• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
56
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 08 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: (Sáng) Thứ hai, ngày 15 tháng 04 năm 2021 TẬP ĐỌC

Tiết 85 - 86:

Những quả đào

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Nhờ quả đào, biết tính các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Kỹ năng:

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh chịu khó lao động và quý trọng những người lao động.

- Học sinh yêu thích môn học.

* Giáo dục QTE:Hoạt động 2

- Quyền được có gia đình, được kết bạn, được khen ngợi khi làm việc tốt.

* Giáo dục KNS: Hoạt động củng cố, dặn dò:

- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.

- Ra quyết định.

- Thể hiện sự tự tin.

II. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên: Giáo án,tranh minh họa, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Cây dừa” và trả lời câu hỏi.

+ Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả được so sánh với những gì ?

- 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Cây dừa” và trả lời câu hỏi.

+ Lá dừa: Như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh

+ Ngọn dừa: Như cái đầu của con người. Biết gật đầu gọi trăng.

+ Thân dừa: Mặc áo bạc phếch, đứng canh trời đất: Trông, giữ, bảo vệ

+ Quả dừa: Như đàn lợm con, như hũ rượu

(2)

+ Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai, cái gì, con gì để miêu tả về cây dừa?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (35’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Hôm nay, các em sẽ đọc truyện Những quả đào. Qua truyện này, các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện được ông mình cho những quả đào rất ngon. Các bạn đã làm gì với quả đào của mình ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc : (34') a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viên giới thiệu giọng đọc:khoan thai, rành mạch ; giọng ông ôn tồn, hiền hậu, hồ hởi khi chia quà cho các cháu, thân mật, ấm áp khi hỏi các cháu , ngạc nhiên khi hỏi Việt, cảm động, phấn khởi khi khen Việt có tấm lòng nhân hậu;

giọng Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu;

giọng Vân ngây thơ; giọng Việt lúng túng, rụt rè.

b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên đưa từ khó lên bảng: làm vườn, hài lòng, tiếc rẻ, thốt lên.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên chia đoạn:

+ Đoạn 1: Sau một chuyến... ngon không ?

+ Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để miêu tả về cây dừa.

Điều này cho thấy cây dừa rất gắn bó với con người.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh theo dõi lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh chú ý theo dõi.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

(3)

+ Đoạn 2: Cậu bé...nhận xét.

+ Đoạn 3: Cô bé...dại quá.

+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu văn dài.

+ Cháu ấy ạ ?/ cháu mang đào cho Sơn.

Bạn ấy bị ốm./ Nhưng bạn ấy không muốn nhận.// Cháu đặt quả đào trên giường rồi trốn về.//

- Giáo viên đọc mẫu, yêu cầu học sinh phát hiện chỗ ngắt nghỉ trong câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ hài lòng.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc trong nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc nhóm 4.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2.

Tiết 2:

3. Tìm hiểu bài: (17’)

- Giáo viên giảng: Để biết được người ông dành những quả đào cho ai cô mời 1 bạn đọc cho cô đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

- Cô cảm ơn .Các con vừa được nghe bạn đọc đoạn 1 của bài vây ai cho cô biết:

? Người ông dành những quả đào đó cho ai ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh chú ý nghe giáo viên đọc mẫu câu dài và phát hiện ngắt nghỉ.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc chú giải và giải thích.

- 3, 4 học sinh đặt câu theo yêu cầu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc trong nhóm 4.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc đồng thanh đoạn 1, 2 theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh lắng nghe và đọc đoạn 1.

- Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.

- Học sinh nhận xét.

(4)

- Giáo viên nhận xét , tuyên dương.

- Giáo viên giảng: Để xem mỗi cháu của ông làm gì với những quả đào ông cho cô mời 1 bạn đọc cho cô đoạn 2 của bài.

- Cô cảm ơn con vậy bạn nào cho cô biết:

Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ?

? Cậu bé Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?

? Cô bé Vân đã làm gì với quả đào ?

? Việt đã làm gì với quả đào ông cho ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài và trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.

? Ông nhận xét gì về Xuân ? Vì sao ông nhận xét như vậy?

? Ông nói gì về Vân ? Vì sao ông nói như vậy?

? Ông nhận xét gì về Việt ? Vì sao ông nói như vậy?

? Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao?

* Giáo dục QTE: Theo em hành động của bạn Việt như vậy có đáng khen ngợi không? Vì sao?

- Giáo viên nhận xét, kết hợp chốt QTE:Nhờ quả đào mà ông biết được tính nết của từng cháu.Ông khen Việt là người có tấm lòng nhân hậu.

? Qua câu chuyện em đã rút ra bài học gì cho bản thân mình ?

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc đoạn 2 của bài.

- Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.

+ Vân ăn hết quả đào rồi ném hạt đi.

+ Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, Việt đặt quả đào trên giường bạn rồi trốn về.

- Học sinh đọc thầm toàn bài và trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.

- Ông nói mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây.

