• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tác dụng không mong muốn

Trong tài liệu §¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ (Trang 91-96)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ, TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA

3.2.5. Tác dụng không mong muốn

3.2.5.1. Tác dụng không mong muốn khi điều trị bằng phác đồ GDP

Tác dụng không mong muốn (độc tính) gặp phải khi điều trị bằng phác đồ GDP bổ sung thêm Rituximab nếu tế bào u dương tính với CD20 được tính bằng số chu kỳ có độc tính trên tổng số chu kỳ điều trị, phân loại dựa vào bảng độc tính với 5 mức độ của TCYTTG.

a. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng

Một số triệu chứng lâm sàng hay gặp khi điều trị với phác đồ GDP bổ sung thêm Rituximab nếu tế bào u dương tính với CD20 là: nôn - buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét niêm mạc miệng, rét run, sốt nhiễm trùng. Tần suất gặp các biến chứng này được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng theo chu kỳ điều trị (n=251)

Triệu chứng Độ

Nôn,

buồn nôn Tiêu chảy Viêm niêm

mạc miệng Rét run Sốt nhiễm trùng

n % n % n % n % n %

Độ 0 72 28.7 215 85.7 248 98.8 248 98.8 243 96.8 Độ I 104 41.4 19 7.6 3 1.2 3 1.2 7 2.8 Độ II 63 25.1 15 6.0 0 0.0 0 0.0 1 0.4

Độ III 12 4.8 2 0.8 0 0.0 0 0.0 0 0.0

Độ IV 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0

Tổng số 251 100,0 251 100,0 251 100,0 251 100,0 251 100,0 Nhận xét:

- Triệu chứng buồn nôn - nôn hay gặp nhất, chủ yếu gặp nôn - buồn nôn mức độ I và độ II, chiếm tỷ lệ 41,4% và 25,1%. Có tổng số 72 chu kỳ người bệnh không có triệu chứng này, chiếm tỷ lệ: 28,7%.

- Triệu chứng tiêu chảy ít gặp, có 85,7% chu kỳ không có triệu chứng tiêu chảy, chỉ gặp tiêu chảy mức độ I, II và III lần lượt là 7,6; 6,0 và 0,8%.

- Các triệu chứng: viêm loét niêm mạc miệng, rét run rất hiếm gặp, chỉ có 3/251 chu kỳ điều trị có triệu chứng này, chiếm tỷ lệ 1,2%

b. Tác dụng không mong muốn trên hệ tạo máu

Độc tính với hệ tạo máu đánh giá thông qua các chỉ số nhƣ: số lƣợng bạch cầu, bạch cầu trung tính, nồng độ hemoglobin và số lƣợng tiểu cầu.

Bảng 3.17. Tác dụng không mong muốn trên hệ tạo máu theo chu kỳ điều trị (n=251)

Chỉ số Độ

Giảm số lƣợng bạch

cầu

Giảm số lƣợng bạch

cầu trung tính

Giảm nồng độ Hemoglobin

Giảm số lƣợng tiểu

cầu

n % n % n % n %

Độ 0 13 5.2 14 5.6 47 18.7 36 14.3

Độ I 28 11.2 38 15.1 74 29.5 44 17.5

Độ II 51 20.3 46 18.3 87 34.7 69 27.5

Độ III 92 36.7 84 33.5 42 16.7 80 31.9

Độ IV 67 26.7 69 27.5 1 0.4 22 8.8

Tổng số 251 100,0 251 100,0 251 100,0 251 100,0 Nhận xét:

- Giảm số lƣợng bạch cầu, bạch cầu đoạn trung tính chủ yếu xảy ra ở mức độ III, chiếm tỷ lệ 36,7% và 33,5%, giảm bạch cầu và bạch cầu đoạn trung tính ở độ IV là: 26,7 và 27,5%

- Thiếu máu (giảm hemoglobin) gặp chủ yếu ở mức độ II chiếm tỷ lệ 34,7%; giảm độ IV chỉ gặp ở 1 chu kỳ điều trị, chiếm tỷ lệ 0,4%

- Giảm tiểu cầu xảy ra nhiều nhất ở độ III chiếm tỷ lệ 31,9% các chu kỳ;

giảm tiểu cầu độ IV gặp ở 22 chu kỳ, chiếm tỷ lệ 8,8%.

c. Tác dụng không mong muốn trên gan, thận

Độc tính đối với chức năng thận đƣợc đánh giá qua 2 chỉ số là ure và creatinin, đối với chức năng gan đánh giá thông qua 2 enzym AST và ALT.

Bảng 3.18. Tác dụng không mong muốn trên gan và thận theo chu kỳ điều trị (n=251)

Chỉ số Độ

Tăng Ure Tăng Creatinin Tăng AST Tăng ALT

n % n % n % n %

Độ 0 215 85.7 206 82.1 206 82.1 202 80.5

Độ I 32 12.7 36 14.3 40 15.9 43 17.1

Độ II 4 1.6 9 3.6 4 1.6 5 2.0

Độ III 0 0.0 0 0.0 1 0.4 0 0.0

Độ IV 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1 0.4

Tổng số 251 100,0 251 100,0 251 100,0 251 100,0 Nhận xét:

- Tỷ lệ chu kỳ điều trị không ảnh hưởng tới chức năng thận (chỉ số ure/creatinin trong giới hạn bình thường) là: 85,7 và 82,1%, tăng chỉ số ure/creatinin độ I là 12,7 và 14,3%. Không gặp chu kỳ nào có độc tính đến chức năng thận mức độ III và độ IV.

- Tỷ lệ chu kỳ có chỉ số đánh giá chức năng gan (AST/ALT) trong giới hạn bình thường là 82,1 và 80,5%, tỷ lệ chu kỳ tăng AST và ALT mức độ II là 1,6 và 2,0% và chỉ có 1/251 chu kỳ tăng ALT mức độ IV, chiếm tỷ lệ 0,4%.

3.2.5.2. Tác dụng không mong muốn khi ghép tế bào gốc tạo máu tự thân a. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng

Ba triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất khi điều trị củng cố bằng hóa trị liệu liều cao kết hợp với GTBG tự thân là: nôn - buồn nôn, viêm loét miệng, tiêu chảy. Tần suất gặp các triệu chứng này được trình bày ở bảng 3.19.

Bảng 3.19. Triệu chứng lâm sàng trong và sau khi điều kiện hóa (n=12) Triệu chứng

Độ

Nôn, buồn nôn Viêm loét miệng Tiêu chảy

n % n % n %

Độ 0 0 0,0 2/12 16,7 2/12 16,7

Độ I - II 10/12 83,3 10/12 83,3 6/12 50,0

Độ III -IV 2/12 16,7 0 0,0 4/12 33,3

Tổng số 12 100 ,0 12 100 ,0 12 100 ,0

Nhận xét:

- Do điều kiện hóa bằng hóa chất liều cao nên triệu chứng nôn - buồn nôn gặp ở tất cả các người bệnh, gặp nhiều nhất là mức độ I-II có 10/12 người bệnh, chiếm tỷ lệ 83,3%, mức độ nặng (độ III - IV) chiếm tỷ lệ 2/12 (16,7%).

- Tổng số có 10/12 người bệnh bị tiêu chảy, trong đó có 6/12 người bệnh bị tiêu chảy ở độ I - II và 4/12 là tiêu chảy độ III- IV. Có 2/12 người bệnh là không có triệu chứng tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 16,7%.

b. Tác dụng không mong muốn trên hệ tạo máu

Bảng 3.20. Độc tính của phác đồ điều kiện hóa đối với hệ tạo máu (n =12) Chỉ số

Độ

Giảm số lượng bạch

cầu

Giảm số lượng bạch cầu trung tính

Giảm nồng độ Hemoglobin

Giảm số lượng tiểu

cầu

n % n % n % n %

Độ 0,I,II 0 0 0 0 0 0 0 0

Độ III 0 0 0 0 10/12 83,3 0 0

Độ IV 12/12 100 12/12 100 2/12 16,7 12/12 100

Tổng số 12 100 12 100 12 100 12 100

Nhận xét:

Hóa trị liều cao trước GTBG nhằm mục đích diệt tối đa tế bào ung thư, nhưng cũng diệt cả tế bào lành (diệt tủy). Vì vậy, tất cả các người bệnh sau GTBG đều có giảm số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính, tiểu cầu mức độ IV kéo dài. 10/12 người bệnh giảm Hemoglobin độ III, có 2 người bệnh giảm mức độ IV

c. Tác dụng không mong muốn trên gan, thận

Bảng 3.21. Độc tính với chức năng gan và chức năng thận (n=12) Chỉ số

Độ

Tăng Ure Tăng Creatinin Tăng AST Tăng ALT

n % n % n % n %

Độ 0 10/12 83,3 10/12 83,3 7 58,3 7 58,3

Độ I 2/12 16,7 2/12 16,7 5 41,7 5 41,7

II, III, IV 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Tổng số 12 100,0 12 100,0 12 100,0 12 100 ,0 Nhận xét:

- Điều kiện hóa bằng hóa trị liệu liều cao nhưng ít ảnh hưởng tới chức năng gan và thận. Cụ thể là, có 10/12 người bệnh không tăng ure/creatinin, chỉ gặp 2/12 người bệnh có tăng ure/creatinin độ I.

- 7/12 người bệnh không tăng AST/ALT, còn lại 5/12, chiếm tỷ lệ 41,7%

tăng AST/ALT ở độ I. Không gặp người bệnh nào ảnh hưởng đến chức năng gan, thận độ II trở lên.

d. Tình trạng nhiễm trùng trong quá tình GTBG tạo máu

Nhiễm trùng sau ghép tế bào gốc là biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tình trạng nhiễm trùng của nhóm người bệnh GTBG được trình bày ở biểu đồ 3.8.

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ người bệnh có nhiễm trùng

Nhận xét:

- Mặc dù bệnh nhân nằm trong phòng vô trùng có áp lực dương và được chăm sóc đặc biệt nhưng vẫn gặp tỷ lệ người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng là 6/12, chiếm tỷ lệ 50,0% số ca ghép.

- Tất cả người bệnh được sử dụng kháng sinh phối hợp ngay khi có dấu hiệu nhiễm trùng nên không có người bệnh nào tử vong do biến chứng này.

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Trong tài liệu §¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ (Trang 91-96)