• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUY HOẠCH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN

PHẦN IV: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN

4.4. QUY HOẠCH CÁC LĨNH VỰC THEO PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

4.4.3. QUY HOẠCH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN

đối ổn định. Trong giai đoạn 2012-2020, tăng số lượng lao động tham gia đánh bắt thủy sản, đặc biệt là lực lượng lao động chuyên nghiệp, đồng thời giảm dần số lao động không chuyên khai thác trên các sông rạch, nội đồng, để đến năm 2015, tổng lao động tham gia đánh bắt thủy sản là 2.100 người (lao động không chuyên là 700 người); đến năm 2020, tiếp tục tăng lên 2.500 người (600 lao động không chuyên).

Bảng 4.15: Quy hoạch số lượng lao động tham gia khai thác thủy sản

Đvt: người

Danh mục HT 2011 QH 2015 QH 2020 TTBQ (%/năm)

2011-2015 2016-2020

Tổng lao động KTTS 1.856 2.100 2.500 3,1 3,5

Lao động chuyên 1.100 1.400 1.900 6,2 6,3

Lao động không chuyên 756 700 600 -1,9 -3,0

4.4.2.7. Bến cá

Long An hiện tại không có bến cá chuyên biệt mà chỉ có bến sông. Các tàu lớn khai thác hải sản đều cập bến và bán hải sản cho các tỉnh bạn. Nguyên nhân một phần do xa biển và không có bến đậu, dịch vụ dầu nước, mua bán cá thích hợp. Với sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đến năm 2020 của 2 huyện Cần Đước và Cần Giuộc đạt 10.000 tấn (chiếm 64,5

% cả tỉnh), do đó hình thành 1 bến cá chuyên biệt ở đây nhằm cung cấp các dịch vụ dầu, nước ngọt, mua bán thủy hải sản khoảng 10-15 tấn/năm là cần thiết.

Bến cá đầu tư mới dự kiến sẽ ở khu vực sông nước mặn xã Phước Đông huyện Cần Đước. Lựa chọn vị trí này là do đây là khu vực có sông sâu, gần biển, nên thuận tiện cho tàu thuyền qua lại và là trung tâm của 2 huyện có nghề khai thác thủy sản phát triển tập trung nhất tỉnh là Cần Đước và Cần Giuộc.

Stt Chỉ tiêu Đvt 2011 Quy hoạch TTBQ (%/năm) 2015 2020 2011-2015 2015-2020

- Nội địa Nt 154 321 350 20,1 1,7

III Giá trị tăng thêm Tỷ đồng 520 1.297 1.687 25,7 5,4

4.4.3.2. Cơ cấu thị trường tiêu thụ và kim ngạch xuất khẩu

Thị trường tiêu thụ vẫn tập chung chủ yếu vào những thị trường chủ lực đang có của tỉnh đồng thời luôn phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.

Hiện tại thị trường Mĩ, EU và ASEAN đang chiếm tỷ trọng lớn và vẫn sẽ duy trì trong thời gian tới. Cụ thể là sản lượng đến năm 2015 và 2020 của ba thị trường này sẽ tăng lên: 21.000 tấn và 26.000 tấn đối với Mĩ; 12.000 tấn và 16.000 tấn đối với thị trường EU; 8.600 tấn và 9.700 tấn đối với thị trường ASEAN. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ ba thị trường này đạt 141,5 triệu USD năm 2015 và 237,8 triệu USD năm 2020.

Các thị trường khác như Nga, Nhật, Hồng Kông Đài Loan…trong thời gian tới đều tăng tỉ trọng và tăng giá trị trong đó đặc biệt là thị trường Nga và Nhật.

Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chế biến tăng từ 121 triệu USD năm 2011 lên 305 triệu USD năm 2015 và 400 triệu USD vào năm 2020.

Bảng 4.17: cơ cấu thị trường tiêu thụ và kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020

Stt Thị trường ĐVT 2011 Quy hoạch TTBQ (%/năm)