- Ông nói Vân còn thơ dại quá. Ông nói vậy vì Vân háu ăn, ăn hết phần của mình mà vẫn thấy thèm.

+ Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết thương bạn và nhường miếng ngon cho bạn.

- Học sinh nêu:

+ Ông : Vì ông quan tâm đến các cháu + Vân: Vì cô bé rất hồn nhiên, ngây thơ

+ Việt: Vì bạn là người có tấm lòng nhân hậu

+ Xuân : Vì bạn là 1 cô bé biết lo xa.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

+ Cần phải biết quan tâm đến người khác

=> Nội dung: Câu chuyện cho biết ai

(5)

=> Đây cũng chính là nội dung câu chuyện đấy các con ạ.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại.

4. Luyện đọc lại: (18’)

* Thi đọc:

- Giáo viên gọi đại diện tổ thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc phân vai:

- Trong bài gồm có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phân vai ttrong nhóm.

- Giáo viên gọi các nhóm thi đọc theo phân vai.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.

C.Củng cố, dặn dò: (5’)

* Giáo dục KNS: Hàng ngày các con đã được ăn rất nhiều loại quả. Vậy sau khi ăn xong phần hạt các con đã xử lí như thế nào?

- Giáo viên nhận xét, chốt kết hợp giáo dục KNS:Hằng ngày các em được ăn rất nhiều hoa quả, vậy sau khi chúng ta ăn xong, còn phần hạt thì chúng ta sẽ đem hạt đó gieo để sau này hạt đó sẽ mọc thành cây.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

cũng cần có tấm lòng nhân hậu đối với mọi người.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại.

- Đại diện tổ thi đọc - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh trả lời: Người dẫn truyện, ông, Xuân, Vân, Việt.

- Học sinh đọc phân vai trong nhóm.

- Các nhóm thi đọc theo phân vai.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh nhắc lại nội dung bài.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TOÁN

Tiết 141:

Các số từ 111 đến 200

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết các số từ 111 đến 200. Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.

- Biết so sánh các số từ 111 đến 200. Biết thứ tự các số 111 đến 200.

2. Kĩ năng:

(6)

- Áp dụng làm được các bài tập trong sách giáo khoa.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, - Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng so sánh các số sau, lớp làm bài vào bảng con.

300 và 500 500 và 700 800 và 800 400 và 300

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Đọc và viết số từ 111 đến 200.

(10’)

- Giáo viên gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi:

? Có mấy trăm?

- Giáo viên gắn thêm một hình chữ nhật biểu diễn một chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi:

? Có mấy chục và mấy đơn vị?

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên gắn thẻ tương ứng

- Giáo viên giảng: Để chỉ có một trăm, một chục và 1 hình vuông trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc

- 2 học sinh lên bảng so sánh, lớp làm bài vào bảng con.

300 < 500 500 < 700 800 = 800 400 >30 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

- Có một trăm.

- Học sinh quan sát.

+ Có 1 chục và 1 đơn vị.

- Học sinh lên gắn 1 chục vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinhđọc số và viết số.

(7)

số và viết số.

- Giáo viên gắn thêm một hình chữ nhật biểu diễn một chục, 2 hình vuông nhỏ và hỏi :

? Có mấy chục và mấy đơn vị ? - Giáo viên yêu cầu học sinh lên gắn thẻ tương ứng

- Giáo viên ắn thêm một hình chữ nhật biểu diễn một chục, 5 hình vuông nhỏ và hỏi :

? Có mấy chục và mấy đơn vị ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh học như sách giáo khoa kẻ sẵn bảng vào cho HS thảo luận và nêu các số còn lại trong bảng.

118,120,121,122,127,135.

3. Thực hành: (19’) Bài 1: Viết (theo mẫu):

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 4: Số ? Trò chơi tiếp sức - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu phải làm gì ? - Giáo viên hướng dẫn cách chơi.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt lên bảng điền.

? Đứng sau số 111 là số nào?

? Số 112 hơn số 111 mấy đơn vị ?

- Học sinh quan sát.

+ Có một chục và 2 đơn vị.

- Học sinh gắn 1 vào cột chục, 2 vào cột đơn vị.

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

+ Có 1 chục và 5 đơn vị.

- Học sinh thảo luận để viết số còn thiếu vào trong bảng sau đó một học sinh lên bảng viết.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở bài tập.

110 Một trăm mười 111 Một trăm ba mươi 117 Một trăm mười bảy 154 Một trăm năm mươi tư 181 Một trăm tám mươi mốt 195 Một trăm chín mươi lăm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu phải điền số.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lên bảng điền.

+ Số 112

+ Số 112 hơn số 111 là 1 đơn vị.

+ Là số 113.

(8)

? Vậy sau số 112 là số nào?

