• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả điều trị tiếp sau 2 chu kỳ của hai nhóm

Trong tài liệu §¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ (Trang 85-90)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ, TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA

3.2.3. Kết quả điều trị tiếp sau 2 chu kỳ của hai nhóm

Sau 2 chu kỳ điều trị có tổng số 47 người bệnh đạt đáp ứng một phần trở lên được chia thành 2 nhóm: nhóm ghép tế bào gốc tạo máu tự thân và nhóm không ghép tế bào gốc tạo máu tự thân

3.2.3.1. Kết quả điều trị của nhóm không ghép tế bào gốc tạo máu tự thân Nhóm này gồm 35 người bệnh được điều trị tiếp tục bằng phác đồ GDP bổ sung thêm Rituximab nếu tế bào u dương tính với CD20 và đánh giá đáp ứng sau 4 chu kỳ điều trị theo tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng của NCCN 2014, tỷ lệ đáp ứng được trình bày ở bảng 3.11

Bảng 3.11. Tỷ lệ đáp ứng với phác đồ GDP của nhóm không ghép tế bào gốc tạo máu tự thân (n = 35)

Thời điểm đánh giá Đáp ứng

điều trị

Sau 2 chu kỳ điều trị Kết thúc điều trị

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

Đáp ứng hoàn toàn 9/35 25,7 19/35 54,3

Đáp ứng một phần 26/35 74,3 16/35 45,7

Tổng số 35 100,0 35 100,0

Nhận xét:

Sau 4 chu kỳ điều trị, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn tăng từ 25,7% lên 54,3%.

Còn 16/35 người bệnh không đạt đáp ứng hoàn toàn

3.2.3.2. Kết quả điều trị của nhóm ghép tế bào gốc tạo máu tự thân a. Đặc điểm chung của nhóm người bệnh GTBG tạo máu tự thân

Tổng số có 12/47 người bệnh có đáp ứng với phác đồ GDP hoặc phác đồ GDP bổ sung thêm Rituximab nếu tế bào u dương tính với CD20 được điều trị củng cố bằng GTBG tạo máu tự thân sau khi đạt đáp ứng một phần trở lên.

Trong đó có 2 người bệnh được GTBG ngay sau 2 chu kỳ điều trị, các người bệnh khác được GTBG sau 3 hoặc 4 chu kỳ điều trị. Đặc điểm của nhóm người bệnh này được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Một số đặc điểm của nhóm người bệnh GTBG tự thân (n =12) Đặc điểm nhóm người bệnh GTBG Số người bệnh Tuổi trung bình ± SD (Min – Max) 48,3 ± 10,4 (34 -64)

Giới tính Nam giới 8

Nữ giới 4

Thể bệnh

Tế bào B lớn lan tỏa 6

Tế bào B nhỏ 1

Tế bào áo nang 3

Tế bào B vùng rìa 1 Tế bào B thể nang 1 Giai đoạn bệnh

Giai đoạn II 1

Giai đoạn III 3

Giai đoạn IV 8

Triệu chứng B Có 9

Không 3

Điểm IPI

2 điểm 4

3 điểm 7

4 điểm 1

Xâm lấn tủy xương Có xâm lấn 6

Không xâm lấn 6

Nhận xét:

- Độ tuổi trung bình của nhóm GTBG là: 48,3 ± 10,4; ít nhất là 34 tuổi và cao nhất là 64 tuổi.

- Nam giới chiếm đa số: 8/12 (66,7%), tỷ lệ nam/nữ là 2/1.

- Về thể bệnh: Có 5/12 người bệnh thể B lớn lan tỏa, chiếm tỷ lệ 41,7%.

Thể áo nang có 3/12 người bệnh. Các thể khác như tế bào B nhỏ, tế bào B thể nang, tế bào B vùng rìa mỗi thể có 1 người bệnh.

