• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị

2.1 Kiến nghị đối với cơ quan cấp C/O

Hiện nay, Việt Nam đang mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới vì thế mà các hồ sơ xin cấp C/O ngày càng nhiều. Do vậy kính mong các cơ quan cấp C/O tạo điều kiện cấp số C/O nhanh chóng để các doanh nghiệp có thể hoàn thiện hồ sơ và nhanh chóng nộp tại cơ quan cấp C/O.

Vì cán bộ nhận và cấp C/O bị hạn chế nên cũng mong cơ quan cấp C/O có thể đưa ra các phản hồi sớm để doanh nghiệp còn biết chỉnh sửa hoặc là nhận kết quả C/O để có thể gửi cho khách hàng sớm nhất có thể.

Đối với những form C/O doanh nghiệp mới bắt đầu làm kính mong các cơ quan cấp C/O tạo điều kiện hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp có thể làm đúng và đẩy đủ để hoàn thiện hồ sơ xin C/O một cách tốt nhất, tránh sai sót làm mất thời gian giữa 2 bên.

2.2 Kiến nghị với cơ quan nhà nước

Một hệ thống phát luật đồng bộ và thống nhất sẽ tạo thành một hành lang pháp lý ổn định, tạo tư tưởng an tâm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, hệ thống các nghị định thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về quy định đối với các form C/O. Đồng thời nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển việc xin C/O nhằm chứng minh được hàng hóa Việt Nam có xuất xứ rõ ràng , có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.

Nhà nước cần có nhiều buổi giao lưu giữa doanh nghiệp và các đại sứ quán ở các quốc gia mà Việt Nam đã có ký kết các hiệp định thương mại để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các quy định cũng như là các chính sách ưu đãi về thuế quan của các hiệp định thương mại hơn nữa.

Tại các cơ quan cấp C/O nhà nước cần bố trí thêm cán bộ để có thể xử lý kịp thời các hồ sơ C/O cũng như là giải quyết được các thắc mắc của các doanh nghiệp

khi gặp phải.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việt Nam gia nhập ASEAN, FTA, APEC,WTO,… đã nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển. Chúng ta cần thiết lập mối quan hệ bền vững lâu dài, hai bên cùng có lợi với các quốc gia.

Không những thế mà Nhà nước cần đẩy mạnh việc gia nhập các cộng đồng kinh tế thương mại trên thế giới, ký kết nhiều hiệp định thương mại đơn phương, đa phương , song phương giữa các nước trên thế giới. Từ đó đẩy mạnh được hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho hàng hóa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ thị trường Việt Nam ra nước ngoài sẽ có nhiều ưu đãi hơn về thuế quan cũng như các ưu đãi khác, giúp cho hàng hóa của Việt Nam có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước trên thế giới. Từ đó tạo động lực cho các doanh nghiệp càng ngày nỗ lực phấn đấu để vươn ra thị trường thế giới nhanh hơn nữa.

2.3 Kiến nghị đối với công ty

Nhân lực là yếu tố quyết định tới chất lượng làm việc, uy tín của công ty vì vậy trong chính sách phát triển của công ty nguồn nhân lực cần được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay công ty đang tiếp tục mở rộng sản xuất chình vì vậy mà hàng hóa được xuất khẩu ngày càng nhiều số lượng công việc sẽ nhiều lên nhưng hiện nay số lượng nhân viên làm thủ tục về C/O còn ít không đáp ứng được khối lượng công việc ngày một nhiều hơn.

Tăng cường công tác huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, trình độ Anh ngữ cũng như trình độ vi tính cho nhân viên nhằm đáp ứng được nhu cầu trong xu hướng hội nhập với các nước trên thế giới.

Hiện nay, các doanh nghiệp còn rất yếu trong việc nắm bắt , tìm hiểu và áp dụng các nghị định thông tư, hay các quy định trong các hiệp định thương mại mà vì thế chúng ta thường làm sai phải sửa đi sửa lại hoặc là ảnh hưởng tới luật pháp gây tốn chi phí và mất thời gian. Vì vậy công ty nên thường xuyên theo dõi nhắc nhở giúp đỡ nhân viên của mình tìm hiểu các nghị định thông tư mới được ban hành để nắm rõ được các quy định khắc phục được các tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đặc biệt công ty cần quan tâm đến chính sách lương thưởng cũng như các chế độ ưu đãi phụ cấp cho từng nhân viên để họ có thể an tâm làm việc cũng như là cống hiến hết mình vì lợi ích của công ty.

Công ty cần nâng cấp cơ sở hạn tầng kỹ thuật để nhân viên có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất và hiệu quả nhất tránh lãng phí thời gian cũng như các rủi ro khác không mong muốn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nghị định thông tư :

- Nghị định 19/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá

- Thông tư 31/2015/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di lân

- Thông tư số 42/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di lân.

- Thông tư 08/2006/TT-BTM hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa

- Thông tư 06/2011/TT-BCT quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi

- Thông tư 05/2018/TT-BCT Quy định về xuất xứ hàng hóa

- Thông tư 07/2020/TT-BCT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di lân.

Sách:

- Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế - T.S Nguyễn Tiến Đà (Trường cao đẳng thương mại Đà Nẵng)

- Giáo trình pháp luật trong thương mại quốc tế - T.S nguyễn Tiến Đà (Trường cao đẳng thương mại Đà Nẵng)

- Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam ,Các khía cạnh vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi. Sách chuyên khảo của TS. Nguyễn Đức Thành và TS Nguyễn Thị Thu Hằng ( đồng củ biên) thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính sách (VEPR) – Nhà xuất bản thế giới

Trường Đại học Kinh tế Huế