- Giáo viên hia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử 3 bạn lên tham gia trò chơi.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Điền dấu > < =

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi học sinh nêu lại cách so sánh

- yêu cầu học sinh thực hiện làm bài tập

- GV quan sát tiến độ làm bài và trợ giúp học sinh yếu

- Giáo viên nhận xét C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

a. 111; 112; 113; 114; 115; 116; 117; 118; 119;

120

121; 122; 123; 124; 125; 126; 127; 128; 129;

130.

b. 151; 152; 153; 154; 155; 156; 157; 158; 159;

160.

161; 162; 163; 164; 165; 166; 167; 168; 169;

170.

c. 191; 192; 193; 194; 195; 196; 197; 198; 199;

200.

- Học sinh nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu - Hs nêu

- Học sinh thực hiện làm bài 123 < 124 120 < 152 129 > 120 186 = 186 126 > 122 135 > 125 136 = 136 148 > 128 155 < 158 199 < 200 - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 08 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: ( Chiều) Thứ hai, ngày 15 tháng 04 năm 2021 ĐẠO ĐỨC

Tiết 29: Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 2) I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng ra quyết định.

(9)

3. Thái độ: Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.

4. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự điều chỉnh hành vi đạo đức; tư duy phản biện.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Phiếu thảo luận.

- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não.

- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS - Đàm thoại:

+ Thế nào là người khuyết tật?

+ Chúng ta phải làm gì khi gặp người khuyết tật?

- GV nhận xét, tuyên dương HS có thái độ đúng.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. Tìm hiểu bài.

Việc 1: Xử lý tình huống:

- GV nêu tình huống (bài tập 4 vở bài tập) - Nếu là Thủy em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày và trả lời trước lớp.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận: Thuỷ và Quân

làm được việc tốt thật đáng khen cần chỉ đường hoặc dẫn đường cho người khuyết tật

-Lớp trưởng báo cáo - HS trả lời.

- HS nhận xét.

- Học sinh ghi nhớ nội dung trong tình huống

- HS thảo luận nhóm.; tương tác ->

chia sẻ cùng bạn

- Đại diện các nhóm trả lời và trình bày trước lớp.

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- Học sinh chia sẻ, giới thiệu các tư liệu sưu tầm được.

- Học sinh tương tác cùng bạn về tư liệu mà bạn chia sẻ.

(10)

đến tận nhà cần tìm.

Việc 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật

- HS trình bày, giới thiệu các tư liệu sưu tầm được.

- Gọi HS trình bày tư liệu.

- Sau mỗi lần trình bày GV tổ chức cho HS thảo luận

- GV kết luận: Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

C. Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.

- Liên hệ: Giúp đỡ người khuyết tật là thể hiện lòng nhân ái theo gương Bác.

- Dặn HS về làm vở bài tập. Chuẩn bị bài: Bảo vệ loài vật có ích

- HS trình bày, giới thiệu các tư liệu sưu tầm được.

- HS trình bày tư liệu.

- HS thảo luận.

- HS nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (Tập chép)

Tiết 57:

Những quả đào

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chép chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Những quả đào.

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/ x. in/ inh.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, vở bài tập TV, bảng cài, bút dạ.

- Học sinh: Bảng con, vở chính tả, vở bài tập TV, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: bạc phếch, hũ rượu.

-2 học sinh lên bảng viết, dưới lớp học sinh viết vào bảng con các từ sau: bạc phếch, hũ rượu.

(11)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:(1')

-Trong giờ chính tả này, các con sẽ nhìn bảng và chép lại đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Những quả đào. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau làm một số bài tập chính tả phân biệt âm s/x; phân biệt vần in/inh.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2.Hướng dẫn tập chép: (21') a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Giáo viên đọc bài viết trên bảng phụ.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài ở bảng.

* Hướng dẫn học sinh nhận xét.

- Nội dung đoạn viết kể chuyện gì?

- Đoạn văn có mấy câu?

- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?

- Trong bài có những dấu câu nào?

- Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b. Hướng dẫn viết từ khó:

- Giáo viênđọc từ khó, yêu cầu học sinh viết chữ khó vào bảng con.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại những chữ đã luyện viết.

c. Chép bài:

- Giáo viên đọc bài viết ở bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe và nhìn bảng đọc thầm theo.

- 2 học sinh đọc lại bài.

- Nhờ món quà là những trái đào mà người ông đã biết được những tính nết của các cháu.

- Đoạn văn có 6 câu.

- Những chữ cái đứng đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa.

- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.

- Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 0oo vuông.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh viết từ khó vào bảng con:

Làm vườn, bé dại.

- 1học sinh đọc.

- Học sinh chú ý lắng nghe và theo dõi bài trên bảng

- Học sinh nhắc lại theo yêu cầu.

(12)

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn bảng viết bài

d. Soát lỗi:

- Giáo viên đọc lại bài lần 3, yêu cầu học sinh bắt lỗi, sửa lỗi

3. Nhận xét, chữa bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp vở.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương bài viết của học sinh.

3. Hướng dẫn làm bài tập: (8') Bài 2: Điền vào chỗ trống:

a. s hay x?

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, dưới lớp làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh nhìn bảng viết bài.

- Học sinh lắng nghe vàsoát lại bài viết cầm bút chì soát lỗi.

- Học sinh nộp vở theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, dưới lớp làm bài vào vở bài tập.

+ Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửa sổ,em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã sổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trước sân.

Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 08 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: (Sáng) Thứ ba, ngày 13 tháng 04 năm 2021 TOÁN

Tiết 142:

Các số có ba chữ số

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết.

- Nhận biết các số có ba chữ số gồm số trăm, số chụ, số đơn vị.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc và viết số có ba chữ số.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

(13)

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Đọc và viết số theo hình biểu diễn: (7')

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các số theo hình trong sách giáo khoa.

- Giáo viêngắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 2 trăm và hỏi:

? Có mấy trăm?

- Giáo viên gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 4 chục và hỏi:

? Có mấy chục ?

- Giáo viên gắn tiếp 3 hình vuông biểu diễn 3 đơn vị và hỏi:

? Có mấy đơn vị ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.

- Giáo viên gọi học sinh đoc.

? Số hai trăm bốn mươi ba gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3, lớp theo dõi nhận xét.

115 < 119 165 > 156 137 > 130 189 < 194 156 = 156 172 > 170 149 < 152 192 < 200 185 > 179 190 > 158 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc số lần lượt như sách giáo khoa.

- Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi.

+ Có 2 trăm.

- Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi.

+ Có 4 chục

- Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi.

+ Có 3 đơn vị.

- Học sinh viết vào bảng con: 243.

- Học sinh đọc : Hai trăm bốn mươi ba.

- Gồm: 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị.

(14)

vị ?

- Giáo viên gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 2 trăm và hỏi:

? Có mấy trăm ?

- Giáo viên gắn tiếp 3 hình chữ nhật biểu diễn 3 chục và hỏi:

? Có mấy chục ?

- Giáo viên gắn tiếp 5 hình vuông biểu diễn 5 đơn vị và hỏi:

? Có mấy đơn vị ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết số gồm 2 trăm, 3 chục và 5 đơn vị.

- Giáo viên gọi học sinh đọc.

- Giáo viên gắn lên bảng 3 hình vuông biểu diễn 3 trăm và hỏi:

? Có mấy trăm ?

- Giáo viên gắn tiếp 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục và hỏi:

+ Có mấy chục?

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết số gồm 3 trăm, 1 chục và 0 đơn vị.

- Giáo viên gọi học sinh đọc.

- Giáo viên tiến hành với các số còn lại tương tự.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng viết, đọc.

3. Thực hành: (22')

Bài 1: Mỗi số sau chỉ số ô vuông trong hình nào?

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ hình và yêu cầu học sinh thực hiện nối hình với số tương ứng.

- Giáo viên gọi 1 số học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh theo dõi và trả lời.

+ Có 2 trăm.

- Học sinh theo dõi và trả lời.

+ Có 3 chục.

- Học sinh theo dõi và trả lời.

+ Có 5 đơn vị.

- Học sinh viết: 235.

- Học sinh đọc : Hai trăm ba mươi lăm.

- Học sinh theo dõi và trả lời.

+ Có 3 trăm.

- Học sinh theo dõi và trả lời.

+ Có 1 chục.

- Học sinh viết: 310.

- Học sinh đọc: Ba trăm mười.

- Học sinh chú ý theo dõi.

- Học sinh lên bảng thực hiện.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát kĩ hình và yêu cầu học sinh thực hiện nối hình với số tương ứng.

- Học sinh nêu kết quả.

a. 310 d. 110 b. 132 e. 123 c. 205

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(15)

Bài 2: Mỗi số sau ứng với cách đọc nào:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Viết (theo mẫu)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: ( 5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

315: Ba trăm mười lăm 311: Ba trăm mười một 322: Ba trăm hai hai

521: Năm trăm hai mươi mốt 450: Bốn trăm năm mươi 405: Bốn trăn linh năm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 3 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

Đọc số Viết số

Tám trăm hai mươi 820

Chín trăm mười một 911

Chín trăm chín mươi mốt 991

Sáu trăm bảy mươi ba 673

Sáu trăm bảy mươi lăm 675

Bảy trăm linh năm 705

Tám trăm 800

Năm trăm sáu mươi 560

Bốn trăm hai mươi bảy 427

Hai trăm ba mươi mốt 231

Ba trăm hai mươi 320

Chín trăm linh một 901

Năm trăm bảy mươi lăm 575

Tám trăm chín mươi mốt 891 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(16)

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = KỂ CHUYỆN

Tiết 29:

Những quả đào

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu. Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào tóm tắt.

- Biết cùng các bạn phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện. Biết theo dõi bạn kể và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Kĩ năng:

- Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nội dung của chuyện, từng nhân vật.

3. Thái độ:

- Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp lời kể với nét mặt,điệu bộ.

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, tranh ảnh.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng nối tiếp nhau mỗi em kể lại 3 đoạn của câu chuyện Kho báu.

- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Trong tiết kể chuyện này, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Những quả đào.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn kể chuyện: (29')

a. Tóm tắt nội dung từng đoạn của câu chuyện:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài và đọc mẫu.

- 2 học sinh lên bảng nối tiếp nhau kể 3 đoạn của câu chuyện kho báu.

- Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài và đọc mẫu.

(17)

- Giáo viên: Sách giáo khoa đã gợi ra cách tóm tắt nội dung các đoạn 1(Chia đào) và đoạn 2 (chuyện của Xuân). Dựa theo cách đó, các em hãy tóm tắt nội dung từng đoạn bằng lời của mình.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung từng đoạn câu chuyện theo gợi ý của giáo viên.

- Giáo viên gọi học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm 4.

b. Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt ở bài tập 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên chia nhóm, 4 học sinh 1nhóm, yêu cầu học sinh tập kể trong nhóm (dựa vào nội dung tóm tắt từng đoạn)

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm thi kể.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét theo các tiêu chí:

+ Cách diễn đạt: nói đã thành câu chưa, dùng từ có hay không, có biết kể bằng lời văn của mình không?

+ Cách thể hiện: có tự nhiên không, có biết dùng cử chỉ điệu bộ hợp lí không, giọng kể thế nào?

+ Về nội dung: đã đúng, đã đủ chưa?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

c. Phân vai dựng lại câu chuyện:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể phân

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh tóm tắt nội dung từng đoạn câu chuyện theo gợi ý của giáo viên.

- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

+ Đoạn 1: Quà của ông.

+ Đoạn 2: Chuyện của Xuân/ Xuân làm gì với quả đào? / Xuân ăn đào như thế nào?

+ Đoạn 3: Chuyện của Vân/ Vân ăn đào như thế nào?/ Cô bé thơ ngây + Đoạn 4: Chuyện của Việt/ Việt làm gì với quả đào/ Tấm lòng nhân hậu.

- Các nhóm tập kể lại theo nhóm 4.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- 4 học sinh ở 2 bàn quay vào nhau thành 1 nhóm, lần lượt mỗi học sinh kể 1 đoạn.

- Đại diện 2 - 3 nhóm thi kể, cả lớp nghe, nhận xét.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe - Học sinh lắng nghe.

(18)

vai.

- Giáo viên gọi học sinh kể phân vai toàn bộ câu chuyện.

- Giáo viên gọi 2, 3 tốp học sinh tiếp nối nhau dựng lại câu chuyện.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) + Câu chuyện nói lên điều gì ?

- Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao?

- Giáo viênnhận xét tiết học.

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .

- 2 - 3 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh tự nhận vai và dựng lại câu chuyện theo vai.

- 2, 3 tốp học sinh tiếp nối nhau dựng lại câu chuyện. Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm và cá nhân kể hay nhất.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Câu chuyện cho biết ai cũng cần có tấm lòng nhân hậu đối với mọi người.

- Học sinh trả lời theo ý thích của mình.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 08 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ tư, ngày 14 tháng 04 năm 2021 TOÁN

Tiết 143:

So sánh các số có ba chữ số

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết cách so sánh các số có ba chữ số. Nắm được thứ tự các số (không quá 1000).

2. Kĩ năng:

- So sánh các số có ba chữ số thành thạo.

3.Thái độ:

- Tích cực, tự giác trong học tập, cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bộ ô vuông biểu diễn số (các hình vuông to biểu diễn 1 trăm và các hình chữ nhật biểu diễn 1chục; các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị; bảng phụ viết bài tập 1, 2, 3 dòng 1 vở bài tập.

- Học sinh: Bộ đồ dùng học tập, vở bài tập, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên xác định số trăm, chục, đơn vị của số: 325.

- Học sinh lên xác định số trăm, chục, đơn vị của số: Trăm số 3; hàng chục số 2; hàng đơn vị số 5.

(19)

- Dưới lớp làm vào bảng con: Điền dấu>< , = .

36 ... 33 28... 20 + 8 45 ... 47 99 ... 100

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn so sánh các số có ba chữ số: (8')

a. So sánh số 234 và 235:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy và giáo viên cùng lấy:

Nhóm 1: 2 hình vuông to, 3 hình chữ nhật và 4 ô vuông nhỏ

Nhóm 2: 2 hình vuông to, 3 hình chữ nhật và 5 ô vuông nhỏ

- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào trực quan viết số tương ứng dưới hình.

- Giáo viên yêu cầu học sinh điền dấu so sánh 2 số trên.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách so sánh 2 số trên

- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh 235 và 234.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 2 dòng trên.

b.So sánh hai số 194 và 139:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy trực quan và hướng dẫn so sánh tương tự trên.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách so sánh

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại.

- Dưới lớp làm vào bảng con.

