• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918) Tiết 18, Bài 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1914-1918

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ

quốc, phi nghĩa).

?Em suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh đó?

(Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới, nhưng nhân dân lao động là người phải

cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

- 11/11/1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:

- 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ,… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.

- Đức mất hết thuộc địa, Anh-Pháp-Mĩ mở rộng thêm thuộc địa.

- Phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển.

gánh chịu mọi hi sinh về người và của).

+ HS trình bày kết quả.

+ Đánh giá kết quả thực hiện.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Các cặp đôi trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

- Thời gian: 4 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng Câu 1:

Nêu nguyên nhân, tính chất và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

* Nguyên nhân:

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa.

* Kết cục:

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, công trình bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh tới 85 tỉ USD.

+ Đức mất hết thuộc địa. Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thuộc địa của mình...

* Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa

Câu : Lập niên biểu về sự kiện chính của của diễn biến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

Thời gian Sự kiện

28/6/1914 Thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xec-bi ám sát.

1-3/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.

4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức.

2/1917 Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.

Cuối 1917 Phe Hiệp ước liên tục tấn công phe Liên minh

11/11/1918 Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để chứng minh được tác hại của cuộc chiên tranh thế giới thứ nhất đến xã hội loài người.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

1.Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam

2. Qua diễn biến và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em có giải pháp gì để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện nay?

- Thời gian: 6 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

1. “Kẻ gieo gió thì phải gặp bão” Đức đã thất bại hoàn toàn, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng hậu quả mà nó để lại cho nhân loại thì vô cùng nặng nề. Đối với Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù vào những tổn thất do chiến tranh để lại ở các nước chính quốc…

2. Một số giải pháp để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện nay:

Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc sông bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn, không được học hành…

Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới.

Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán.

Hợp tác kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh.

Thay cho các khoản chi phí về quân sự, ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ.

Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có.

Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước.

*****************************

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

Tiết 19, bài 14: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI - 1917)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến Thức

Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học từ phần chương I đến chương IV của lịch sử thế giới Cận đại.

2. Thái độ:

Giáo dục ý thức giai cấp và tinh thần đoàn kết quốc tế.

3. Kĩ năng

Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, khái quát hoá các vấn đề lịch sử. Kỹ năng lập bảng thống kê, rút ra kết luận.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II.Chuẩn bị:

+GV: Bảng thống kê các sự kiện lịch sử Cận đại.

+HS: Soạn bài III.Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

-Nêu những sự kiện chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?

-Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất?

3.Bài mới:

Các em vừa tìm hiểu xong phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến 1917). Đây là thời kì lịch sử có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn đến sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Chúng ta cùng ôn tập lại những chuyển biến đó.