• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUY HOẠCH DỊCH VỤ THỦY SẢN

PHẦN IV: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN

4.4. QUY HOẠCH CÁC LĨNH VỰC THEO PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

4.4.4. QUY HOẠCH DỊCH VỤ THỦY SẢN

Bảng 4.20: Quy hoạch năng lực chế biến thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020

Stt Chỉ tiêu Đvt 2011 Quy hoạch

2015 2020

1 Số nhà máy chế biến Nhà máy 13 14 16

2 Số nhà máy tăng thêm Nhà máy 1 2

3 Công suất thiết kế Tấn sp/năm 47.000 71.111 92.778

4 Công suất tăng thêm Tấn sp/năm 26.111 21.667

5 Lao động chế biến Người 2.500 3.618 4.768

4.4.3.5. Quy hoạch địa điểm phát triển nhà máy chế biến thủy sản

Khuyến khích các nhà đầu tư di chuyển hoặc xây dựng mới các nhà máy chế biến thủy sản tại những khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, trong đó:

- Đối với nhà máy chế biến đông lạnh: KCN Long Hậu, huyện Cần Guộc, CCN Long Cang-Long Định, huyện Cần Đước,…

- Đối với nhà máy chế biến đồ hộp: xây dựng tại CCN Long Cang-Long Định, huyện Cần Đước hoặc KCN Đức Hòa.

- Đối với nhà máy chế biến thủy sản cao cấp: có thể xây dựng tại KCN Xuyên Á, KCN Đức Hòa.

xuất và ương giống cá nước ngọt là 50 trại, sản xuất giống thủy đặc sản và TCX là 6 trại, ương giống tôm sú là 20 trại. Sản lượng giống cá nước ngọt là 300 triệu con, khả năng đáp ứng 70,6%, sản lượng giống thủy đặc sản và TCX là 36 triệu, khả năng đáp ứng 67,4%, sản lượng giống tôm sú là 180 triệu, khả năng đáp ứng 74,7%. Diện tích dành cho các trại sản xuất giống là 116 ha.

Đến năm 2020, số lượng trại sản xuất và ương giống là 102 trại. Trong đó, sản xuất và ương giống cá nước ngọt là 70 trại, sản xuất giống thủy đặc sản và TCX là 12 trại, ương giống tôm sú là 20 trại. Sản lượng giống cá nước ngọt là 560 triệu con, khả năng đáp ứng trên 87,5%, sản lượng giống thủy đặc sản và TCX là 120 triệu, khả năng đáp ứng 77,5%, sản lượng giống tôm sú là 200 triệu, khả năng đáp ứng 84,4%. Diện tích dành cho các trại sản xuất giống là 162 ha.

Đầu tư xây dựng Trại giống thủy sản cấp I của tỉnh (đầu tư và nâng cấp từ Trạm khuyến ngư vùng ĐTM, huyện Mộc Hóa), mục đích là tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống nước ngọt mới từ các Viện, Trường,… Quản lý thuần và lai tạo giống mới, cung cấp nguồn cá bố mẹ hậu bị có chất lượng tốt cho các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia sản xuất giống và xã hội hóa sản xuất giống trong dân.

Bố trí trại sản xuất và ương cá giống và trại sản xuất giống thủy đặc sản ở nơi có điều kiện thuận lợi như huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thủ Thừa và TP. Tân An.

Bố trí trại ương giống tôm sú ở huyện Cần Đước và Cần Giuộc.

Đối với Trại giống Thủy sản Bình Cách tại huyện Châu Thành sẽ tiếp nhận quy trình và chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy đặc sản và TCX từ các viện, trường cho các trại giống địa phương có nhu cầu.

Đối với cá mặn lợ, TCT, cua biển nhu cầu giống của tỉnh khá lớn. Tuy nhiên, địa bàn tỉnh Long An không có lợi thế về điều kiện tự nhiên để sản xuất giống các đối tượng này. Do đó, nhu cầu giống trong tương lai sẽ nhập tỉnh thông qua kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng tại địa phương.

Quản lý cơ sở sản xuất và kinh doanh giống theo Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN, ngày 06/8/2008, của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT về việc “Ban hành quy chế quản lý sản xuất kinh doanh giống thủy sản”.

Bảng 4.22: Quy hoạch cơ sở trại sản xuất giống đến năm 2020

Stt Danh mục Đvt HT

2011

Quy hoạch 2015 2020

1 Trại sản xuất và ương giống Trại 56 76 102

- Sản xuất và ương cá nước ngọt - 34 50 70

- Sản xuất thủy đặc sản (bao gồm TCX) - 3 6 12

- Ương tôm sú giống - 19 20 20

2 Sản lượng giống Triệu con 325 516 880

2.1 Cá nước ngọt Triệu con 170 300 560

- Khả năng đáp ứng % 46,2 70,6 87,5

2.2 Thủy đặc sản (bao gồm TCX) Triệu con 3 36 120

- Khả năng đáp ứng % 54,6 67,4 77,5

2.3 Tôm sú giống (ương và kinh doanh) Triệu con 152 180 200

- Khả năng đáp ứng % 69,5 74,7 84,4

3 Diện tích sản xuất và ương giống Ha 81 116 162

- Sản xuất và ương cá nước ngọt - 68 100 140

- Sản xuất thủy đặc sản (bao gồm TCX) - 3 6 12

- Ương tôm sú giống - 10 10 10

4.4.4.2. Quy hoạch nguồn cung ứng thức ăn phục vụ nuôi thủy sản

Nhu cầu thức ăn tăng theo sản lượng nuôi ở các năm 2015 và 2020. Đến năm 2015 nhu cầu thức ăn cho NTTS là 47.010 tấn, tăng lên 76.020 tấn năm 2020.