36> 33 28 = 20 + 8 45< 47 99 < 100 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lấy theo yêu cầu.

- Học sinh lên bảng viết theo yêu cầu:

234 235

- Học sinh điền dấu so sánh 2 số trên.

234 < 235

- Học sinh nêu: Chữ số hàngtrăm: đều là 2.

+ Chữ số hàngchục: đều là 3.

+ Chữ số chỉ đơn vị: 4 < 5.

Nên 234 < 235 ( điền dấu < )

- Học sinh so sánh theo yêu cầu vào bảng con yêu cầu: 235 > 234.

- Học sinh đọc lại 2 dòng trên.

- Học sinh lấy theo yêu cầu.

194 > 139 139 < 194

- Học sinh nêu: Chữ số hàng trăm đều là 1

- Chữ số hàng chục 9 > 3 nên 194 >

139

- Học sinh đọc lại.

(20)

c. So sánh hai số 199 và 215:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy trực quan và hướng dẫn so sánh tương tự trên.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách so sánh

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách so sánh các số có ba chữ số

* Giáo viên kết luận:

- So sánh chữ số hàng trăm, số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- So sánh nếu cùng chữ số hàng trăm, thìso sánh số hàng chục. Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu cùng chữ số hàng trăm và hàng chục, thì so sánh số hàng đơn vị ,số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

2. Luyện tập, thực hành: (21')

*Bài 1: Điền dấu><=

- Giáo viên gọi học sinhđọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập, 3 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau:

- Giáo viên gọi học sinhđọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập, 3 học sinh lên bảng làm bài.

- Học sinh lấy theo yêu cầu.

199 < 215 215 > 199

- Học sinh nêu: Chữ số hàng trăm 1 <

2 nên 199 < 215 hoặc chữ số chỉ trăm 2 > 1 nên 215 > 199.

- So sánh từng cặp chữ số kể từ trái sang phải:

+ Số nào có chữ số chỉ trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại...

+ Nếu chữ số chỉ trăm giống nhau thì căn cứ vào chữ số chỉ chục....

+ Nếu chữ số chỉ trăm và chục giống nhau thì căn cứ vào chữ số chỉ đơn vị.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập, 3 học sinh lên bảng làm bài.

127 > 121 865 = 865 124 < 129 648 < 684 182 < 192 749 > 549 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập, 3 học sinh lên bảng làm bài.

a. 695 b. 979

(21)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Số ?

- Giáo viên gọi học sinhđọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách so sánh các số có ba chữ số?

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

c. 751

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 2học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

971; 972; 973; 974; 975; 976; 977;

978; 979; 980

981; 982; 983; 984; 985; 986; 987;

988; 989; 990

991; 992; 993; 994; 995; 996; 997;

998; 999; 1000 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 87:

Cây đa quê hương

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc rành mành toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.

- Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

3. Thái độ:

- Thêm yêu quê hương, gợi nhớ những kỉ niệm về quê hương. Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa, sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh nối tiếp nhau - 2 học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 1

(22)

đọc đoạn 1 và đoạn 2 bài Những quả đào và trả lời câu hỏi.

- Người ông dành những quả đào cho ai ?

- Cậu bé Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?

- Cô bé Vân đã làm gì với quả đào ? - Việt đã làm gì với quả đào ông cho ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét , tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Ở làng quê Việt Nam, ngoài cây tre còn có một loại cây rất phổ biến là cây đa.

Đa là một loại cây thân to, rễ chùm, tỏa bóng mát nên rất gần gũi với trẻ nhỏ. Bài đọc Cây đa quê hương các em học hôm nay sẽ cho các em thấy cây đa gắn bó với trẻ em ở làng quê như thế nào ?

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (10') a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng sâu lắng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm.

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên đưa từ khó: lững thững, nặng nề, giữa ruộng.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên chia đoạn: Bài được chia làm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đang nói.

+ Đoạn 2: còn lại

và đoạn 2 bài Những quả đào và trả lời câu hỏi.

- Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.

- Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.

+ Vân ăn hết quả đào rồi ném hạt đi.

+ Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, Việt đặt quả đào trên giường bạn rồi trốn về.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh lắng nghe.

(23)

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc câu văn dài.

+ Trong vòm lá,/ gió chiều gây lên những điệu nhạc li kỳ/ tưởng chừng như ai đang cười/ đang nói.//

- Giáo viên đọc mẫu.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc chú giải.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ li kì.

* Luyện đọc trong nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm 2.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2.

3. Tìm hiểu bài: (10')

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Những từ ngữ nào, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

+ Các bộ phận của cây đa ( thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào?

+ Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ.

M: Thân cây rất to

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh theo dõi.

+ Trong vòm lá,/ gió chiều gây lên những điệu nhạc li kỳ/ tưởng chừng như ai đang cười/ đang nói.//

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc chú giải.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

- Học sinh đọc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc đồng thanh theo yêu cầu.

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây - Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ( mỗi em nói về 1 bộ phận )

- Thân cây là một tòa cổ kính, chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.

- Cành cây lớn hơn cột đình.

- Ngọn cây chót vót giữa trời xanh.

- Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ

- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu.

Thân cây rất to/ thân cây rất đồ sộ.

Cành cây rất lớn/ cành cây to lắm.

(24)

+ Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

? Qua bài văn cho thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại.

4. Luyện đọc lại: (9')

- Giáo viên đọc mẫu bài lần 2.

* Thi đọc:

- Giáo viên gọi đại diện tổ thi đọc.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc cả bài.

- Giáo viên gọi 4 học sinh đọc toàn bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc toàn bài.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Qua bài học muốn nói với chúng ta điều gì?

- Giáo viên kết luận: Chúng ta thấy tác giả rất yêu cây đa quê hương mình, nơi đó có rất nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

Ngọn cây rất cao/ ngọn cây cao vút Rễ cây ngoằn ngoèo/ rễ cây rất kì dị.

- Cảnh lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh chiều

=>Ý nghĩa: Bài văn vẻ đẹp của cây đa quê hương và thể hiện tình yêu của tác giả với cây đa.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh lắng nghe.

- Đại diện tổ thi đọc.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc cả bài.

- 4 học sinh đọc toàn bài, cả lớp nghe nhận xét.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc toàn bài.

+ Học sinh trả lời: Bài học muốn nói với chúng ta những kỉ niệm lâu năm của cây đa quê hương.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 29:

Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối.

Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ về cây cối. Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

2. Kĩ năng:

- Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ " để làm gì ?" thành thạo.

3.Thái độ:

(25)

- Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

* Giáo dục BVMT: Bài tập 3.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, bài tập TV.

- Học sinh: Vở bài tập TV, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện:

+ Kể tên một số cây quả mà em biết?

+ Kể tên một số cây lương thực, thực phẩm mà em biết?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Trong tiết Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ được mở rộng vốn từ về Cây cối, sau đó chúng ta cùng ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: " Để làm gì "

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập: (29')

Bài 1: Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên treo tranh ảnh 3, 4 loài cây ăn quả, yêu cầu học sinh quan sát.

- Giáo viên hỏi: Cây ăn quả gồm có những bộ phận nào ?

- 2 học sinh lên bảng kể theo yêu cầu.

+ Cây ăn quả: cam, quýt, xoài, ổi, táo, đào, na, mận, roi, lê, dưa hấu, dưa gang, dưa bở, nhãn, vải, măng cụt, vú sữa, sầu riêng, trứng gà, thanh long, cóc, sầu riêng, cây sấu, dâu ...

+ Cây lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, khoai lang, sắn, đỗ tương, đỗ xanh, lạc, vừng, khoai tây, rau muống, bắp cải, su hào, rau cải...

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh quan sát.

+ Cây ăn quả có các bộ phận là: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây,lá cây, hoa, quả.

(26)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2: Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.

M: Thân cây (to, cao, chắc, bạc phếch - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên nhắc học sinh chú ý: Các từ tả bộ phận của cây là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận.

- Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm, phát chomỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to và 1 bút dạ, yêu cầu nhóm thảo luận và cử 1 bạn viết kết quả vào bảng nhómthời gian là 5 phút, trong cùng thời gian nhóm nào viết được nhiều từ đúng, nhóm đó thắng.

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm dán kết quả vào lên bảng lớp.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Đặt các câu hỏi có cụm từ Để làm gì để hỏi về từng việc làm được vẽ trong

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to và 1 bút dạ, yêu cầu nhóm thảo luận và cử 1 bạn viết kết quả vào bảng nhóm thời gian là 5 phút, trong cùng thời gian nhóm nào viết được nhiều từ đúng, nhóm đó thắng.

- Đại diện các nhóm dán kết quả vào lên bảngtrình bày, cả lớp nhận xét.

+ Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, cong queo, xù xì, kì dị, quái dị, đen sì.

+ Gốc cây: to, cao, chắc chắn, bạc phếch, sần sùi, mập mạp, chắc nịch,...

+ Thân cây: cao, to, bạc phếch, xù xì, ram ráp, nhẵn bóng, phủ đầy gai,...

+ Cành cây: xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, khẳng khiu, khô héo...

+ Lá cây: xanh biếc, xanh non, tươi xanh, tươi tốt, mỡ màng, già úa, đỏ sẫm, úa vàng, héo quắt, ...

+ Hoa:vàng tươi, đỏ tươi, đỏ rực, tím biếc, tim tím, trắng tinh, trắng muốt, thơm ngát,

+ Quả: vàng rực, vàng tươi, đỏ ối, chín mọng, chi chít, ....

+ Ngọn: chót vót, thẳng tắp, mập mạp, mảnh dẻ,..

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(27)

các tranh dưới đây. Tự trả lời các câu hỏi ấy.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và nói về việc làm của 2 bạn nhỏ trong tranh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu hỏi có cụm từ Đề làm gì để hỏi về mục đích việc làm của 2 bạn nhỏ, sau đó tự trả lời.

- Giáo viên gọi học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

* Giáo dục BVMT: Theo em việc làm của hai bạn có ích lợi gì cho môi trường không?

-Giáo viên nhận xét và chốt kết hợp giáo dục BVMT: Các em cần có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối, đó chính là bản thânchúng ta đã bảo vệ môi trường thiên nhiên.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát tranh và nói về việc làm của 2 bạn nhỏ trong tranh.

- Học sinh đặt câu hỏi có cụm từ Đề làm gì để hỏi về mục đích việc làm của 2 bạn nhỏ, sau đó tự trả lời.

- HS1: Bạn gái tưới nước cho cây - HS 2: Bạn trai bắt sâu cho cây

- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

+ Hỏi: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì?

+ Trả lời: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để để cây tươi tốt/

+ Hỏi: Bạn nhỏ bắt sâu cho cây để làm gì?

+ Trả lời: Bạn nhỏ bắt sâu cho cây để bảo vệ cây, diệt trừ sâu ăn lá/ Sâu phá hoại cây cối. Bạn nhỏ bắt sâu để bảo vệ cây.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 29:

Một số loài vật sống dưới nước

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống dưới nước đối với con người.

(28)

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được một số loài vật sống dưới nước: sống ở nước ngọt(ao, hồ, sông), sống ở nước mặn (biển).

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

* Giáo dục MTBĐ: Hoạt động 2:

+ Học sinh biết một số loài vật biển: Cá mập, cá ngừ, tôm, sò...một số tài nguyên biển.

+ Giáo dục cho học sinh thấy được muốn cho các loài sinh vật biển tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.

* Giáo dục KNS: Hoạt động củng cố, dặn dò:

- Kĩ năng quan sát tìm kiếm và xử lí các thông tin về động vật sống dưới nước.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.

- Phát triển kĩ năg hợp tác hợp tác với mọi người cùng bảo vệ động vật - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh 1 số con vật sống dưới nước, sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét:

- Hãy kể tên một số loài vật sống trên cạn và nêu lợi ích của chúng ?

- Chúng ta cần phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ các loài vật đó ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Các hoạt động: (29')

a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa: (10’)

* Mục tiêu:Học sinh biết nói tên một số loài vật sống dưới nước (nước ngọt và nước mặn)

- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

(29)

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Làm việc theo cặp

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:

Chỉ, nói tên và nêu lợi ích của một số con vật có trong hình vẽ.

- Trong những hình trên con nào sống ở nước ngọt, con nào sống ở nước ngọt ? + Bước 2: Làm việc cả lớp:

- Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các hình ở trang 60 bao gồm các con vật sống ở nước ngọt. Các hình ở trang 61 bao gồm các con vật sống ở nước mặn.

- Giáo viên hỏi:

+ Để các loài vật trên sống và phát triển chúng ta phải làm gì?

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt như ao hồ, sông ngòi. Có những loài vật sống ở nước mặn(biển). Muốn cho các loài vật sống dưới nước tồn tại và phát triển thì chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nướcvà giữ sạch nguồn nước.

b.Hoạt động 2: Triển lãm tranh ảnh sưu tầm được:

- Giáo viên yêu cầu các thành viên trong nhóm trưng bày tranh ảnh các loài vật, con vật sống ở dưới nước mà mình đã sưu tầm được và phân loại tranh ảnh sưu tầm được xem loại nào sống ở nước ngọt, loại nào sống ở nước ngọt.

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động

- Học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa: Chỉ và nói tên,nêu lợi ích của từng con vật có trong hình vẽ.

+ Hình 1: Cua; Hình 3: Cá quả; Hình 2:Cá vàng; Hình 4: Trai(nước ngọt);

Hình 5: Tôm (nước ngọt); Hình 6: Cá mập (ở phía trên cùng, bên trái trang sách); phía dưới bên phải là cá ngừ, sò, ốc, tôm; phía dưới bên trái là đôi cá ngựa.

- Học sinh đặt thêm 1 số câu hỏi về các con vật trên và trả lời.

+ Ví dụ: Con nào sống ở nước mặn?

Con nào sống ở nước ngọt?

- Học sinh trả lời.

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh trả lời:

- Chúng ta phải giữ sạch nguồn nước.

- Học sinh lắng nghe.

- Các thành viên trong nhóm trưng bày tranh ảnh các loài vật, con vật sống ở dưới nước mà mình đã sưu tầm được và phân loại tranh ảnh sưu tầm được xem loại nào sống ở nước ngọt, loại nào sống ở nước ngọt.

- Học sinh hoạt động theo nhóm 4 và

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.2. - Giáo viên gọi học sinh

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.. - Giáo viên gọi học sinh

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài - 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 tiết 2.. tập của tiết 2 tuần 4, lớp theo dõi nhận xét... - Giáo viên gọi