• Không có kết quả nào được tìm thấy

Luyện đọc- hiểu truyện: Giàn mướp

Tiết 58: Hoa phượng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ mỗi dòng có 5 chữ.

- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/ x; in/ inh.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, bài tập TV.

- Học sinh: Bảng con, vở bài tập TV, vở chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết: Củ sâm, xâm lược. Cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau: xâu kim, chim sâu.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- 2 học sinh lên bảng viết các từ sau:

Củ sâm, xâm lược. Cả lớp viết vào bảng con những từ ngữ sau: xâu kim, chim sâu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:(1')

- Trong giờ học chính tả này, các con sẽ nghe và viết lại bài thơ Hoa Phượng, sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/inh.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2.Hướng dẫn nghe viết: (22') a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Giáo viên đọc toàn bài thơ một lượt.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại bài.

+ Bài thơ nói gì ?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

? Bài hoa phượng gồm có mấy khổ thơ?

Mỗi khổ thơ gồm có mấy tiếng?

? Giữa hai khổ cách nhau mấy dòng ?

? Chữ cái đầu mỗi dòng ta nên viết như thế nào ?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Giáo viên đưa từ khó: lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực...

- Giáo viên gọi học sinh đọc.

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con.

- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa.

d.Học sinh viết bài vào vở:

- Giáo viên đọc cho học sinh nghe và viết bài vào vở chính tả.

- Giáo viên đọc lại bài thơ cho học sinh soát lỗi

e. Nhận xét, chữa bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp vở.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương bài viết của học sinh.

3. Hướng dẫn làm bài tập:(7') Bài 2b

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào .

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc lại bài thơ.

+ Bài thơ là lời của của một bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.

+ Bài hoa phượng gồm có 3 khổ thơ, mỗi khổ có 5 tiếng.

+ Giữa hai khổ cách nhau một dòng.

+ Chữ cái đầu mỗi dòng ta cần viết hoa.

- Học sinh chú ý theo dõi.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh viết vào bảng con.

- Học sinh chú ý lắng nghe, viết bài vào vở chính tả.

- Học sinh lắng nghe và soát lỗi.

- Học sinh nộp vở theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

vởbài tập.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) -Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà tiếp tục làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

b. Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính toán, chú đã có một ngôi nhà xinh sắn, vườn cây đầy trái chín thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình và làng xóm tin yêu, kính phục.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 08 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: (Sáng) Thứ sáu, ngày 16 tháng 04 năm 2021 TOÁN

Tiết 145:

Mét

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được tên gọi , kí hiệu, độ lớn của đơn vị mét (m ). Làm quen với thước mét.

- Nắm được quan hệ giữa dm, cm và m.

- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên số đo với đơn vị mét.

2. Kĩ năng:

- Cộng, trừ trên số đo với đơn vị mét thành thạo.

- Rèn kĩ năng ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.

3. Thái độ:

- Chịu khó suy nghĩ, tính toán cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa,vở bài tập toán.

- Học sinh: Vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng điền vào chỗ chấm

1 dm = ... cm 10 cm = ... dm 30 cm = ... dm 50 cm = ... dm - Dưới lớp làm vào bảng con:

20cm = …dm

- 2 học ssinh lên bảng làm bài.

1dm = 10cm 10cm = 1dm 30cm = 3dm 5dm = 50cm - Dưới lớp làm vào bảng con:

20cm = 2dm

7cm= …. dm

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Nội dung: (7')

a. Làm quen với đơn vị mét:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ ra trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.

- Giáo viên vẽ trên giấy các đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.

- Giáo viên chỉ ra trên thực tế các đồ vật có độ dài khoảng 1dm.

b. Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét và thước mét.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thước mét.

- Giáo viên đưa ra một chiếc thứơc mét, chỉ cho học sinh thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.

- Giáo viên vẽ đoạn thẳng dài 1m và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1mét. Mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là “m”.

- Viết m lên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước loại 1m để đo độ dài đoạn thẳng trên.

? Đoạn thẳng trên dài mấy đê-xi-met ? - Giáo viên giới thiệu: 1m bằng 10dm và viết lên bảng: 1m = 10 dm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thước mét và hỏi:

? 1m dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?

- Giáo viên nêu: 1 mét dài bằng 100 xăng-ti-mét và viết lên bảng: 1m=

100cm.

- Giáo viên gọi học sinh đọc.

1m = 10dm 1m = 100cm

7dm = 70cm

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe và quan sát.

- Học sinh quan sát, lắng nghe.

- Học sinh quan sát, nhận biết.

- Học sinh quan sát, nhận biết.

- Học sinh quan sát, lắng nghe.

- Học sinh theo dõi.

- Một số học sinh lên bảng thực hành đo.

+ Học sinh trả lời: Dài 10dm.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.

- Học sinh quan sát.

+ 1 mét bằng 100 xăng-ti-mét.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc: 1mét bằng 100 xăng-ti-mét.

? Độ dài 1m được tính được tín từ vạch nào đến vạch nào trên thước mét?

- Giáo viên cho học sinh xem tranh vẽ trong toán học lớp 2.

3 Luyện tập, thực hành: (22') Bài 1: Số?

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.