

4) Huyện Tân Thạnh

Diện tích NTTS huyện Tân Thạnh tăng trưởng rất nhanh với tốc độ TTBQ là 28,3

%/năm, trong đó cá ao đạt TTBQ là 13,7 %/năm, cá ruộng lúa phát triển từ năm 2004 đến năm 2011 đạt 232,6 ha chiếm 69% cơ cấu diện tích NTTS của huyện, tôm càng xanh và cá vèo phát triển không ổn định.

Cá ao được nuôi rải rác khắp huyện; cá ruộng lúa nuôi ở xã Tân Ninh, Nhơn Ninh, Tân Hòa; cá vèo nuôi ở xã Nhơn Hòa Lập; tôm càng xanh nuôi ở xã Tân Lập.

Cùng với tăng diện tích là gia tăng sản lượng với TTBQ là 28,8 %/năm. Năm 2011 sản lượng huyện đạt 1.578 tấn trong đó cá ao chiếm 32%, cá ruộng lúa chiếm 44%, cá vèo chiếm 23 %, sản lượng tôm càng xanh không đáng kể.

5) Huyện Thạnh Hóa

NTTS ở huyện Thạnh Hóa phát triển không nhiều, năm phát triển nhất là năm 2009 với diện tích là 261 ha và sản lượng là 1.338 tấn. Cả giai đoạn 2001-2011 tốc độ TTBQ đạt 3,9 %/năm về diện tích và 5,3%/năm về sản lượng. Năng suất bình quân mỗi năm khá ổn định, dao động từ 3 đến 6,4 tấn/ha.

Năm 2011 NTTS toàn huyện đạt 149 ha và sản lượng 954 tấn, trong đó cá ao vườn nuôi kết hợp VAC là chủ yếu. Diện tích nuôi này được nuôi phân tán khắp huyện với các xã có diện tích nuôi nhiều là Tân Đông, Thạnh An, Thuận Nghĩa Hòa...

6) Huyện Thủ Thừa

Diện tích NTTS huyện Thủ Thừa khá ổn định dao động từ 95-333 ha, đạt tốc độ TTBQ 7,2%/năm. Đến năm 2011 diện tích NTTS đạt 190 ha; trong đó cá ao 148 ha, cá ruộng lúa 38 ha, cá nuôi trong vèo vào mùa lũ (150 vèo), tôm càng xanh 2 ha, thủy đặc sản khoảng 2 ha.

Cá ao nuôi với hình thức tận dụng diện tích ao vườn gần nhà, nuôi nhiều ở xã Long Thuận và ven sông Vàm Cỏ Tây. Cá ruộng lúa và tôm càng xanh nuôi ở xã Mỹ Lạc; các loài thủy đặc sản như ba ba, cá sấu nuôi ở xã Mỹ Thạnh. Cá vèo nuôi nhiều ở xã Mỹ Lạc

Sản lượng NTTS huyện Thủ Thừa dao động không nhiều thấp nhất vào năm 2001 với sản lượng là 515 tấn và cao nhất vào năm 2005 là 1.133 tấn. Tốc độ TTBQ giai đoạn 2001-2011 là 4,5 % /năm. Năm 2011 đạt 916 tấntrong đó cá ao chiếm 69,5%, cá ruộng chiếm 10,4%, cá lồng vèo chiếm 12,3%, thủy đặc sản chiếm 7,5%, tôm càng xanh chiếm sản lượng không đáng kể.

7) Huyện Đức Huệ

Diện tích NTTS huyện Đức Huệ tăng đều qua các năm với tốc độ TTBQ qua các

năm là 13,82 ha. Năm 2011 đạt 365 ha, cơ cấu diện tích NTTS chủ yếu là cá ao vườn (chiếm 47%) và cá ruộng lúa (chiếm 51%). Mô hình cá ao phát triển ở các xã: Mỹ Quý Đông, Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Bình; mô hình nuôi và kết hợp thu cá tự nhiên trên ruộng lúa vào mùa lũ phát triển ở các 6 xã ven sông Vàm Cỏ Đông: Bình Hòa Nam, Bình Hòa Bắc, Mỹ Thạnh Đông, TT. Đông Thành, Mỹ Thạnh Bắc và Mỹ Quý Đông; cá vèo nuôi ở xã Mỹ Thạnh Bắc và tôm càng xanh được nuôi xen canh với lúa ở ấp 1 xã Mỹ Thạnh Đông.

Cùng với sự tăng diện tích nuôi là sự gia tăng sản lượng NTTS đều qua các năm, với tốc độ TTBQ qua các năm là 16,5%. Trong đó cơ cấu sản lượng NTTS chủ yếu là cá ao với sản lượng cá ao năm 2011 là 1.290 tấn chiếm 74% tổng sản lượng NTTS của huyện, còn lại là cá ruộng lúa, cá vèo và tôm càng xanh.

8) Huyện Đức Hòa

Là một huyện tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh và với chủ trương phát triển công nghiệp làm mũi nhọn nên huyện rất thận trọng trong việc phát triển NTTS. Trong giai đoạn 2001-2011 diện tích NTTS của huyện khá ổn định dao động từ 161 ha đến 238 ha, với tốc độ TTBQ là 4%/năm. Đến năm 2011 diện tích NTTS huyện đạt cao nhất là 238 ha, trong đó chủ yếu là cá ao vườn được nuôi rải rác trong huyện và khoảng 20 ha cá rô nuôi thâm canh ở xã Hiệp Hòa và TT. Hiệp Hòa; Ngoài ra còn khoảng 6 vèo cá đang nuôi thuộc xã An Ninh Tây.

Cùng với sự tăng diện tích thì sản lượng cũng tăng theo với tốc độ TTBQ qua các năm là 10,4 %/năm. Đến năm 2011 đạt 3.623 tấn gấp gần 3 lần so với năm 2001. Năng suất ngày càng được cải thiện đến năm 2011 đạt 15,3 tấn/ha gấp gần 2 lần so với năm 2001.

9) Huyện Bến Lức

Diện tích NTTS huyện Bến Lức tăng trung bình 6,6%/năm trong đó chủ yếu là cá ao vườn được nuôi ở các xã ven sông Vàm Cỏ Đông và sông Bến Lức như xã Thạnh Phú, An Thạnh, Thạnh Lợi, Lượng Bình, Lượng Hòa, Tân Bửu. Là huyện cửa ngõ của TP. HCM với các tỉnh ĐBSCL Bến Lức đã phát triển theo hướng công nghiệp nên một phần đất nông nghiệp đã được công nghiệp hóa trong đó có mô hình cá ruộng lúa; vì vậy diện tích nuôi cá theo mô hình cá ruộng lúa đã giảm đáng kể, đến năm 2011 phần diện tích này chỉ còn 8 ha.

Cùng với sự tăng diện tích thì sản lượng NTTS cũng tăng với tốc độ TTBQ là 15,2%/năm, trong đó chủ yếu là sản lượng cá ao vườn kết hợp với VAC; các đối tượng nuôi chính là các loại cá đồng như: lóc, trê, tra, rô...

10) Thành phố Tân An

Tp Tân An không phát triển NTTS về quy mô cũng như sản lượng, cả giai đoạn 2001-2011 đạt tốc độ TTBQ 5 %/năm. Trong đó chủ yếu là các ao liền thổ cư được tận dụng để nuôi cá, phần lớn diện tích này nằm ở cá xã, phường ngoại thành như: xã Khánh Hậu, Lợi Bình Nhơn, An Vĩnh Ngãi, Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung, phường 7...

Sản lượng NTTS Tp Tân An khá ổn định đạt cao nhất năm 2008 là 859 tấn và thấp nhất là năm 2002 đạt 250,6 tấn, đến năm 2011 đạt sản lượng 472 tấn trong đó chủ yếu là các loại cá đồng như: mùi, rô phi, sặc rằn, điêu hồng, chép...

11) Huyện Tân Trụ

Diện tích NTTS huyện Tân Trụ tăng trong giai đoạn 2001-2007, đến năm 2008 diện tích này bắt đầu giảm. Tuy nhiên nhìn chung cả giai đoạn 2001-2011 diện tích NTTS

của huyện vẫn tăng với tốc độ 11,1%/năm. Năm 2011 toàn huyện đạt 440 ha NTTS trong đó tôm nước lợ chiếm 53%, cá nước ngọt chiếm 44% còn lại là tôm càng xanh.

Diện tích nuôi tôm nước lợ chủ yếu là tôm sú nuôi theo mô hình BTC và luân canh trồng lúa, mô hình nuôi QCCT không đáng kể. Các xã nuôi nhiều là: Nhựt Ninh, Đức Tân, Tân Phước Tây.

Diện tích nuôi cá đến năm 2011 chủ yếu là diện tích nuôi cá ao vườn kết hợp, mô hình cá ruộng không đáng kể. Mô hình cá ao phát triển rộng khắp huyện, nuôi với hình thức tận dụng số diện tích ao liền thổ cư.

Diện tích nuôi tôm càng xanh ngày càng thu hẹp đến năm 2011 chỉ còn 13 ha giảm gần 4 lần so với năm 2008.

Sản lượng NTTS huyện Tân Trụ cao nhất vào năm 2005 đạt 1.867 tấn và thấp nhất là năm 2001 đạt 389 tấn, cả giai đoạn 2001-2011 đạt tốc độ TTBQ 13%/năm. Năm 2011 đạt 1.322 tấn trong đó tôm nước lợ chiếm 41%, cá chiếm 58,5%, sản lượng tôm càng xanh không đáng kể.