Nhu cầu thức ăn tập trung chủ yếu cho tôm nuôi chiếm khoảng 13,8% tổng nhu cầu thức ăn NTTS; nhu cầu thức ăn cho cá nuôi chiếm chủ yếu khoảng 80,5% so với tổng lượng thức ăn nuôi thủy sản; nhu cầu thức ăn cho thủy đặc sản chiếm tỷ lệ thấp.

Bảng 4. 23: Nhu cầu thức ăn phục vụ NTTS của tỉnh Long An đến năm 2020

Đvt: Tấn

Stt Danh mục HT

2011

Quy hoạch TTBQ (%/năm) 2015 2020 2011-2015 2016-2020

* Nhu cầu thức ăn 33.855 47.010 76.020 6,8 10,1

1 Nuôi nước ngọt 25.066 36.870 61.880 8 10,9

1.1 Cá 22.620 33.490 56.870 8,2 11,2

- Cá ao TC, BTC 5.231 16.950 40.780 26,5 19,2

- Cá ao khác 17.389 16.540 16.090 -1 -0,6

1.2 Tôm càng xanh 34 240 660 48,2 22,4

1.3 Thủy đặc sản 147 600 1.500 32,5 20,1

1.4 Nuôi cá lồng, vèo 2.266 2.540 2.850 2,3 2,3

2 Nuôi mặn lợ 8.789 10.140 14.140 2,9 6,9

2.1 Tôm sú 2.300 2.700 2.810 3,3 0,8

- Tôm TC, BTC 1.853 1.860 1.930 0,1 0,7

- Tôm QQCT chuyên 448 840 880 13,4 0,9

2.2 Tôm thẻ chân trắng 6.488 6.000 7.010 -1,6 3,2

2.3 Cá mặn lợ 0 1.440 4.320 24,6

Ghi chú: Thức ăn được tính toán trong Quy hoạch là thức ăn công nghiệp dạng viên, hệ số chuyển đổi (FCR) tùy thuộc vào loại hình và đối tượng nuôi. Đối với nuôi cá TC, BTC hệ số này dao động từ 1,6 - 2; đối với nuôi tôm TC và BTC FCR dao động tư 1,2-1,4; nuôi cá lồng, vèo FCR từ 1,5 – 1,8. Nhu cầu thức ăn được tính cho 1 năm.

4.4.4.3. Quy hoạch cơ khí đóng, sửa chữa tàu thuyền nghề cá

Cơ khí thủy sản phục vụ khai thác trên địa bàn huyện chủ yếu nhỏ lẻ, là các hộ gia đình tự thành lập và có khả năng đóng các loại ghe thuyền từ 2 đến 4 tấn là chủ yếu. Các cơ sở đóng sửa tàu thuyền còn tập trung rải rác ở hầu hết các huyện phát triển mạnh về thủy sản như: Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa…

Nhằm phát triển theo hướng tập trung, để đảm bảo vừa mang tính chuyên nghiệp, tránh ô nhiễm từ hoạt động sản xuất đóng tàu, thuận tiện cho ngư dân thì cần xây dựng các cụm cơ khí trên địa bàn các huyện. Đối với các ghe thuyền nhỏ (< 10 Cv) và ghe thuyền không gắn động cơ vẫn đóng và sửa chữa trên các cơ sở của hộ dân.Đến năm 2020, số lượng tàu thuyền khai thác biển được đóng mới và sữa chữa tại các tỉnh có năng lực cơ khí phát triển như TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang,…theo kế hoạch hợp đồng. Bởi vậy không cần đầu tư các cơ sở cơ khí đóng sửa tàu thuyền này.

4.4.4.4. Quy hoạch cơ sở sản xuất nước đá

Do quy mô các nghề khai thác nhỏ chỉ một số tàu tàu thuyền lớn khai thác hải sản xa địa phương mới sử dụng nước đá, nhưng mua ở các tỉnh bạn để bảo quản sản phẩm khai thác được. Đến năm 2020, sản lượng thủy sản từ khai thác dự tính là 15.500 tấn, lượng nước đá cần dùng sẽ là 31.000 tấn/năm với tỉ lệ ½. Tuy nhiên, hiện nay các huyện của tỉnh Long An hầu như đều có các cơ sở sản xuất nước đá để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và cho cả bảo quản cá. Bởi vậy không cần đầu tư thêm mà chỉ nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở hiện có.

4.5. SƠ BỘ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH