• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hiệu quả can thiệp trên lỗi quy trình âm vị

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.3. Kết qủa điều trị ngữ âm trẻ KHMVM sau phẫu thuật

4.3.2. Hiệu quả can thiệp trên lỗi quy trình âm vị

Trong nghiên cứu này, việc thay đổi cách phát âm của trẻ không chỉ dựa trên việc huấn luyện vị trí phát âm cũng như phục hồi vận động cho vòm miệng, mà còn tập trung vào kích thích giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, lĩnh hội âm vị là những vấn đề còn rất hạn chế ở trẻ KHMVM. Mặc dù vòm đã được sửa chữa thành công nhưng lối mòn sử dụng vòm miệng theo cách cũ vẫn chưa thể thay đổi được, vòm miệng mới khôi phục về cấu trúc chứ chưa hoàn toàn đảm nhận được tốt chức năng. Việc tập luyện bằng liệu pháp âm vị kết hợp với cấu âm truyền thống trong nghiên cứu này đã khôi phục lại chức năng cho vòm miệng, đồng thời huấn luyện sự vận động nhịp nhàng và chính xác các cấu trúc giải phẫu có liên quan chính xác trong từng âm vị, từ đó kết hợp tạo ra từ đúng và việc giao tiếp thuận lợi, thành công- tạo ra sự tự tin và phát triển cho trẻ. Sau 12 tháng, tất cả các lỗi phụ âm đã được khắc phục bởi hướng dẫn can thiệp phối hợp này. Những thay đổi đó không chỉ đến từ thay đổi vị trí cấu âm mà con chính xác cả về phương thức phát âm và điều khiển dây thanh đúng. Như vậy vòm miệng đã được trả lại sự hoạt động nhịp nhàng trong phối hợp tạo âm – là mục tiêu lớn nhất khi tiến hành đóng kín vòm miệng. Như vậy liệu pháp âm vị phối hợp cấu âm truyền thống đã được chứng minh có kết quả trên tất cả các âm bao gồm: âm tắc, âm xát, âm mũi, âm miệng, âm có rung, âm không rung, âm đầu lưỡi, âm giữa lưỡi, âm gốc lưỡi.

sang thành mánh, mố, ma, mốn… là các từ có phụ âm đầu và âm vị /m/. Đây là sự di chuyển có hệ thống từ âm vị này sang âm vị khác có liên quan đến khả năng nhận biết, phân loại và sử dụng âm vị trên não bộ của trẻ.

Phương thức đang chiếm tỉ lệ cao nhất, cụ thể là tất cả các phụ âm bi ̣ Mũi hóa. Lỗi mũi hóa là lỗi khi trẻ phát âm các âm áp lực miệng, luồng khí đi qua đường mũi thay vì bằng đường miệng. Sau khi phẫu thuật, trẻ chưa được huấn luyện để vò m mềm nâng lên và lùi ra sau đóng kín khoang sau hầu khi phát các phu ̣ âm vùng miê ̣ng. Trước can thiệp âm ngữ trị liệu, mẫu chúng tôi có tỷ lệ cao 72% trẻ mắc lỗi âm mũi hóa và 70% Tắc thanh hầu. Trong quá trình ngôn ngữ trị liệu, trẻ đã được hướng dẫn thực hiện các bài tập để điều chỉnh âm phát bằng đường miệng và điều chỉnh cấu âm bù trừ. Qua đánh giá kết quả chúng tôi nhận thấy sau 1 năm, trẻ có thể tự điều chỉnh những lỗi phát âm mũi hóa và Tắc thanh hầu. Các báo cáo trước đây cũng đã nêu ra kết quả tích cực về âm ngữ trị liệu liên quan đến Mũi hóa và Tắc thanh hầu với các tỷ lệ chuyển động của các cấu trúc vòm miệng mềm hầu được tăng lên đáng kể sau khi điều chỉnh cấu âm bù trừ 119. Lỗi mũi hoá như phân tích ở trên về vận động vòm thì nguyên nhân do sự chưa hoàn thiện về chức năng vòm, dù đã đóng kín nhưng trẻ chưa nhận thức ra việc vòm sẽ cần nâng lên và lùi ra sau để đóng kín khoảng sau hầu khi trẻ phát âm các âm áp lực miệng. Điều này đến từ thói quen cũ, cũng đến từ việc trẻ chưa hoàn toàn phân biệt được những âm nào thì không khí sẽ ra mũi, những âm nào thì hơi cần đẩy ra miệng. Việc chỉ hướng dẫn trẻ vị trí cấu âm sẽ không đủ để khắc phục lỗi này.

