• Không có kết quả nào được tìm thấy

Rối loạn phát âm của trẻ KHMVM sau phẫu thuật

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Rối loạn âm lời nói ở trẻ khe hở môi vòm miệng và điều trị

1.2.2. Rối loạn phát âm của trẻ KHMVM sau phẫu thuật

Quá trình học cách tạo ra lời nói ở trẻ rất phức tạp, có thể tóm tắt trong sơ đồ sau: 28

Hình 1.7. Sơ đồ quá trình tạo lời nói 35

Các lỗi phát âm của trẻ KHMVM có thể có bản chất cấu âm hoặc âm vị.

Lỗi cấu âm và lỗi âm vị là những sai lệch so với âm lời nói đích mà trẻ tạo ra để đơn giản hóa lời nói của người lớn 36,37. Những điều này xuất phát từ việc trẻ không có khả năng tổ chức và thể hiện âm lời nói một cách thích hợp 38. Tất cả trẻ em có và không có KHVM biểu hiện các lỗi phát âm phát triển khi chúng đang trong quá trình hoàn thiện phát triển việc phát ra âm lời nói để giống như người lớn.

a. Rối loạn cấu âm xuất phát từ cách thức hoặc vị trí không chính xác của các cơ quan cấu âm của trẻ. Rối loạn cấu âm là vấn đề nảy sinh trong miệng hay còn gọi là rối loạn hình thái của âm lời nói.

Có hai kiểu lỗi phát âm ở trẻ KHMVM là bắt buộc và bù trừ. Lỗi bắt buộc hay còn gọi là lỗi thụ động là lỗi phát âm do sự thiếu hụt cấu trúc. Trẻ có KHMVM không thể tạo ra âm đích chính xác vì cấ u trúc giải phẫu miệng của chúng khác với trẻ em phát triển điển hình. Ngược lại, các lỗi bù trừ hoặc chủ động xảy ra khi một đứa trẻ KHMVM cố gắng phát âm theo cách bù trừ cho vò m mềm hầu họng khiếm khuyết 39, 40, 41. Trẻ thường sử dụng các cấu trúc thấp hơn trong đường hô hấp, như thanh quản và yết hầu, để phát ra âm thanh.

Các lỗi này có thể ảnh hưởng bởi thói quen từ trước mổ. Các tín hiệu ngôn ngữ diễn đạt được hình thành trong não và dẫn truyền theo các dây thần kinh vận động tời các cơ kiểm soát cơ quan hô hấp, sinh âm, cộng hưởng và cấu âm. Khiếm khuyết về cấu trúc được khắc phục muộn, sau khi trẻ đã học nói, kéo theo những vận động bù trừ của các cơ quan phát âm

Ví dụ về các lỗi bắt buộc bao gồm “thoát hơi mũi” trên phụ âm áp lực, lỗi “mũi hóa” và phát ra phụ âm yếu do giảm áp suất trong miệng. Ngược lại, các lỗi bù trừ hoặc chủ động xảy ra khi một đứa trẻ có KHMVM cố gắng phát âm theo cách bù trừ cho vò m mềm hầu họng khiếm khuyết. Trẻ thường sử

dụng các cấu trúc thấp hơn trong đường hô hấp, như thanh quản và yết hầu, để phát ra âm thanh. Những lỗi này bao gồm các âm tắc thanh hầu và yết hầu và các âm xát yết hầu. Các lỗi bù trừ khác bao gồm các âm xát mũi, âm tắc giữa vòm, và thay thế âm mũi 39, 40,41, 42.

b. Lỗi âm vị: là một dạng của rối loạn âm lời nói, có nguồn gốc từ ngôn ngữ học, phản ánh khó khăn của trẻ trong việc sắp xếp và trình bày hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ. Lỗi âm vị liên quan đến việc tổ chức thông tin trong não dẫn đến các vấn đề ở cấu âm, là rối loạn chức năng của lời nói. Quá trình xảy ra lỗi âm vị là quá trình thông thường của việc tạo ra lời nói trong giai đoạn đầu đời ở trẻ. Quá trình này lâu hơn ở trẻ có KHMVM so với trẻ không có khe hở.

Các rối loạn có nguồn gốc âm vị của trẻ khe hở vòm miệng có liên quan đến sự trì trệ nói chung trong ngôn ngữ diễn đạt, hoặc có liên quan đến sai lệch về cấu trúc khi có khe hở vùng miệng, hoặc kết hợp cả hai.

Trong tiếng Việt, các quy trình âm vị phổ biến có thể kể đến 43

- Mất phụ âm cuối: gây ra mất phụ âm cuối (ví dụ: [nam] → [na]:

nam → na

- Tắc thanh hầu ([nam] → [am] nam → am

- Lỗi trước hóa: phát ra một âm đi về phía trước của miệng Ví dụ: /k/ → /t̪/ Cáo → táo

- Sau hóa: phát ra một âm đi về phía sau của miệng Ví dụ: /t̪/ → /k/ Tô → Cô

- Tắc hóa: lỗi phát ra âm tắc thay thế âm xát Ví dụ: /s/ → /t̪/ Sáo → Táo

- Trượt hóa: phát ra âm trượt thay thế âm lỏng

Ví dụ: /l/ → /j/ Là → já

- Mũi hóa: phát ra âm mũi thay thế âm miệng Ví dụ: /ɓ/ /m/ Bôi → Môi

- Giảm âm mũi: phát ra âm không mũi thay thế âm mũi Ví dụ: /m/ → /ɓ/ Múa→Búa

Trẻ KHMVM được hiểu là có nguy cơ cao mắc các lỗi âm vị ngoài độ tuổi thích hợp do mức độ nghe giảm do nhiễm trùng tai giữa, thiếu hụt hoặc sai lệch về cấu trúc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống âm vị và chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt 38. Hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về lỗi quy trình âm vị ở trẻ phát triển điển hình nói chung và trẻ KHMVM nói riêng.