2015 2020 2012-2015 2016-2020

* Tổng Tấn 34.983 60.800 80.000 14,82 5,64

Triệu USD 121 305 400 26,00 5,57

1 Mỹ Tấn 13.700 21.000 26.000 11,27 4,36

Triệu USD 51,3 103,0 120,0 19,04 3,10

2 EU Tấn 6.480 12.000 16.000 16,65 5,92

Triệu USD 21,0 57,7 73,0 28,73 4,82

3 Nhật Bản Tấn 1.002 3.500 5.000 36,71 7,39

Triệu USD 5,7 22,5 32,5 40,95 7,63

4 ASEAN Tấn 6.045 8.600 9.700 9,21 2,44

Triệu USD 17,5 41,0 44,8 23,72 1,79

5 Hàn Quốc Tấn 37 200 500 52,48 20,11

Triệu USD 0,2 1,3 3,3 59,67 20,48

6 Nga Tấn 317 1.500 6.000 47,49 31,95

Triệu USD 2,0 12,0 46,5 55,736 31,12

7 Hồng Kông Tấn 252 1.000 1.500 41,14 8,45

Triệu USD 1,4 7,5 11,2 52,41 8,35

8 Đài Loan Tấn 1.165 3.000 3.300 26,68 1,92

Triệu USD 4,3 17,0 18,5 41,008 1,71

9 Khác Tấn 5.985 10.000 12.000 13,69 3,71

Triệu USD 17,6 43,0 50,2 25,08 3,14

4.4.3.3. Cân đối nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến

Căn cứ vào sản lượng chế biến và hệ số tiêu hao nguyên liệu, dự tính nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản đến năm 2015 khoảng 124.280 tấn, năm 2020 khoảng 153.550 tấn. Trong đó nhu cầu nguyên liệu cá khoảng 81.900 tấn năm 2015 và 93.000 tấn năm 2020, tôm khoảng 17.280 tấn năm 2015 và 24.750 tấn năm 2020, mực và bạch tuộc khoảng 4.940 tấn năm 2015 và 7.200 tấn năm 2020, nhu cầu các loại thủy sản khác khoảng 20.160 tấn năm 2015 và 28.600 tấn năm 2020.

Nguồn cung cấp nguyên liệu sẽ tận dụng triệt để nguồn trong tỉnh với sản lượng 26.505 tấn năm 2015 (chiếm 56% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh) và 51.315 tấn năm

2020(chiếm 69% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh). Nguồn ngoài tỉnh vẫn sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu để phục vụ cho chế biến của tỉnh.

Bảng 4.18: Cơ cấu sử dụng nguồn nguyên liệu thủy sản trong tỉnh đến năm 2020

Stt Chỉ tiêu Đvt 2011 Quy hoạch

2015 2020

1 Tổng sản lượng thủy sản Tấn 35.677 47.330 74.370

- Khai thác nt 11.000 12.500 15.500

- Nuôi trồng nt 24.677 34.830 58.870

1.2 Bao gồm:

- nt 25.317 35.980 60.110

- Tôm nt 8.477 9.010 11.110

- Thủy sản khác nt 1.883 2.340 3.150

2 Cơ cấu sử dụng nguyên liệu

* Tiêu thụ tươi sống (trong&ngoài tỉnh) Tấn 24.617 20.825 23.055

* Cung cấp cho nhà máy chế biến Tấn 11.060 26.505 51.315

Tỷ trọng: % 100 100 100

* Tiêu thụ tươi sống (trong và ngoài tỉnh) nt 69 44 31

* Cung cấp cho nhà máy chế biến nt 31 56 69

Bảng 4. 19: Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu đến năm 2020

Stt Chỉ tiêu Đvt 2011 Quy hoạch

2015 2020 I Tổng nhu cầu nguyên liệu Tấn 77.277 124.280 153.550

1 Nguồn nguyên liệu:

- Trong tỉnh nt 11.060 26.505 51.315

- Ngoài tỉnh nt 66.217 97.775 102.235

2 Cơ cấu loại nguyên liệu Tấn

- nt 59.739 81.900 93.000

- Tôm nt 5.574 17.280 24.750

- Mực và BT nt 1.476 4.940 7.200

- Thủy sản khác nt 10.488 20.160 28.600

II Cơ cấu nguồn nguyên liệu 100 100 100

- Trong tỉnh nt 12,91 19 27

- Ngoài tỉnh nt 87,09 81 73

4.4.3.4. Nhu cầu phát triển năng lực chế biến thủy sản

Hiện nay toàn tỉnh có 13 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất thiết kế khoảng 45.000 tấn thành phẩm/năm (hiệu suất sử dụng công suất thiết kế đạt 82,7%). Như vậy để đạt được sản lượng 64.000 tấn sản vào năm 2015 và 83.500 tấn vào năm 2020 (với hiệu xuất sử dụng công suất khoảng 90%) thì công suất thiết kế sẽ được nâng lên khoảng 71.111 tấn thành phẩm chế biến/năm vào năm 2015 và 92.778 tấn thành phẩm chế biến/năm vào năm 2020. Do đó trong giai đoạn 2012-2020 các nhà máy chế biến cần hiện đại hóa máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ để nâng công suất lên đồng thời sẽ xây mới 1 nhà máy đến năm 2015 và 2 nhà máy vào giai đoạn 2016- 2020.

Bảng 4.20: Quy hoạch năng lực chế biến thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020

Stt Chỉ tiêu Đvt 2011 Quy hoạch

2015 2020

1 Số nhà máy chế biến Nhà máy 13 14 16

2 Số nhà máy tăng thêm Nhà máy 1 2

3 Công suất thiết kế Tấn sp/năm 47.000 71.111 92.778

4 Công suất tăng thêm Tấn sp/năm 26.111 21.667

5 Lao động chế biến Người 2.500 3.618 4.768

4.4.3.5. Quy hoạch địa điểm phát triển nhà máy chế biến thủy sản

Khuyến khích các nhà đầu tư di chuyển hoặc xây dựng mới các nhà máy chế biến thủy sản tại những khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, trong đó:

- Đối với nhà máy chế biến đông lạnh: KCN Long Hậu, huyện Cần Guộc, CCN Long Cang-Long Định, huyện Cần Đước,…

- Đối với nhà máy chế biến đồ hộp: xây dựng tại CCN Long Cang-Long Định, huyện Cần Đước hoặc KCN Đức Hòa.

- Đối với nhà máy chế biến thủy sản cao cấp: có thể xây dựng tại KCN Xuyên Á, KCN Đức Hòa.