- Giai đoạn IV có 8/12 người bệnh, triệu chứng B là 9/12 người bệnh, tỷ lệ xâm lấn tủy xương là 6/12 người bệnhvà 7/12 người bệnh có điểm IPI = 3.

b. Đặc điểm về huy động và thu gom tế bào gốc tạo máu CD34+

Bảng 3.13. Một số đặc điểm về huy động và thu gom TBG CD34+ (n =12) Đặc điểm huy động và thu gom tế bào gốc Số người bệnh Phương pháp

huy động TBG

G-CSF đơn thuần 11

G-CSF + Cyclophosphamide 1

Số lần gạn tách TBG (CD34+)

1 lần 6

2 lần 3

3 lần 1

4 lần 2

Số lượng TBG thu gom (*106 /kg cân nặng) 8,4 ± 6,1 (3,1 – 21,5) Số lượng TBG sử dụng (*106 /kg cân nặng) 6,4 ± 2,8 (3,1 – 11,5)

Granulocyte colony-stimulating factor (G-CSF): yếu tố tăng trưởng dòng bạch cầu hạt. Hai người bệnh chỉ sử dụng một nửa số lượng TBG. Số lượng TBG sử dụng được tính trước khi bảo quản

Nhận xét:

- Có 11/12 người bệnh được huy động tế bào gốc tạo máu CD34+ bằng phương pháp sử dụng G-CSF đơn thuần, chiếm tỷ lệ: 91,7%.

- 6/12 người bệnh chỉ gạn tách tế bào gốc 1 lần, 2 người bệnh phải gạn tách 4 lần, còn lại là các người bệnh phải gạn tách từ 2 – 3 lần.

- Số lượng tế bào gốc trung bình đạt 8,4 ± 6,1*106 /kg cân nặng của người bệnh; thấp nhất là 3,1 và cao nhất là 21,5 *106 /kg cân nặng.

c. Thời gian mọc mảnh ghép, nằm viện và sử dụng G-CSF

Bảng 3.14. Thời gian mọc mảnh ghép, nằm viện, và sử dụng G-CSF (n =12) Thời gian (ngày) Trung bình ± SD Min - Max Thời gian mọc

mảnh ghép

Bạch cầu trung tính 10,5 ± 1,2 9 - 12

Tiểu cầu 13,3 ± 2,6 11 -19

Thời gian nằm viện 33,8 ± 5,4 27 - 45

Thời gian sử dụng G-CSF 12,2 ± 1,9 10 - 15

Nhận xét:

- Thời gian mọc mảnh ghép với bạch cầu trung tính trung bình là: 10,5 ± 1,2 ngày, ngắn nhất là 9 ngày và dài nhất là 12 ngày.

- Thời gian mọc mảnh ghép trung bình đối với tiểu cầu là: 13,3 ± 2,6 ngày, ngắn nhất là 11 ngày và dài nhất là 19 ngày.

- Thời gian sử dụng G-CSF để kích bạch cầu là: 12,2 ± 1,9; ngắn nhất là 10 ngày và dài nhất là 15 ngày.

- Thời gian nằm viện trung bình là 33,8 ± 5,4 ngày, dài nhất là 45 ngày, ngắn nhất là 27 ngày.

d. Kết quả chung 30 ngày sau ghép tế bào gốc tạo máu

Đánh giá kết quả phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, điều kiện hóa bằng phác đồ phác đồ BEAM và BucyE theo tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng của NCCN năm 2014. Thời gian đánh giá là 30 ngày sau GTBG.

Bảng 3.15. Kết quả điều trị 30 ngày sau GTBG (n =12) Thời gian

Kết quả Trước ghép (n) Sau ghép 30 ngày (n)

Đáp ứng hoàn toàn 9/12 11/12

Đáp ứng một phần 3/10 1/12

Tổng số 12 12

Nhận xét:

Trước thời điểm GTBG có 9/12 người bệnh đạt ĐƯHT, sau GTBG tăng thêm 2 người bệnh ĐƯHT. Còn 1 người bệnh không đạt ĐƯHT sau GTBG.

Trong tài liệu §¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ (Trang 85-90)