12) Huyện Châu Thành

Diện tích NTTS huyện Châu Thành tăng liên tục từ 238 ha năm 2001 đến 1.491 ha năm 2006 sau đó có xu hướng giảm dần đến năm 2011 chỉ còn 495 ha, tuy nhiên cả

giai đoạn 2001-2011 diện tích NTTS huyện vẫn tăng với tốc độ 7,6%/năm. Trong đó cơ cấu diện tích NTTS chủ yếu là tôm nước lợ chiếm khoảng 86 %, còn lại là cá nuôi ao kết hợp, cá ruộng và tôm càng xanh. Diện tích nuôi Tôm nước lợ chủ yếu ở xã Thạnh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ, cá ao vườn nuôi rải rác khắp huyện.

Sản lượng NTTS huyện Châu Thành tăng trong giai đoạn 2001-2006 và giảm trong giai đoạn 2007-2011, đến năm 2011 sản lượng NTTS đạt 802 tấn trong đó tôm nước lợ chiếm 92%, cá chiếm 7,4%, sản lượng tôm càng xanh không đáng kể.

13) Huyện Cần Giuộc

Giai đoạn 2001-2007 diện tích NTTS huyện Cần Giuộc phát triển khá ổn định với tốc độ TTBQ là 11,1%/năm, giai đoạn 2008-2011 có sự suy giảm diện tích NTTS trong đó chủ yếu là diện tích nuôi tôm nước lợ nguyên nhân là do có quy hoạch khu công nghiệp; tuy nhiên cả giai đoạn 2001-2011 diện tích NTTS huyện vẫn tăng với mức TTBQ là 2,1%/năm. Năm 2011 toàn huyện đạt diện tích 1.831 ha trong đó tôm nước lợ chiếm 86%, cá chiếm 12% còn lại là cua, tôm càng xanh.

Tôm nước lợ là đối tượng chủ lực của huyện, giai đoạn 2001-2007 diện tích nuôi tôm sú phát triển khá ổn định, giai đoạn 2008-2011 diện tích nuôi tôm sú giảm nguyên nhân là do quy hoạch khu công nghiệp và người dân bắt đầu chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Tôm nước lợ được nuôi nhiều ở các xã: Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Phước Lại, Long Hậu, Tân Tập, Đông Thạnh, Long Phụng. Cá nước ngọt được nuôi rải rác ở các xã vùng thượng của huyện như: Tân Kim, Mỹ Lộc… Cua được nuôi ở xã Phước Lại và Phước Vĩnh Đông. Diện tích nuôi tôm càng xanh rất ít đến năm 2011 huyện đã không còn nuôi đối tượng này.

Giai đoạn 2001-2007 sản lượng NTTS huyện tăng trưởng rất nhanh đạt tốc độ TTBQ 13,6 %/năm, từ năm 2008 đến năm 2011 sản lượng NTTS giảm dần nguyên nhân là do giảm diện tích đất nông nghiệp - thủy sản để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên nhìn chung cả giai đoạn 2001-2011 sản lượng vẫn tăng với tốc độ TTBQ 4,6%/năm.

Năm 2011 sản lượng đạt 2.297 tấn giảm 2,3 lần so với năm 2007 trong đó chủ yếu là sự suy giảm về sản lượng tôm nước lợ và cá nước ngọt.

14) Huyện Cần Đước

Diện tích NTTS huyện Cần Đước giảm với mức giảm bình quân qua các năm là -2,3%/năm trong đó cá ao giảm (-16,4%/năm), tôm sú giảm -8,9 %/năm, riêng tôm thẻ được nuôi trên địa bàn huyện từ khoảng năm 2008 và đa số là nuôi trên nền nuôi tôm sú trước đây nên tổng diện tích nuôi tôm nước lợ giảm không đáng kể chỉ giảm -0,9 %/năm. Đến năm 2011 tổng diện tích NTTS là 1.572 ha trong đó tôm nước lợ chiếm 97% và được nuôi nhiều ở các xã Tân Chánh, Phước Đông, Tân Ân, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, cá ao chỉ chiếm 3% và được nuôi rải rác ở các xã trong đê như Tân Lân, Mỹ Lệ.

Về sản lượng: sản lượng NTTS huyện Cần Đước khá ổn định dao động từ 1.700-3.075 tấn, cá biệt có năm 2006 sản lượng đạt 5.234 tấn nguyên nhân là do sản lượng cá ao và cá ruộng tăng đột biến. Năm 2011 tổng sản lượng NTTS của huyện đạt 2.049 tấn trong đó tôm nước lợ chiếm 90% và chủ yếu là tôm thẻ chân trắng; sản lượng cá ao đã giảm đáng kể từ 1.350 tấn năm 2001 còn 200 tấn năm 2011.