Chính trong quá trình huấn luyện âm vị, trẻ học được cách kết nối âm thanh mà tai trẻ nghe thấy với tình huống giao tiếp thành công-thất bại, nhận ra vai trò của việc phát âm đúng, nhận ra tương phản về ý nghĩa của 2 cặp từ, rồi từ đó nhận ra sự tương phản giữa phụ âm trẻ tạo ra với phụ âm đích, và cuối

cùng nỗ lực để tạo ra âm đúng, kết quả đạt được được ghi nhận bằng lượt giao tiếp thành công. Đây chính là đích đến của điều trị ngữ âm- trẻ tạo được âm đúng trong tình huống giao tiếp thực tế, nâng tự tin và hoà nhập.

Đối với qui trình Tắc thanh hầu. Đây là một âm thể hiện sự đóng mở mạnh dây thanh trước mỗi nguyên âm. Tác dụng để phân tách các từ bắt đầu bằng nguyên âm khác nhau, ví dụ trong cụm từ “ổi ương” thì chúng ta viết chỉ thấy các nguyên âm mở đầu nhưng thực chất về cơ chế phát âm chúng ta có phụ âm tắc thanh hầu /ʔ/ đứng trước các nguyên âm này. Trong nghiên cứu này, tất cả các trẻ KHMVM sau phẫu thuật đều xuất hiện việc thay thế phụ âm bằng phụ âm tắc thanh hầu. Tức là thay vì sử dụng các bộ phận trong miệng để nhào trộn âm thanh và cản trở luồng hơi thì trẻ đã sử dụng việc đóng mở dây thanh không đúng lúc. Việc này kéo dài sẽ gây tổn hại rất lớn đến dây thanh như viêm, xơ…dẫn đến trẻ có giọng nói căng, khàn hoặc trẻ rất mệt mỗi khi gắng sức nói. Việc huấn luyện phát âm để sửa chữa lỗi này đã thu được kết quả rất tốt khi phối hợp hướng dẫn cấu âm truyền thống với liệu pháp âm vị. Sau 3,6, và 12 qui trình Tắc thanh hầu tỷ lệ giảm lần lượt từ 70%

(trước can thiệp) xuống còn 4% (sau 12 tháng).

Một lỗi qui trình điển hình ở tiếng Việt có liên quan đến vị trí cấu âm đấy chính là lỗi Giữa hoá. Lỗi này được thể hiện bằng việc khi phát âm các phụ âm vùng miệng bao gồm âm Đầu lưỡi (Đầu lưỡi chạm răng hoặc vùng đầu vòm cứng) với các phụ âm Gốc lưỡi (Gốc lưỡi nâng lên chạm vòm mềm), thì trẻ KHMVM sau mổ có xu hướng sử dụng phần giữa lưỡi nâng lên chạm vùng giữa vòm miệng. Các âm như /n/, /ɗ/, /t/, /χ/, /ɣ/…- / /, /ɲ/. Lỗi này chúng tôi không tìm thấy trong các nghiên cứu trên tiếng Anh, có thể do tiếng Anh không có từ đơn tạo đầu bằng phụ âm /nh/ trong khi tiếng Việt tỉ lệ từ giao tiếp bắt đầu bằng /ɲ/ rất nhiều. Một lí giải khác nữa là do trẻ nói tiếng Anh tại các nước phát triển được phẫu thuật trước thời điểm biết nói, sau đó

được hướng dẫn tập luyện sớm nên ít bị sai về vị trí cấu âm như thế này.

Trong nghiên cứu này, qui trình này cũng đã khỏi hoàn toàn sau 12 tháng can thiệp bằng hướng dẫn cấu âm kết hợp liệu pháp âm vị. Trẻ đã phân định được từng vùng lưỡi sẽ ứng với các nhóm âm khác nhau và được huấn luyện để vận động lưỡi chính xác với các âm muốn tạo ra.

Như vậy ở phụ âm, các qui trình này xảy ra liên quan đến các đặc tính phát âm bao gồm: phương thức phát âm, vị trí cấu âm và tính thanh. Tất cả các qui trình này đều được cải thiện và khỏi sau 12 tháng điều trị bằng liệu pháp âm vị phối hợp hướng dẫn cấu âm.

4.3.3. Đánh giá tính dễ hiểu về lời nói của trẻ KHMVM sau can thiệp ngữ